Các dòng tiền của hãng và của vốn chủ sở hữu mà chúng ta đã định nghĩa ở trên là dòng tiền sau thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng trước thuế thu nhập cá
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
nhân. Các cổ đông phải trả thuế trên cổ tức và lãi vốn trong khi các trái chủ phải trả thuế trên lãi nhận được.
Một cách khác là các dòng tiền này có thể được xác định trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong trường hợp này, suất chiết khấu được sử dụng phải là suất chiết khấu trước thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.2.2 Cơ cấu của dòng tiền chiết khấu
Để định giá một tài sản, chúng ta phải dự báo dòng tiền kỳ vọng trong suốt thời gian hoạt động của tài sản đó. Việc dự báo này có thể trở nên không đơn giản khi chúng ta định giá một công ty cổ phần đại chúng, mà chí ít trên lý thuyết có thể có một thời gian hoạt động bất tận. Trong các mô hình dòng tiền chiết khấu (DCF), chúng ta thường giải bài toán này bằng cách ước lượng dòng tiền trong một thời đoạn (thường được xác định là một thời đoạn tăng trưởng bất thường) và một giá trị kết thúc (terminal value – TV) vào cuối thời đoạn đó. Việc ước lượng giá trị kết thúc trong một mô hình dòng tiền chiết khấu dựa trên giả định là dòng tiền sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng ổn định có thể duy trì mãi mãi sau năm kết thúc thời đoạn đó. Nói khái quát, giá trị của một doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng trưởng bất thường trong n năm có thể được tính bằng
Giá trị doanh nghiệp =
1t n t n t = = ∑ Dòng tiền kỳ vọng(1 + k)t + Giá trị kết thúc(1 + k)n n
Có ba thành phần trong việc dự báo dòng tiền. Thứ nhất là xác định độ dài của thời đoạn tăng trưởng bất thường (các doanh nghiệp khác nhau sẽ có những thời đoạn tăng trưởng khác nhau tùy thuộc vào việc họ đang ở vào đoạn nào trong vòng đời doanh nghiệp và tình trạng cạnh tranh mà họ đang phải đối mặt). Thứ hai là ước lượng dòng tiền trong thời đoạn tăng trưởng bất thường (bằng cách sử dụng các thước đo về dòng tiền tự do). Thứ ba là tính giá trị kết thúc (dựa vào diễn tiến dòng tiền dự kiến sau năm kết thúc thời đoạn).