Hình tượng nhân vật trẻ em

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 39)

Ngoài các kiểu nhân vật trên, Tô Hoài còn rất thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật trẻ em. Theo ông, con người dù đi đâu, làm gì, đã trải qua những thăng trầm như thế nào thì cũng luôn nhớ về tuổi thơ trong suốt cuộc đời mình. Nhà văn đặc biệt quan tâm đến trẻ em, đến tuổi mới lớn, lứa tuổi có những chuyển biến khác lạ về tâm sinh lý. Ông thấu hiểu điều đó, rồi ông xâm nhập vào thế giới trẻ thơ và đã đưa nội dung ấy vào trang văn của mình bằng những tâm sự bộc trực nóng hổi, chân thành nhất. Hình tượng nhân vật trẻ

em trong sáng tác của Tô Hoài trước năm 1945 là những đứa trẻ sống thiếu thốn, khổ cực về tinh thần lẫn vật chất nhưng cũng lắm lúc cũng làm người đọc cười ra nước mắt. Vì đơn giản tất cả các nhân vật trẻ em đều ra đi ra từ ký ức không bao giờ mất đi được trong cuộc đời nhà văn. Từ trong miền ký ức, trẻ em

đối với Tô Hoài là đối tượng cần quan tâm thật nhiều. Ấn tượng về nhân vật trẻ

em in mình trong suy nghĩ nhà văn rất sáng tạo, đến nỗi cảm hứng vụt đến để

viết lên được hồi ký xúc động như Cỏ dại cũng xuất phát từ hình ảnh một cậu bé. Tô Hoài viết: “Lúc nào tôi cũng nghĩ đến Tư, khi tôi cầm bút chép mảnh truyện ngắn này. Mỗi buổi sáng, mỗi sơm mai, cái hứng viết của tôi lại đến ngồi chõm choẹ trên ghếđẩu kia, hôm nay tươi tắn và hơn hở hơn hôm qua. Tư cười. Tư hát. Tư pha trò. Tư nhớ lâu, nhớ mãi. Tư là con choi choi, Tư là con liếu diếu. Tư vui. Tư dạn quá…” [1, tr 7]. Cậu bé Tư hiện ra với hình ảnh ngày trước: “Nó không biết cười. Đứng đâu nó cũng chôn chân xuống đất, chọc miệng cũng không chảy ra được một tiếng. Đôi mắt nó đờ đẫn cứ gờm ngón chân. Một ngón tay nó tẩn mẩn đút lùa vào giữa hai hàm răng, hết gặm lại nhai lại nhả, lại cắn. Mẹ nó mắng một câu. Tức thì, nước mắt nó ràn rụa ra xung quanh mí. Nó lên ngay điệu kèn khóc ê ê…” [1, tr 6]. Nhân vật trẻ em này, cũng có lúc thật hài hước quá. Có thể nói nhân vật trẻ em có mặt trong hầu hết các sáng tác của Tô Hoài. Dù ở bất cứ khía cạnh nào, ông cũng chọn góc nhìn phù hợp về phía tuổi thơ. Ông dở khóc dở cười trước những đứa trẻ chưa đủ tuổi đã bị ép cưới vợ, gả chồng trong Vợ chồng trẻ con. Ông xót xa trước cái chết vì đói, vì lạnh của số phận em gái trong Nhà nghèo, ông không yên lòng trước những em nhỏ bị người lớn bỏ rơi, ức hiếp, hành hung làm cho cực khổ. Nhà nghèo

câu chuyện chủ yếu nói về con người bị túng quẫn khi không đủ miếng ăn, nhưng Tô hoài cũng không quên quan tâm đến những đứa trẻ nhỏ xuất hiện liên tục từđầu đến cuối tác phẩm. Bi kịch Nhà nghèo xét cho cùng cũng đè nặng lên một đứa trẻ vô tội – Gái. Còn trong truyện Lá thư tình đầu tiên, câu chuyện tưởng chừng như rất người lớn nhưng cũng xuất hiện thêm nhân vật cô bé Nghi. Hay với Hết một buổi chiều chủ yếu mô tả tâm trạng một gã nhà văn trăn trở với chuyện tình giữa chàng với nàng, nhưng để rồi cuối truyện nhà văn vẫn không quên nhắc tới hình tượng nhân vật trẻ em : “Buổi chiều như đúng lại. Và vẳng nghe đâu có tiếng đàn bà nói lao xao bên giếng. Lũ trẻđi học trên đường đê cao, kể chuyện léo xéo…”. Đến Một người đi xa về, nói về nhân vật trẻ em, tác giả

kể: “Người phu vừa hạ hai càng xe xuống đã có mấy đứa trẻ, không biết từđâu, chạy đến” khiến tác giả phải thốt lên “Lũ trẻ con lắt nhắt, rất tài, ở đâu cũng có chúng. Việc gì cũng có chúng”. Trong Nhà có ma, Tô Hoài cũng quan tâm đến “Tiếng thở dài thườn thượt với tiếng trẻ con khóc từng hồi”. Đặc biệt, ở truyện

Mùa ăn chơi, tác giả lại càng ưu tiên đối tượng này hơn. Hình ảnh lũ trẻ hiện lên thật đặc sắc và không kém phần trang trọng : “Ngày mười một, các cụ trong làng phủng sắc vào một cái long đình, gõ chuông côông côông, rước quanh thôn này qua thôn khác. Đám rước lệ và rất nhiều trẻ con. Trẻ con trong làng đổ theo cái long đình, sau mấy bô lão, trông như cái đuôi…” [1, tr 225]. Vàng phai là câu chuyện tình yêu tay ba của Hẹn, Mây, Quyền Vực, Tô Hoài cũng không quên nói về tuổi thơ ấu của họ: “Cũng như các trẻ khác trong làng, những năm còn nhỏ xíu, chưa đầy 10 tuổi, Hẹn và Mây được thầy mẹ cho học trường làng. Học cho biết đọc, biết viết” [1, tr 245]. Còn Một buổi chiều ở trong nhà, hình ảnh nhân vật tuổi thơ là “Hai đứa trẻ thấy bố gắn gắn chắp chắp hay hay mắt, xúm lại xem, thằng Ban ngồi xổm, hai tay luồn dưới kheo, môi thưỡn ra, rãi chảy rỏ giọt xuống ngực” [1, tr 259].

Mỗi khi Tô Hoài đặt bút viết về trẻ em là câu văn cứ tuông trào cảm xúc. Ông rất quan tâm đến trẻ em, yêu quý tuổi trẻ, bởi theo ông trẻ con là người lớn chưa trưởng thành. Các nhân vật trẻ em xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm của Tô Hoài, dù hình tượng đó hiện lên có thể rất rõ nét cũng có thể rất khái quát

phẩm là biểu hiện của cả một tấm lòng trân trọng, yêu thương, đầy tinh thần trách nhiệm đối với thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều đó thể hiện sự quan tâm của nhà văn đối với loại hình nhân vật này. Lúc thì tác giả đưa vào truyện cả một lũ trẻ hiếu động, lúc lại chỉ hai đứa, lắm lúc lại là những cô cậu học trò và nhiều khi lại là đứa con gái trong gia đình, đứa con út trong nhà. Đặc biệt, có khi các nhân vật hiện ra chỉ là hình ảnh chúng lấp ló, đi theo người lớn, có khi chỉ thoáng qua trong trí nhớ người lớn hay ấn tượng trong trí nhớ người lớn. Nhờ thế mà nhân vật trẻ em trong truyện ngắn Tô Hoài thêm sinh động và phong phú.

1.4.Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước năm 1945

Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, xây dựng nhân vật là vấn đề rất quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là mối quan hệ với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất

định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhân vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề

tác phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị của tác phẩm. Thành bại của một

đời văn, của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng nhân vật” [12, tr 55]. Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm, người đọc thường nhớ đến tên nhân vật của họ. Chẳng hạn khi nhắc đến Nam Cao, người đọc nghĩ ngay

đến các nhân vật văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Thứ, Hộ. Nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách. Nhân vật vừa mang chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ao ước và kỳ vọng về con người. Chính vì thế, thành công trong việc xây dựng nhân vật chính là sự thành công của tác phẩm văn học. Và dĩ nhiên nhân vật cũng chính là linh hồn của tác phẩm ấy. Các phương diện thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Nhà văn miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động tâm

trạng hoặc đưa những chi tiết mô tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung quanh con người làm nổi bật bức chân dung về con người. Nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài được miêu tả những tâm trạng suy nghĩ phức tạp. Nhân vật được xây dựng trong môi trường lao động, sinh hoạt, được đặc tả ở ngoại hình, lời nói,

được tác giả thể hiện ở những chi tiết rất đặc sắc thú vị.

1.4.1. Xây dựng nhân vật thông qua đặc điểm ngoại hình, hành động, lời nói

Mỗi bức chân dung con người trong truyện ngắn của Tô Hoài thật sinh

động, cụ thể và riêng biệt. Tô Hoài miêu tả chân dung con người với nhiều sự

biến đổi sau những ngày phải đi tha hương cầu thực. Anh Tại phẫn uất vì người yêu chê anh nghèo bỏ đi lấy người khác. Anh đã đi làm ăn xa tám chín năm trời mới trở về. Cả làng ngạc nhiên, tò mò trước sự thay đổi của anh. Trang phục anh khác hẳn những người vốn quen với áo nâu giản dị. Nó vừa mang phong cách Tây, vừa ta, lại cả Tàu. Trang phục kiểu phương Tây là chiếc mũ cát két bằng vải mông-ta-nhắc, sọc đen sọc trắng lẫn lộn, cái lưỡi trai lại được lật ngược ra

đằng sau gáy. Chiếc áo bành tô vàng sọng, có một chuỗi khuy đồng trước ngực.

Ở cửa tay, ở hai bên cổ, ở những miệng túi, cả hai bên ngực, cũng rải rác những khuy. Và đến túi cũng lắm. Túi nhỏ, túi lớn. Túi ở hai bên bẹn, túi ở hai bên ngực, túi ở hai bên trong lườn. Bởi thế nó quá lộn xộn vì nhiều khuy, nhiều túi. Anh Tại còn vận một cái quần lĩnh đen bóng nhoáng. Trong Một người đi xa, nền lĩnh lấm tấm hoa dâu óng ánh theo kiểu ta: “Nhưng đôi giầy tàu bằng nhung

đúng hệt đôi giầy của một ông tướng võ, một ông Triệu Tử Long chẳng hạn, trong những phường hát đám tháng giêng” [1, tr 306]. Không chỉ tả hình dáng, trang phục, các nhà văn cũng chú ý đến đặc tả khuôn mặt. Đến với sáng tác của Nam Cao, người đọc không thể quên bộ mặt của Lang Rận. Đó là cái bộ mặt “nặng chình chĩch như người phù, da như da con tằm bủng, lại lấm tấm đầy những tàn nhang. Cái trán ngắn ngủn, ngắn ngùn lại gồ lên. Đôi mắt thì húp lại như mắt lợn sề” của Lang Rận. Hay như cái bộ mặt của Trạch Văn Đoành trong

Đôi móng giò: “Cái mặt hắn vênh vênh lên... Đôi lưỡng quyền nhô ra như gây sự

với người ta... Những cái răng dọa nạt ai, như một con chó khi nó gừ gừ với một con chó khác” [1, tr 198]. Bộ mặt ấy như phô trương ra ngoài tính ngỗ ngược,

ngang bướng bất cần đời của hắn. Còn cái bộ mặt “vằn dọc, vằn ngang không biết thứ tự bao nhiêu là sẹo” như cái mặt thớt của Chí Phèo làm cho hắn không thể trở về cuộc đời lương thiện, cái mặt xấu đến mức ma chê quỷ hờn của Thị

Nở làm cho ai cũng phải xa lánh, không dám lấy thị làm vợ. Nếu Nam Cao miêu tả khuôn mặt chủ yếu bộc lộ tính cách và cuộc đời số phận thì Tô Hoài chủ yếu

để diễn tả trạng thái cảm xúc nhiều hơn. Đó là cái mặt của lão Móm giỗi cơm vợ: “Cái mặt đầy ngòm những râu ria rậm rạp thì thưỡn ra. Đôi mắt cá ngão, giương bạnh, tròn xoe. Y như lối ngồi của một chú ễnh ương bụng ỏng và lồi mắt... Bấy giờ chiếc mặt thưỡi ấy mới động đậy. Chòm râu hơi rung rung. Thực cho đến lúc cái chòm vừa râu vừa ria ghê gớm ấy chuyển động, người ta mới kịp nhớ để biết rằng trong đó, còn có cái miệng ông lão. Miệng ông lão mấp máy.

Đầu tiên, nảy ra mấy tiếng tóp tép, tóp tép. Rồi ông thở khà. Và chợt cười nức lên một hồi khớ khớ. Những tiếng khớ khớ quái quỉ như nứt vỡ ở trong cổ họng và đưa ra ngoài từng tiếng, từng tiếng” [1, tr 218]. Đó là khuôn mặt của cô Mây thẹn thùng khi gặp người yêu: “Mây thì Mây cứ cười tít đi. Mây hay cười quá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đôi má phúng phính lúm lại và đỏ hây. Cặp mắt long lanh giữa đôi mí húp híp. Cái mắt mới tình tứ làm sao! Mây cười cả má, cả mắt. Khi anh Hẹn cầm tay, mặt Mây đỏ hồng, đôi môi ngon và mòng mọng như hai múi quýt” [1, tr 322]. Đó là vẻ mặt đầy sung sướng của Mây khi được bác quyền Vực ôm hôn: “Quyền ta bèn cúi xuống hôn đánh choét một cái vào má Mây. Cái má phính ngon lành và nóng rừ” [1, tr 345]. Đó là khuôn mặt dữ dằn của một kẻ lên cơn dại. Lão lái Khế cái mặt đỏ xuống tận quanh cổ. Hai tay lão cũng đỏ tía. “Mắt lão trợn ngược lên, đục ngầu, thắm đòng đọc. Sốt lâu qúa. Lão cứ phải luôn há miệng. Cái lưỡi lão thè lè ra thê lễ” [1, tr 367]. Đó là khuôn mặt buồn rầu đến thẫn thờ

vì phải xa người yêu của Lụa và Nguyên: “Mắt đờ đẫn, nhìn bâng quơ. Lụa bứt mấy ngọn cỏ. Chừng nhưđã lâu, đôi bên chưa nói với nhau một câu nào. Sự im lặng ngẩn ngơ trên những nét mặt băn khoăn” [1, tr 58].

Đặc biệt, nhà văn tinh tế miêu tả những cô gái thôn quê mượt mà đằm thắm: “Cô Mì mười tám. Đến tuổi ấy, từ mùa xuân trở đi, đôi mắt người con gái trong thẳm và đen lay láy. Cô nhìn sang hai bên, con mắt lừ đưa nghiêng

nghiêng. Ôi chao là say sưa. Miệng hoa múm mím. Mỗi khi mỉm cười một nụ

cười nhỏ, đôi má hây khẽ gợn lum xuống hai nét vòng yêu.” [1, tr 82], các cô gái đi tắm đêm “những bờ vai trắng nõn, tóc buông loà xoà trên mặt nước, gợn những vòng vàng vì ánh trăng”. Những người phụ nữ quê khốn khổ. Tuổi già, nghèo đói và những hủ tục đã quây lấy họ khiến hình hài của những con người

ấy cũng trở nên biến dạng. Bà Móm ngồi đấy, ngay phía ngoài đầu hè. Trong

Chớp bể mưa nguồn, chân dung người phụ nữ hiện lên rất chân thực, rất đời thường, nghèo đói và đáng thương đến cơ cực: “Váy áo vẫn còn ướt sũng. Cái màu nâu bệch, giúng thêm vào nước và bùn, thâm xỉn lại. Khuôn mặt xịu xuống.

Đôi vành mắt khép lại. Tất cả những nếp răn trên khuôn mặt cằm đều chảy giạt xuống phía cằm. Chiếc cằm méo mó thủng một hõm mồm. Cái mồm móm mém

ấy thế mà kêu to. Giá cứ yên lặng mãi, thoạt nhìn, người ta tưởng đấy là một

đống rạ nát như những đống rạ nát ở xung quanh. [1, tr 271]. Còn những kẻđòi nợ thuê vừa có vẻ dữ dằn lại vừa đáng thương. “Đầu lão bịt một vành khăn tai chó, hai tai khăn vểnh như đôi tai trâu. Trẻ con tưởng lão mới mọc hai chiếc sừng bò trên đầu. Lái Khế mặc một tấm áo nâu dài dày cộp, chó cắn có thể gẫy răng. Ngang lưng cuốn một vòng thắt lưng điều, rách xơ xác. Tay lão ta xách một cây hèo lua tua mấy sợi tơ nhỏ” [1, tr 222]. Trong Một đêm gác rừng, những người đi làm ăn ở các đồn điền cao su lại hiện lên với những nét đặc trưng. Họ mắc chứng bệnh sốt rét. Họ tiều tuỵ, đen đúa, tội nghiệp. Trông họ

chẳng khác nào những bóng ma vật vờ. “Những bóng đen bước lùi lũi. Không phải tại trời tối, bởi trời chưa tối hẳn, mà chính mặt mũi họ đen thực. Nước da thâm xịt, đen và xám bủng, tưởng như sờ dến thì óc sạn cát dính vào bàn tay. Tóc ngắn, rụng lưa thưa. Những cẳng tay cẳng chân gầy tóp” [1, tr163]. Tương phản với chân tay, bụng ai cũng to phềnh. “Những cái bụng vượt ngực, phình như những chiếc bụng giun của trẻ con. Phần nhiều người ta run đây đẩy. Ai đi cũng khoanh hai tay, cái cổ rụt lại, đầu gối giơ cao, gieo những bước chân líu ríu...” [1, tr 168]

Bên cạnh xây dựng ngoại hình, Tô Hoài còn miêu tả tỉ mỉ chi tiết những hành động cử chỉ của nhân vật. Trong Ông giăng không biết nói, miêu tảđôi trai

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 39)