5.1.1 Giảm chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí của công ty. Do đó cần có những biện pháp nhằm tối ƣa hóa chi phí này.
+ Phải chủ động đƣợc nguồn cung ứng các vật liệu nhƣ xi măng, cát, đá…có thể công ty mới bớt phụ thuộc vào một nhà cung ứng nào, sẽ tạo điều kiện vững chắc không bị rủi ro cho công ty. Phải tìm hiểu thông tin về các nhà cung ứng cho công ty, lựa chọn những nguyên vật liệu phù hợp cho từng loại công trình để chống lãng phí. Phải nắm bắt giá cả biến động của các nguyên vật liệu này để công ty có thể chủ động tìm các nguyên vật liệu thay thế rẻ hơn để giảm chi phí.
+ Phải sử dụng nguyên vật liệu thật hiệu quả, bởi vì đây là các nguyên vật liệu phục vụ cho xây dựng nên chất lƣợng phải đựơc đảm bảo, tránh hƣ hại. Nếu làm tốt công tác này thì công ty sẽ tiết kiệm đựoc khoản chi phí thất thoát nguyên vật liệu vì không phải bù trù vào phần thất thoát đó.
+ Không nên để nguyên vật liệu tồn kho quá lâu trong công ty, dẫn đến chi phí phát sinh sẽ cao. Ta thấy hàng tồn kho của công ty đang có xu hƣớng tăng rất nhanh, nếu nhƣ năm 2011 thì công ty quản lý rất tốt không để hàng bị tồn kho, thì đến năm 2012 hàng tồn kho của công ty là 5.691.813 ngàn đồng, đến năm 2013 tăng lên 24.468.059 ngàn đồng.Do đó công ty nên lập kế hoạch
80
cung ứng nguyên vật liệu kịp thời cho các công trình, qua đó có thể hạn chế chi phí bảo quản trong kho của công ty.
+ Công tác kiểm tra chất lƣợng nguyên vật liệu phải đựơc công ty thực hiện triệt để, tránh truờng hợp khi đƣa vào sử dụng mới phát hiện kém chất lựơng, gây tốn kém cho công ty.
- Một khoản chi phí quan trọng của công ty là chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào các công trình xây dựng. Do công ty khi thi công công trình thƣờng sử dụng, thuê mƣớn những công nhân bên ngoài nên có thể những công nhân đó không có kinh nghiệm, họ chỉ làm việc lâu chứ đôi khi chƣa tiếp xúc với các công trình mới, chính vì thế công ty sẽ phát sinh chi phí thêm để mƣớn những ngƣời thợ lành nghề khác. Do đó cần phải có biện pháp hiệu quả để giảm chi phí nhân công đến mức thấp nhất:
+ Công ty nên có những kế hoạch đào tạo cho công nhân có tay nghề, có những hỗ trợ tƣơng thích với những đóng góp của công nhân. Có nhƣ thế công nhân mới yên tâm gắng bó với công ty, và công ty cũng không phải tốn kém chi phí tìm những ngƣời có tay nghề khi thi công các công trình.
+ Thông thƣờng công ty phải trả lƣong cho công nhân theo ngày làm việc của họ. Nhƣng nhƣ vậy sẽ có điểm bất lợi khi có những điều kiện bất khả kháng nhƣ thời tiết xấu công trình không thể thi công đựơc nhƣng tiền lƣơng vẫn phải trả cho công nhân, trả lƣơng nhƣ vậy sẽ làm chi phí sản xuất nhiều hơn, hơn nữa việc làm theo ngày sẽ khiến các công nhân làm việc với năng suất thấp hơn. Do đó để tránh trƣờng hợp này, công ty nên giao khoán công việc cho một nhóm ngừơi nào đó, từ đó sẽ hạn chế đựoc các chi phí phát sinh khác, giúp công ty giảm đựơc chi phí nhân công.
- Chi phí sản xuất chung cũng cần phải đựơc công ty chú trọng để giảm gánh nặng chi phí. Trong những năm trở lại đây thì việc xăng dầu tăng giá là một nguyên nhân làm cho công ty phải chịu nhiều chi phí. Do đó công ty nên có kế hoạch để giảm chi phí vận chuyển đi lại bằng cách : Công ty có thể mua nguyên vật liệu nơi thi công công trình để giảm chi phí, nên trang bị thêm nhiều xe vận chuyển để có thể đáp ứng kinh doanh kâu dài cho công ty.
+ Công ty cần có những cán bộ đi kiểm tra chất lƣợng thuờng xuyên, kịp thời phát hiện những lỗi kĩ thuật để sữa chữa, làm giảm chi phí sản xuất.
- Ta thấy chi phí tài chính năm 2011 của công ty là cực kì lớn, mặc dù chi phí đó không phải phát sinh trực tiếp từ công ty. Do đó để tránh gặp phải vấn đề về chi phí tài chính nhƣ năm 2011 thì công ty nên kêu gọi thêm đầu tƣ
81
để tăng cƣờng nguồn vốn kinh doanh, có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có nhƣ thế thì chi phí tài chính sẽ giảm rất nhiều
- Hằng năm trong bảng chi phí của công ty luôn phát sinh chi phí khác không mong muốn của công ty, và loại chi phí này cũng tƣơng đối, gây thêm nhiều khó khăn cho công ty. Do đó việc làm của công ty trong những năm tiếp theo là phải giảm những chi phí phát sinh không mong muốn. công ty nên có kế hoạch tổ chức các sự kiện, hội họp một cách hiệu quả, có định kì truớc, nếu tổ chức bất thừong sẽ phát sinh nhiều chi phí đi kèm. Bên cạnh đó công tác hành chính của công ty phải thực hiện nghiêm túc, tránh vi phạm các hợp đồng kinh doanh gây ra nhiều chi phí đền bù không mong muốn, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ…
- Về vấn đề quản lí doanh nghiệp, công ty nên hạn chế việc các nhân viên sử dụng điện thoại công để đáp ứng nhu cầu riêng, công ty cần có những biện pháp tiết kiệm điện nữoc nhƣ đã làm trong những năm qua để giảm chi phí. Cần có chế độ lƣơng thƣởng hợp lí cho nhân viên, tránh để tuột mắc tài năng và phải tốn chi phí đào tại lại.
5.1.2 Tăng doanh thu
Doanh thu là yếu tố cấu thành nên lợi nhuận của công ty, cùng với chi phí thì làm cách nào có đƣợc hiệu quả tối ƣu cho doanh thu là một điều cần thiết cho công ty. Qua phân tích doanh thu của công ty trong 3 năm vừa qua, ta nhận thấy doanh thu phụ thuộc chủ yếu vào khối lƣợng, số lƣợng các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó còn là giá bán nƣớc đá, giá nhận thầu thi công. Các nguyên nhân bên trong và bên ngoài của công ty. Do đó để có thể đạt hiệu quả cho doanh thu thì cần phải thực hiện tốt các công việc sau:
- Phải củng cố và duy trì thị trƣờng hiện tại và mở rộng việc kinh doanh của mình ở những nơi khác.
- Giá bán là một phần ảnh hƣởng đến doanh thu, do đó cần phải nâng cao chất lƣợng, hoạt động có hiệu quả, giữ đƣợc lòng tin với khách hàng mới có thể có những giá nhận thầu cao.
-Phải hoạt động tài chính cho thật hiệu quả, chỉ đầu từ vào các lĩnh vực tài chính thế mạnh của công ty nhƣ bất động sản…Nhƣ thế mới có thể giúp doanh thu của công ty tăng lên.
-Số lƣợng các công trình thực hiện là một yếu tố ảnh hƣởng cực lớn đến doanh thu. Do đó việc làm trƣớc mắt của công ty là phải có đƣợc sự quảng bá hình ảnh của mình bằng các biện pháp marketing hiệu quả, giúp các khách hàng nhận biết đƣợc hình ảnh của công ty. Qua đó chắc chắn rằng số lƣợng công trình thực hiện sẽ tăng lên đáng kể.
82
-Ở lĩnh vực sản xuất nƣớc đá mặc dù doanh thu qua các năm không cao nhƣng vẫn đóng góp vào doanh thu chung cho công ty. Muốn doanh thu của lĩnh vực này tăng thì cần phải đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm của mình, bởi vì nƣớc đã là một sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của công ty. Do đó việc phát triển của lĩnh vực này càn đƣợc chú trọng ở số lƣợng bán ra, khách hàng ngày càng nhiều do nhu cầu ngày càng cao, công ty không nên tăng giá bán nhƣ trong thời gian qua mà nên tìm thêm những khách hàng mới, mở rộng sản xuất kinh doanh.
83
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng phát triển Hậu Giang – Quý Hải ta rút ra đƣợc một số kết luận sau:
- Hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm vừa qua có bƣớc tăng trƣởng tốt, doanh thu tăng liên tục qua 3 năm, tốc độ tăng trƣởng của doanh thu rất nhanh, kéo theo sự tăng trƣởng nhanh của lợi nhuận. Ở lĩnh vực thi công xây dựng, một lĩnh vực hoạt động chính của công ty, ta nhận thấy qua các năm có lúc thực hiện số công trình thi công nhiều, có lúc ít nhƣng nhìn chung giá nhận thầu trung bình luôn tăng theo thời gian, do đó có thể nói uy tín của công ty đang ngày càng đƣợc nâng cao hơn với khách hàng. Lĩnh vực cung cấp dịch vụ tƣ vấn phát triển rất tốt khi qua các năm thì cả số dịch vụ lẫn giá nhận thầu đều tăng, do dó đây sẽ là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa cho công ty trong những năm tiếp theo. Lĩnh vực sản xuất nƣớc đá biến động không đều, có năm lợi nhuận cao, có năm lợi nhuận thấp, tuy nhiên nhìn chung lĩnh vực này mang lại lợi nhuận cho công ty không cao, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu lợi nhuận của công ty.
-Bên cạnh đó thì chi phí hoạt động của công ty tăng với tốc độ rất nhanh là một việc đáng để cho công ty lƣu tâm. Dẫu biết khi mở rộng hoạt động kinh doanh thì doanh thu tăng, chi phí tăng là chuyện bình thƣờng, tuy nhiên việc giá vốn hàng bán của công ty tăng rất nhanh qua các năm và ảnh hƣởng rất lớn đến lợi nhuận cuối cùng của công ty. Công ty đã có hiệu quả khi kiềm chế đƣợc sự phát sinh của chi phí hoạt động tài chính, và khoản mục chi phí này ngày càng nhỏ, cho thấy hiệu quả tiết kiệm trong chi phí tài chính của công ty. Ban lãnh đạo công ty đã quản lí tốt việc hoạt động kinh doanh của công ty, bằng chứng là chi phí quản lí doanh nghiệp qua các năm không chênh lệch là mấy trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay là một điều bất ngờ, nhƣng nó cũng là một tín hiệu tốt cho công ty trong tƣơng lai
-Lợi nhuận của công ty tăng nhanh qua 3 năm và chịu nhiều ảnh hƣởng của các nhân tố khác nhau. Ta thấy ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của mình thì hầu nhƣ giá vốn của các lĩnh vực đều tăng, ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận, tuy nhiên giá bán và giá nhận thầu thì công cũng tăng qua các năm, lợi nhuận của công ty đang chịu sự ảnh hƣởng rất lớn từ chi phí và doanh thu, mà chi phí là do chịu sự ảnh hƣởng của giá vốn, doanh thu chịu sự ảnh hƣởng của giá bán, do đó vấn đề của công ty là phải làm cách nào giảm chi phí giá vốn và có
84
thể tăng giá bán ra bên ngoài, nếu làm đƣợc điều đó thì lợi nhuận của công ty sẽ tăng manh hơn rất nhiều.
-Về vấn đề tài chính, công ty đang sử dụng tài sản cố định rất tốt, qua việc phân tích hệ số vòng quay tài sản cố định. Tuy nhiên nếu ta xét tổng quan thì công ty chƣa thật sự hiệu quả khi các hệ số vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản lƣu động và ROA của công ty không đƣợc tốt cho lắm.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với công ty
Trong nền kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các công ty với nhau ngày càng diễn ra sâu sắc. Trong thời gian thực tập tại công ty, tác giả nhận thấy một số vƣớng mắc trong công ty nên có đƣa ra một số kiến nghị để giải quyết các vƣớng mắc đó nhƣ sau:
- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không lớn, do đó yêu cầu cấp thiết là phải kêu gọi đầu tƣ hơn nữa trong những năm tiếp theo.
- Các hoạt động tài chính của công ty luôn bị lỗ qua các năm, do đó công ty cần phải kiểm tra thật kĩ những lĩnh vực tài chính mà mình đầu tƣ vào, tránh gây tốn kém chi phí cho công ty.
- Công ty nên có một đội ngũ marketing thật sự, bởi trong thời buổi hiện nay việc quảng bá thƣơng hiệu của công ty là một điều hết sức cần thiết và nếu có đội ngũ này thì công ty sẽ đạt đƣợc kết quả cao hơn nữa.
- Giữ uy tín tuyệt đối với khách hàng, tránh làm mất lòng tin nơi khách hàng, hoạt động của công ty là lĩnh vực xây dựng, do đó có đƣợc sự tín nhiệm của mọ ngƣời sẽ mang lại hiệu quả cao cho công ty.
- Công ty nên mở rộng thị trƣờng ở các tỉnh khác trong khu vực, có thế mới có thể cạnh tranh với các công ty khác.
- Công ty nên chú trọng vào việc tiết kiệm chi phí hoạt động của mình, điều này có thể thực hiện dễ dàng nếu tập thể nhân viên của công ty đồng lòng.
- Phải có những chuyên gia về thẩm định, giám sát các công trình xây dƣng, nhƣ vậy đề phòng rủi ro cho công ty khi nhận thầu.
- Yếu tố chất lƣợng là một điều thành bại của tất cả các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng này, do đó phải thƣờng xuyên tổ chức các buổi rèn luyện tay nghề cho nhân viên, giúp họ nâng cao tay nghề.
85
6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng
- Việc thi công xây dựng công trình cần phải đƣợc thực hiện nhanh, không gặp khó khăn, trở ngại thì mới có thể có đƣợc hiệu quả. Do đó yêu cầu cấp thiết đối với chính quyền địa phƣơng là phải có khuôn khổ pháp lí rõ ràng, tránh gây khó khăn cho công ty khi thi công, giải phóng mặt bằng, đền bù…
- Cần có chế độ ƣu đãi cho những công ty xây dựng giống nhƣ công ty, bởi lẽ trong thời điểm này viêc ngành xây dựng đang gặp rất nhiều khó khăn. Do đó cần có những chính sách hỗ trợ cho công ty nhƣ: giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, ƣu tiên các hoạt động của công ty…
- Tăng cƣờng kiểm tra, cấp giấy phép xây dựng kịp thời cho công ty. - Hoạt động của công ty rất cần nguồn vốn vay từ các ngân hàng, do đó nếu có thể thì nên tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay khi cần thiết.
- Có những chính sách giúp doanh nghiệp hạn chế việc giá các loại vật tƣ quá cao, gây khó khăn không chỉ cho công ty mà còn cho các doanh nghiệp khác. Chính quyền địa phƣơng nên kiềm chế giá cả tăng quá mức nhƣ vậy có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Tấn Bình, 2003. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh : nhà xuất bản thống kê.
Gs-TS Võ Thanh Thu và Ngô Thị Hải Xuân, 2006. Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh : nhà xuất bản lao động xã hội.
Phạm Văn Dƣợc, 2007. Phân tích hoạt động kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh : nhà xuất bản thống kể.
Bùi Văn Trịnh, 2010. Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh. Đại Học Cần Thơ.
Ngô Hải Sơn, 2011. phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng thương mại Âu Cơ. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ.
Bùi Thị Thanh Lan, 2009. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh DNTT Toàn Thịnh 2006-2008. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ.
Thái Hồ Diệu Hiền, 2010. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang AnGiMex. Luận văn cử nhân kinh tế. Đại học Cần Thơ.
Công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng phát triển Hậu Giang – Qúy Hải, 2011.