Mô hình tương đố

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 119)

d. Thiết lập tỉ lệ trao đổi (Exchange Ratio)

3.3.3 Mô hình tương đố

Mô hình tương đối hiện nay đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới. Một cuộc điều tra về 550 bản báo cáo nghiên cứu vốn cổ phần ở Mỹ năm 2001 cho thấy mô hình tương đối được sử dụng gấp 10 lần mô hình DCF. Có thể chỉ ra các lý do cho sự phổ biến của các hệ số như sau

- Nó tiết kiệm thời gian và các nguồn lực hơn mô hình DCF: Mô hình DCF yêu cầu nhiều thông tin hơn mô hình tương đối một cách đáng kể. Với những nhà nghiên cứu phải đối mặt với việc hạn chế thời gian và giới hạn trong khả năng tiếp cận thông tin thì mô hình tương đối đưa ra một sự thay thế đáng để thực hiện.

- Nó dễ dàng hơn trong việc tư vấn: Trong nhiều trường hợp, các nhà phân tích hay các nhân viên giao dịch sử dụng kết quả định giá để bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư và những người quản lý danh mục. Sử dụng mô hình tương đối sẽ dễ dàng tư

Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

vấn hơn là mô hình DCF. Mô hình DCF có thể khó khăn trong việc giải thích cho các khách hàng, đặc biệt khi phải làm việc trong điều kiện giới hạn thời gian (như giao dịch qua điện thoại).

- Nó dễ dàng trong việc bảo vệ: Các nhà phân tích luôn phải đối mặt với việc phải bảo vệ các giả định thực hiện trong quá trình định giá trước cấp trên, các đồng nghiệp hay khách hàng. Mô hình DCF với hàng loạt các giả định trở nên khó bảo vệ hơn so với mô hình tương đối mà giá trị được sử dụng cho các hệ số thường nhận được từ cái mà thị trường đang trả cho các hãng tương tự.

- Diễn biến thị trường: Mô hình tương đối chắc chắn hơn nhiều khi phản ánh tình hình hiện tại của thị trường vì nó cố gắng đo lường giá trị tương đối chứ không phải giá trị nội tại. Thực tế, theo định nghĩa, mô hình tương đối nói chung sẽ cho giá trị gần với mức giá thị trường hơn mô hình DCF.

Sức mạnh của mô hình tương đối cũng chính là những điểm yếu của nó. Trước hết, việc không ràng buộc trong sự lựa chọn các hệ số và nhóm các công ty so sánh có thể tạo ra ước lượng giá trị không phù hợp khi mà các biến quan trọng như rủi ro, sự tăng trưởng hay dòng tiền tiềm năng bị bỏ qua. Thứ hai, quan điểm các hệ số phản ánh tình hình thị trường cũng ngụ ý rằng việc sử dụng mô hình tương đối để ước lượng giá trị của một tài sản có thể tạo ra giá trị quá cao khi mà thị trường đang định giá cao các hãng so sánh và ngược lại. Thứ ba, trong khi luôn có những xu hướng hay quan điểm chủ quan trong bất cứ sự định giá nào, việc thiếu tính rõ ràng trong các giả định cơ sở của mô hình tương đối có thể đặc biệt ảnh hưởng đến sự vận dụng. Một nhà phân tích được phép lựa chọn hệ số và các hãng so sánh có thể đảm bảo rằng bất cứ giá trị định giá nào cũng có thể bào chữa hay thanh minh.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc áp dụng mô hình so sánh có những trở ngại nhất định. Quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ nên việc tìm kiếm các công ty có thể so sánh bị hạn chế, thậm chí là không có. Hệ quả là không thể thực hiện các phân tích thống kê (điều rất hữu ích trong quá trình sử dụng hệ số). Mặt khác, tiêu chuẩn để phân loại các công ty không được quy định thống nhất cản trở việc xây dựng cơ sở dữ liệu về ngành.

Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w