Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
* Bước 1: Định giá các doanh nghiệp
Định giá các doanh nghiệp liên quan đến việc mua bán, sáp nhập một cách độc lập bằng cách chiết khấu dòng tiền kỳ vọng của từng hãng với chi phí vốn trung bình của hãng đó. (Status Quo Valuation)
Kết thúc bước 1, ta thu được
V(A): Giá trị của hãng chào mua trước mua lại V(T): Giá trị của hãng mục tiêu trước mua lại Với: A là hãng chào mua, T là hãng mục tiêu
* Bước 2: Định giá quyền kiểm soát hãng mục tiêu T (nếu có)
Chuyển tác động của quyền kiểm soát vào các đầu vào của quá trình định giá thu được V(T, được quản lý tối ưu)
V(Quyền kiểm soát) = V(T, được quản lý tối ưu) – V(T)
* Bước 3: Ước lượng giá trị của hãng hợp nhất, với không giá trị gia tăng
Ước lượng giá trị của hãng hợp nhất, với không giá trị gia tăng, bằng cách cộng giá trị của từng hãng đã thu được ở bước 1 và 2.
Giá trị của hãng hợp nhất với không giá trị gia tăng như sau V(AT, không giá trị gia tăng) = V(T, được quản lý tối ưu) + V(A)
* Bước 4: Ước lượng giá trị gia tăng
Chuyển tác động của giá trị gia tăng vào tốc độ tăng trưởng kỳ vọng và dòng tiền. Sau đó định giá lại hãng hợp nhất với sự có mặt của giá trị gia tăng. Sai khác giữa giá trị của hãng hợp nhất với giá trị gia tăng và giá trị của hãng hợp nhất không có giá trị gia tăng cho ta ước lượng của giá trị gia tăng.
V(Giá trị gia tăng) = V(AT, có giá trị gia tăng) – V(AT, không giá trị gia tăng)
* Bước 5: Thiết lập tỉ lệ trao đổi
Giá trị lớn nhất một cổ phần của T = (Giá trị T – Nợ)/Số lượng cổ phiếu T lưu hành
= [V(T) + V(Quyền kiểm soát) + V(Giá trị gia tăng) – Nợ]/Số lượng cổ phiếu lxxxvi
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
T lưu hành
Giá trị một cổ phần A = (V(A) – Nợ)/Số lượng cổ phiếu A lưu hành
Tỉ lệ trao đổiA, T = Giá trị lớn nhất một cổ phần của T/Giá trị một cổ phần A
CHƯƠNG 3