d. Thiết lập tỉ lệ trao đổi (Exchange Ratio)
3.3.1.2 Phương pháp AP
Trong phương pháp APV, giá trị của doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy đạt được bằng cách cộng thêm giá trị ảnh hưởng ròng của nợ vào giá trị doanh nghiệp không có đòn cân nợ. Trong phương pháp chi phí vốn, ảnh hưởng của đòn bẩy được chỉ ra trong chi phí vốn với lợi ích từ lá chắn thuế được hàm chứa trong chi phí nợ sau thuế và chi phí phá sản được phản ánh trong beta có đòn bẩy và chi phí nợ trước thuế.
Hai phương pháp này không cần thiết phải cho cùng một giá trị. Lí do đầu tiên cho sự khác biệt này là các mô hình xem xét chi phí phá sản rất khác nhau. Phương pháp APV tạo ra sự linh hoạt hơn cho phép bạn xem xét các chi phí phá sản không trực tiếp. Tới một mức độ nào đó mà những chi phí này không được phản ánh hoặc phản ánh không tương xứng trong chi phí nợ trước thuế thì phương pháp APV sẽ cho kết quả ước lượng hợp lý hơn. Lý do thứ hai là phương pháp APV xem xét lợi
Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân
ích thuế từ khoản nợ hiện tại. Trong khi đó, phương pháp chi phí vốn ước lượng lợi ích thuế từ mức độ đòn bẩy (việc có thể khiến doanh nghiệp phải tăng lượng vay nợ trong tương lai).
Như vậy, việc sử dụng giá trị nợ hiện tại làm cho phương pháp APV có thể hợp lý hơn nhưng hạn chế cơ bản của APV nằm ở những khó khăn liên quan đến việc ước lượng chi phí phá sản kỳ vọng. Điều này càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam vẫn thiếu các cơ quan xếp hạng doanh nghiệp chuyên nghiệp.