3.2.2.1. Giọng điệu khách quan
Truyện ngắn của Tô Hoài phần lớn đều thể hiện giọng điệu khách quan. Chủ yếu tác giả chọn ngôi kể thứ ba, kể khách quan lại chuyện người ở quê hương mình như một người đứng ngoài cuộc. Kể về những thói xấu, cái nghèo, cái đói của làng quê, Tô Hoài kìm nén cảm xúc, kể như mạch đập của cuộc sống
đang diễn ra quanh mình.
Trong Lụa, chuyện tình của Nguyên và Lụa tha thiết như vậy nhưng cuối cùng vẫn họ đành phải chia tay nhau. Phần cuối truyện tác giả buông một câu lạnh lùng: “Tháng chạp năm ấy, cô Lụa lấy chồng người bên làng Phú Gia. Sang tháng hai, Nguyên cũng lấy vợ, người xóm dưới, cùng làng. Không ai nghĩ đến chuyện đi đâu. Vào Sài Gòng đương xa lăng lắc. Đi tu phải cạo đầu trọc mà cũng khổ lắm. Những lời quả quyết kia cả hai người cũng đã quên.” [ 1, tr 162]. Tô Hoài không hề miêu tả tâm lí của họ. Liệu Nguyên và Lụa có đau khổ
không? Họ có băn khoăn gì khi phải quyết định như vậy. Tô Hoài hoàn toàn chỉ
kể lại sự việc. Tự bản thân những hành động của họ đã tố cáo họ. Tình yêu ấy cũng chẳng có gì là sâu sắc. Họ cũng nhanh chóng quên đi để lại tiếp tục hoà nhịp cuộc sống. Khi miêu tả về cái chết, các tác giả thường gây cho bạn đọc một nỗi ám ảnh, ghê rợn, hoặc sựđau thương trong lòng. Nhưng Tô Hoài vẫn kể nhẩn nha, lạnh lùng, kể chi tiết, tỉ mỉ. Đêm gác rừng kể lại câu chuyện anh Muh, một người gác rừng chứng kiến ba kẻđánh bạc trên sông đánh giết lẫn nhau: “Một bàn tay chắn chắc, nổi cuồn cuộn, vòng chặt lấy một chét cổ. Ở cái cổ, gân cũng dồn lên. Hai cái mắt nổi lục lạc. Hai mắt của gã bóp cổ cũng lồi ra. Ánh đèn quắc vào,
có lẽ ghê rợn như một cảnh hành hình dưới địa ngụ. Đến hắn nọ mới giơ một tay lên. Trong bàn tay ấy có một hào bạc giấy. Người này giựt vội lấy, và nới lỏng bàn tay bóp cổ ra. Gã nọ lồm cồm bò dậy. Bất thình lình gã đấm cho kẻđịch một quả vào mặt. Nhưng gã này tránh được. Trong khi ấy, hắn đạp cho gã kia một
đạp, bắn tọt ngay xuống sông. Một tiếng ùm vang lên. Sóng đánh óp ép vào mạn thuyền, rồi im hẳn. Nhưng nghe có tiếng quào quào vào gỗ, như một người đương níu, trèo lên” [1, tr 188]. Ngay cả Muh là người chứng kiến cảnh tượng rùng rợn
ấy. Tác giả không hề miêu tả tâm lí của Muh, nỗi sợ hãi trong lòng hay tiếc thương kẻ xấu số. Với Muh chỉ có thắc mắc liệu ngày mai cái xác có nổi lên hay không, hay lại chuyện ma rừng hiện lên đánh bạc nhưng chả lẽ ma rừng lai tranh nhau một hào bạc giấy. Cũng như vậy, trong Khách nợ, tác giả miêu tả cái chết vì chó dại của lái Khế: “Lúc mụ vềđến nhà thì lão lái Khế đã không còn là lão lái Khế. Lão mê rồi. Quần áo, lão xé toang, không cò dính một mảnh vải vào người. Lão không biết rét. Mụ vợ lão đi vào, lão chồm ngay lên. Mụ chạy tụt ra. Vồ trượt vợ, lão ta ngã lăn như một quả dừa rụng” [1, tr 280]. Tâm trạng vợ con lái Khế như thế nào. Hầu như tác giả không hề đề cập đến. Trước mắt người
đọc, hình ảnh một lái Khếđang điên cuồng vì bệnh dại. Câu chuyện này khiến ta chợt nghĩ đến Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, tác giả cũng miêu tả cái chết của lão Hạc vì bả chó: “Lão Hạc đang vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sóc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ mới chết” [36, tr 77]. Cả Tô Hoài và Nam Cao đều miêu tả hai cái chết thật dữ dội. Nhưng kết thúc của bi kịch ấy lại rất khác nhau. Trong Khách nợ, Tô Hoài viết: “Đám ma lái khế, bốn người khiêng cái hòm ra tha ma sau làng. Theo sau quan tài, vợ lão khóc tỉ, thằng con lếch thếch đi bên cạnh mẹ. Bố nó cao lớn thế mà nó lại gầy đét như chiếc que tăm”. [1, tr 281]. Nam Cao lại viết: “Lão con Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi trai lão trở về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một
sào...” [1, tr 288]. Rõ ràng, so với Nam Cao trong đoạn truyện này, Tô Hoài kể
bằng giọng dửng dưng lạnh lùng hơn. Tuy vậy, một nỗi chua xót vẫn tự nhiên dâng ngập trong lòng người đọc. Lái Khế hung hăng hốc hách là thế cuối cùng cũng phải chết thảm, lão chết vợ con lão sẽ ra sao... Đời con lão chắc cũng chẳng khá hơn gì đời lão.
Như vậy, Tô Hoài kể với giọng điệu khách quan vì ông không thiên về
miêu tả nội tâm cảm xúc của nhân vật, chỉđặc tả những nét ngoại hình cử chỉ, hành
động của nhân vật để qua đó người đọc tự hình dung, tưởng tượng về nhân vật. Bên cạnh đó, tác giả kìm nén những cảm xúc chủ quan kể lại câu chuyện như những gì vốn xảy ra ở thực tế khách quan. Không chỉ viết văn khách quan, nghiêm túc, giọng văn Tô Hoài còn thể hiện sự hài hước, dí dỏm trong các trang viết.
3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, dí dỏm
Giọng điệu ở mỗi tác phẩm có sự khác nhau về sắc thái nhưng nhìn chung Tô Hoài có chất giọng mang bản sắc riêng. Giọng khách quan, dí dỏm pha chút mỉa mai tinh quái là chất giọng chủđạo. Từ điểm nhìn khách quan, nhà văn mô tả những sự việc, nhưng qua những dòng miêu tả nhận xét, nhà văn bộc lộ sự dí dỏm của mình. Mở đầu truyện Chớp bể mưa nguồn dựng lại cảnh bà Móm đi tự
tử. Thực ra bà Móm giả bộ tự tửđể dọa con trai và con dâu mình. Thông thường khi người ta rơi vào tình cảnh phải đi tự tử là lúc họ rất tuyệt vọng bế tắc, làm cách ấy để giải thoát khỏi cuộc sống hiện tại. Vì lẽ ấy, họ thường làm việc này một cách lặng lẽ không để ai hay biết. Nhưng ngược lại bà Móm lại cố tình làm
ầm lên để cả làng cả xóm biết việc bà đang đi tự tử. Vì vậy mà việc tự tử của bà Móm thật hài hước. Chẳng biết có một điều gì bực dọc, bà Móm giận con trai và nàng dâu. Không giận vừa vừa, mà lại giận quá. Thế là cơn tức bừng bừng lên. Bà xắn hai mép váy, xăm xăm chạy ra ngoài ao giếng. Bà la vang cho bốn bên hàng xóm và cho vợ chống thằng cả Mí biết rằng bà đương đi đầm đầu xuống ao
đây. Không có ai ra can bà. Vậy bà nhảy phóc xuống ao thực. Đánh ùm một cái. Rồi bà bíu hai tay vào cái cọc cầu ao. Bà rúc đầu vào giữa bụi cây cúc tần mọc lòa xòa xuống vệ nước. Mồm bà ngoác ra kêu thực to. Kêu không phải vì sặc nước. Không phải để hắt hơi. Bà ngoảc ra kêu thực to. Kêu như có nhà ai cháy ở
trong xóm (…) Ai cũng tưởng bà lão chỉ kêu được có vài câu thì chối cổ, phải lóm ngóp bò lên. Chẳng ngờ họng bà khoẻ quá. Bà lão vẫn kêu rầm. Mãi sau, có người sốt ruột xuống kéo bà lão lên, đưa hộ về nhà. Bà lão liền lên ngay. Ở dưới nước một lúc đã thấy chán. Hành động tự tử của bà Móm rất mau lẹ, nực cười: bà xắn mép váy -> xăm xăm chạy ->nhảy phóc, ùm ->rúc đầu -> kêu to, kêu rầm-> (có người kéo lên) lên ngay vì ở dưới nước thấy chán. Ngay cả việc lí việc bà được cứu lên cũng thật buồn cười: bà kêu to quá, họng khoẻ quá nên ảnh hưởng đến hàng xóm làm người ta sốt ruột đành kéo bà lên, còn bà được dịp là leo lên ngay vì ở dưới thấy chán quá. Để châm biếm, tác giảđã nêu ra hàng loạt những mâu thuẫn: tự tử >< tự lên ngay vì dưới ấy chán quá, tự tử thường âm thầm >< cố tình cho hàng xóm biết, bà lão >< họng khoẻ quá.
Tô Hoài còn lấy sự hài hước dí dỏm để chế giễu cuộc sống của một số
người đều đều buồn tẻ đến mức vô cảm giống như vợ chồng chuột (Truyện Gã chuột bạch) chỉ suốt ngày quanh quẩn vớí ăn, ngủ đánh vòng, ngủ đứng. Tiếng
đánh vòng lóc cóc đều đặn giống tiếng guồng tơ quay. Chúng khá yêu nhau, yêu nhau thần tình. Hai vợ chồng cùng đánh vòng, hai cái vòng quay tít, rộn lên những tiếng đằm thắm. Gã chuột bạch có vẻ mơ mộng thường đứng ngẩn ngơ
trên nóc lồng. Chúng yêu nhau có vẻ đắm say như vậy nhưng vợ gã chết mà gã dường như cũng chẳng biêt, chẳng mảy may động lòng. Cuối truyện, tác giả đã chua thêm một câu “gã cũng không biết là mình goá vợ”, gã “thậm thọt, chạy đi lại nhanh thoăn thoắt...”. Nguyễn Công Hoan dùng tiếng cười trào phúng để đả
kích phê phán những cái xấu xa, giả dối của xã hội phong kiến thực dân. Còn ở
Tô Hoài, tiếng cười nhẹ nhàng hóm hỉnh. Tiếng cười xuất phát từ những thói tật hàng ngày. Tô Hoài lấy giọng điệu nhẹ nhàng dí dỏm khi thì mát mẻ, khi thì mỉa mai làm phương tiện phê phán. Ông bà cả Luỹ [Bóng đè] tất tả lo lắng, tìm đủ
mọi cách để chữa chạy cho mợ Phán “con dâu ngoan” khỏi bị bóng đè, dùng cả đến thuật Mường, thuật Mán, thuật Tầu, lại cả thuật Nhật Bản. Bà đích thân xem bói, sắm sửa đồ vàng mã, mua chuối, mua hoa , đóng oản, thổi xôi, giếng gà… Chỉ yên được một dạo, mợ Phán lại mắc bệnh trở lại. Cuối cùng ông trưởng Lũy phải đích thân kê chõng ngủ ngay cảnh cửa phòng mợ thì đêm đến không thấy tiếng rền rĩ nữa. Khỏi bệnh, vậy mà mợ Phán lại thở dài não nuột “Mợ Phán
buồn gì thế? Mợ khỏi bóng đè rồi kia mà...Người kể nhẹ nhàng kín đáo chỉ
buông ra một câu bâng quơ, tưởng như vô tình nhưng nó lại nặng như một lời buộc tội, như một sự thừa nhận hành động ngoại tình bấy lâu nay của nhân vật mợ. Trước những mặt trái của cuộc sống đời thường, Tô Hoài thể hiện cái nhìn tinh quái giầu chất nhân văn, một giọng điệu dí dỏm nhưng có cái gì xót xa. Nhà văn không thể làm ngơ trước những thói tật, hủ tục của người dân quê: tục tảo hôn, tục đòi nợ, vợ chồng đánh chửi lẫn nhau. Chuyện hôn nhân là một chuyện hệ trọng cảđời. Nhưng dường như với cái Ngói, và cu Phúc còn quá non nớt để
hiểu rõ điều đó [Vợ chồng trẻ con]. Cái Ngói mười hai tuổi, cu Phúc mười tuổi, người ta so hai tuổi hợp thế là người ta hỏi cái Ngói làm vợ cho thằng cu Phúc.
Đám cưới, cô dâu nào cũng vừa vui vừa buồn nhưng không đến mức sợ hãi, khóc như cái Ngói, “nó khóc um lên. Nó gọi bà hương Cải ầm ỹ. Rồi nói chun lại, khiến cho mấy cô kia phải hai tay. Làm như người ta doạ trẻ sắp đem giết thịt nó”. Tiếng khóc ấy không phải của một người trưởng thành, khóc ngậm ngùi từ nay xa cha mẹ, bứơc chân vào nhà chồng, mọi thứ đều xa lạ. Cái Ngói khóc “um lên” là tiếng khóc của một đứa trẻ khi không bằng lòng hay ấm ức vì một việc gì đó. Vì vậy, lòng Ngói nhanh chóng nguôi ngoai khi ngày đầu đám bạn của Ngói là Ngây, Bí, Đào đã đến ngủ cùng, chơi tam cúc. Khác với cái Ngói, cu Phúc còn ngây thơ, hồn nhiên hơn. Nó còn nằm trong đống rơm khi mọi người tất tả chuẩn bị cưới. Đến khi đón dâu, anh chàng còn quên cả giầy. Với cu Phúc “chuyện lấy vợ” dường như là xa lạ. Mọi người cứ làm đám cưới còn cu Phúc “có để ý đâu đến điều vặt ấy! Cứ tu rượu tì tì. Mắt cu Phúc hoa sao lên, rồi lại rúc đầu vào đống rơm. Nó cù nhau với mấy con ranh khác.”
Giọng điệu hài hước châm biếm có lúc bật lên qua các từ ngữ, qua cách gọi tên, hình ảnh, lời trữ tình ngoại đề, nhưng có khi ẩn trong nhịp câu văn, trong lời trần thuật khách quan. Cách gọi các con vật như chuột là “nàng” [Truyện gã chuột bạch], gà trống ri là “chàng đa tình”, gà mái là “chị ả nõn nường” [Con gà trống ri], gọi mèo là “gã tinh quái”… cách gọi như thế tạo ra giọng kể hài hước, các con vật cũng có đặc tính của con người: đỏng đảnh, điệu đà, đa tình, tinh quái. Cái cười của Tô Hoài là cái cười thâm trầm, sâu sắc. Nó thể hiện con mắt tinh nhạy và sự gắn bó tha thiết với cuộc đời của ngòi bút Tô Hoài.
3.2.2.3. Giọng điệu suồng sã, tự nhiên
Bên cạnh giọng điệu hóm hỉnh pha chút buồn, một giọng điệu nữa cũng khá nổi bật trong các truyện ngắn của ông đó là giọng điệu suồng sã tự nhiên. Chất suồng sã tự nhiên được thể hiện qua cách gọi nhân vật và đặc biệt qua đối thoại. Tô Hoài đặt cho nhân vật những cái tên rất bình dị: anh Duyện, anh Hẹn, anh Toại, anh Hối, anh Lấm, anh Cuông, bà Móm, bà Múi, ông Chỉnh, ông Luỹ, tên các cô gái có phần thơ mộng hơn cô Mì, cô Mị, cô Mây… Cách gọi nhân vật cũng rất suồng sã: anh cu, anh chàng, gã, ông lão, bà lão, lão, bà, ả, chị
chàng… Ngay những cuộc đối thoại, nội dung cũng là những việc bình thường.
Đây là cuộc trò chuyện trước ngày hội võ. “- Hôm nào nhỉ?
- Mai.
- Nhớ rủ tớ nhé.
Đến đàn bà, con gái cũng nào nức: - Mai chị rủ em đi xem đấu võ nhé!
( Những tình thái từnhé, nhỉ gợi sắc thái thân mật trong cuộc nói chuyện.)
Những cuộc cãi lộn hàng ngày của các đôi vợ chồng cũng nhẹ nhàng bước vào trang truyện của Tô Hoài.
Người chồng hỏi: - Mẹ mày làm gì thế? - Tìm cái chai.
- Chai nào?
- Chai đựng dầu chứ còn chai nào nữa! ...
- Tưởng mẹ mày mang chai đi mua dầu? ...
- Ai đi mua dầu. Thôi chết tôi rồi! Cái chai đâu? ....
- Bán một cái hôm nọ để mua thuốc cao cho thằng Bang rồi không. Còn cái chai nữa ở nhà đâu?
...
- Thế thì tớ không biết. Lúc nãy tớ bán nốt cái chai ấy rồi. Tưởng nhà có hai cái thì đằng ấy đem một đi mua dầu. Ai biết đâu. Tớbán cho thằng đồng nát
được hai xu rưỡi. Một chinh đem mua kẹo chia cả nhà đấy. ...
- Ối giời đất ơi! Hại tôi rồi! Làm hại tôi rồi. Có mỗi một cái để đựng dầu mà cũng bán tào bán huyệt của tôi đi.
...
- Cái gì mà nói dai thế. Người đâu có người... ...
- Ối giời ôi! Người ta làm hại tôi, người ta cấm đoán tôi... - Bố mày, ông mày cấm đoán gì mày
Xưng hô của nhân vật trong hội thoại cũng hết sức dân giã như mẹ mày, tớ, bố
mày, ông mày…
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từđời sống quần chúng. Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó. Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”…“Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế”(Sổ tay viết văn).Vì Tô Hoài quan tâm đến những chuyện đời thường, mối quan hệ tình cảm gia đình, làng xóm, bạn bè, trai gái với một cảm quan hiện