Xây dựng nhân vật gắn với môi trường lao động, sinh hoạt

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 47)

Bức chân dung nhân vật hiện lên trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng chủ yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Có lẽ nó xuất phát từ cái quan điểm của ông về con người: Con người trước hết là con người. Thói tật của con người hầu hết được bộc lộ hết trong những sinh hoạt đời thường. Ông dỗi thuật lại một bữa cơm chiều của gia đình lão Múi. Ông Múi hậm hực vì bà vợ chỉ cho ăn hai bát cơm. Thế là ông dỗi mấy ngày chẳng ăn cơm. Ông tự mò cua bắt ốc để có cái ăn. Cuối cùng, ông bị đau bụng một trận và đành phải làm hoà với vợ. Còn

truyện Nhà có ma kể lại chuyện hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau. Anh chồng hay chè chén đến đêm mới về, đánh chửi vợ con trong lúc say. Tiếng thở

dài của người vợ. tiếng trẻ con khóc, tiếng huỵch huỵch người chồng đấm vợ

văng vẳng trong đêm khiến người khách trọ không sao ngủ được. Trong đêm khuya, những tiếng động ấy càng trở nên quái gở, tưởng như nhà có ma... Trong

Hết một buổi chiều, gã trí thức chỉ loanh quanh với chuyện bàn ghế, mãi rồi mới bắt tay vào viết, dòng tâm trí của hắn hướng đến những chuyện chàng nàng, gã thấy chán ngán bởi xung quanh hắn là hiện thực đau khổ của người dân làng quê này. Ở tác phẩm Vàng phai, mối tình của anh Hẹn và cô Mây nảy nở trong lao

động. Anh Hẹn đương dệt cửi lại nhớ đến cô Mây mà viết thư tình gửi đến Mây.

Ở phiên chợ, họđã gặp nhau và trao đổi thư từ cho nhau. Nhận được thưđáp lại, lòng anh Hẹn vô cùng sung sướng. Những đêm dệt cửi, tiếng hát của anh vang lên hoà lẫn với tiếng đưa thoi: “Những đêm dệt cửi canh khuya, dưới ánh đèn dầu hiu hiu, anh Hẹn cao giọng hát ngâm từng câu một. Tiếng vang ngân nga lẫn với tiếng thoi chạy thậm thọt qua mặt lụa kêu lách cách.” Cũng từđó, anh Hẹn vừa dệt cửi, vừa nghĩđến chuyện làm thơ tặng người yêu.

“Anh nay vội việc cửi canh

Khi nào thong thả chỉ dành làm thơ Những là bối rối lòng tơ

Nào ai ăn ở hững hờ với ai.”

Muốn phản ánh đầy đủ tính cách của con người trong hiện thực không có gì

đầy đủ bằng đặt họ trong môi trường lao động, sinh hoạt. Đó chính là lí do cách thức này được nhiều tác giả như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng... sử dụng. Với Tô Hoài, ông không quá cầu kì vào việc lựa chọn môi trường lao

động sinh hoạt, ông viết đơn giản tự nhiên những gì diễn ra xung quanh mình.

Đó là cách ông xây dựng nhân vật gắn với môi trường lao động và sinh hoạt, mà những nhân vật đó không ai khác chính là những người dân ở làng Nghĩa Đô, những người thân yêu của tác giả trên mảnh đất quê hương thân thuộc.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 47)