Mô hình OPM

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 118)

d. Thiết lập tỉ lệ trao đổi (Exchange Ratio)

3.3.2Mô hình OPM

Mô hình OPM là mô hình dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian vì nó đòi hỏi ít thông tin trong quá trình định giá. Những hạn chế về mặt công bố thông tin trong các báo cáo tài chính không khiến cho việc định giá theo OPM không thể thực hiện. Vì OPM chỉ đòi hỏi tối thiểu các đầu vào: lợi nhuận sau thuế, chi phí lãi vay, giá trị tổng tài sản, giá trị nợ. Đây là các dữ liệu có thể tiếp cận dễ dàng thậm chí chỉ bằng

Luận văn tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân

bản cáo bạch.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình OPM cũng cần lưu ý đến một số điểm sau - Chuỗi số liệu không đủ dài có thể khiến cho giá trị ước lượng về độ biến động của lợi nhuận trên tổng tài sản không đáng tin cậy. Khi đó, cần thực hiện những sự hiệu chỉnh cần thiết như sử dụng σ theo dữ liệu giao dịch hay σ theo ngành.

- Giá trị V theo lý thuyết là giá trị thị trường của tài sản doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp lần đầu phát hành ra công chúng, việc có được giá trị này là hầu như không khả thi. Do đó, trong thực tế, V thường là giá trị sổ sách của tài sản doanh nghiệp.

Điểm hay của mô hình OPM không phải là giá trị S hay B mà ta thu được mà nó nằm ở tương quan giữa hai giá trị. Hay nói cách khác, mô hình OPM đưa ra cho chúng ta cách nhìn nhận về cơ cấu B/S của doanh nghiệp trong dài hạn. Sự hình dung về cơ cấu tối ưu của doanh nghiệp giúp cho các nhà quản trị có quyết định về sự đối ứng giữa B và S một cách đúng đắn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thu được lợi ích nhờ việc tăng nợ mà không làm cho doanh nghiệp bị áp lực bởi rủi ro tăng thêm.

Một phần của tài liệu Lựa chọn các mô hình định giá doanh nghiệp ứng dụng trên thị trường tài chính Việt Nam (Trang 118)