Hình tượng nhân vật trí thức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 37)

Nếu Nam Cao là nhà văn tốn nhiều giấy mực nhất về những người trí thức, thì với truyện ngắn Tô Hoài lại ít đề cập đến kiểu nhân vật này, nhưng nhân vật trí thức nào ông khắc hoạ nên cũng mang một dấu ấn riêng, không nhoè lẫn. Nhân vật trí thức của Tô Hoài cũng hiện ra là những con người đời thường.

Đi tắm đêm kể về những chàng trai nghịch ngợm tinh quái. Họ cũng tò mò, thú vị tình cờ được ngắm những cô gái đang tắm dưới bến “những thành vai trăng nõn, tóc buông loà xoà trên mặt nước, gợn những vòng vàng vì ánh trăng.” Họ

cũng có cái bồn chồn thao thức trước vẻđẹp đầy nữ tính ấy. Suốt đêm, Căn thao thức không ngủ “Chúng nó đẹp như tiên sa”. Nhiều đêm trăng, Căn đã rình mò những cô gái tắm. Bị các cô vạch mặt, Căn xấu hổ và tìm cách trả thù. Anh đã cất hết quần áo của các cô và còn giả làm ma để các cô sợ phát khiếp. Từđó, các cô không còn dám chua ngoa như trước nữa. Rõ ràng, người trí thức trong truyện ngắn của Tô Hoài không được lí tưởng hoá như là những con người mang trọng trách lớn lao “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Tác giảđề cập đến con người đời thường của họ cũng tò mò, thích thú, giận hờn, ghen ghét, và cũng trả thù vặt vãnh…

Nam Cao là nhà văn rất thành công với hình ảnh người trí thức tiểu tư sản.

Đó là những con người có tài, có đức, có niềm say mê nghề nghiệp. Họ có ý thức trách nhiệm cao nên cuối cùng họ cũng tìm ra được chân lí nghề nghiệp: “Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật phải là những tiếng đau khổ kia phát ra từ những kiếp lầm than” [34, tr 38]. Ý thức trách nhiệm có đó, và có nhiều là đường khác, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, vì cơm áo gạo tiền, nhiều người trí thức đã buộc lòng phải cho ra đời những đứa con tinh thần mang phiên bản lỗi – những tác phẩm vội vàng nhạt nhẽo như anh Hộ trong Đời thừa. Anh phải viết vội, viết cẩu thả vì đồng tiền để

Hộ rơi vào bi kịch tinh thần của một người tri thức có ý thức. Hay trong Tết

Đoan Ngọ của Lỗ Tấn, với nhân vật chính là nhà giáo Phương Huyền Xước. Ông ta luôn sống trong cảnh chật vật, luôn bị ám ảnh bởi cơm, áo, gạo, tiền… Tết Đoan Ngọđã cận kề mà nhà thì không có tiền trả nợ. Âu cũng là cái số, cái bi kịch của người trí thức lúc bấy giờ. Có lẽ Tô Hoài cũng đồng cảm với Nam Cao, đồng cảm với chính nhân vật Hộ. Để rồi người trí thức của ông cũng rơi vào hoàn cảnh như thế. Với truyện Hết một buổi chiều kể về một nhân vật trí thức mà tác giả gọi ở ngôi thứ ba “gã”, tác giả không đi sâu miêu tả những bi kịch tinh thần của họ như Nam Cao. Tô Hoài viết một cách nhẹ nhàng tự nhiên những suy nghĩ, hành động của nhân vật. Người trí thức luôn phải đối diện với hiện thực nghèo khổ, khiến họ quẩn quanh không lối thoát, một cuộc sống nhếch nhác tạm bợ. “Gã” cũng phải đối diện với một hiện thực giống như Độ “phải viết”, nếu không “toà soạn sẽ kêu lên rằng dạo này hắn lười quá. Gã không dám lười bởi gã cần tiền”. Cả một buổi chiều, anh ta loay hoay không biết làm thế

nào để sáng tác. Cái bàn cái ghế không hợp đôi. Bàn thì thấp ghế lại quá cao khiến anh đau vai mỏi cổ. Anh loay hoay kê cái bàn cao hơn bằng bốn viên gạch nhưng cái bàn cuối cùng cũng bị đổ chổng kềnh. Chỉ còn cách cưa cái ghế

nhưng cái ghế là của bà chủ nhà thì làm sao anh cưa được. Chấp nhận hiện thực như việc chấp nhận cái bàn, cái ghế khập khiễng, gã bắt đầu viết. Đặc sắc ở đây chính là hình ảnh cái bàn cái ghế khập khiễng không đi đôi với nhau phải chăng là hình ảnh ẩn dụ về cuộc sống. Có lẽ đây là hình ảnh đắt giá nhất trong truyện này. Một cái tên truyện rất đẹp: Ấp hồ. Đấy là một truyện diễm tình và suông hết sức. Gã cảm thấy ngượng. Bởi gã nhận ra rằng: “Mạch sống cuộc đời tạp nham này còn có gì đáng lồng vào một dòng nước, một nhành hoa, một làn mây trắng… Bên cạnh gã, cả một xóm lao động rách rưới vang rầm lên những tiếng rên la, gầm rít. Những cái gì là trăng, là sao, là thu vàng mờ mịt trong đầu gã” [1, tr 411]. Nhận ra hiện thực cuộc sống, người trí thức không thể cất bút nói những chuyện mơ mộng hão huyền. Mặc dù viết về những trăn trở của người trí thức nhưng Tô Hoài không đi sâu vào những bi kịch giống như Nam Cao. Ông còn thắp lên niềm hi vọng trong họ. Ngày mai, gã sẽ tiếp tục viết một tác phẩm văn chương nói lên hiện thực cuộc đời.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 37)