Từ trước đến nay, nói đến những cuộc chia li, chúng ta thường liên tưởng
đến sựđau buồn, bởi bao giờ chia li cũng thấm đẫm nước mắt. Những cuộc chia li là đề tài gây hứng thú cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Tô Hoài cũng không ngoại lệ. Nhưng với ông, những cuộc chia li có buồn nhưng nó được viết bằng giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh, đôi lúc lai dửng dưng. Vì vậy, nỗi buồn dường nhưđược vơi
đi. Những chàng trai cô gái ở làng yêu nhau tha thiết nhưng rồi tình yêu tan vỡ. Bởi rất nhiều lí do : vì không hợp tuổi [Lụa], vì cô gái phải đi lấy chồng [Ông giăng không biết nói], vì cô gái đã tìm người khác giàu sang hơn chàng trai [Một người đi xa về, Vàng phai]. Có cuộc chia li diễn ra lặng lẽđường ai nấy đi, chàng trai thì lấy vợ, còn cô gái cũng nhanh chóng đi lấy chồng [Lụa]. Có cuộc chia li là bi kịch đớn đau, người con trai chết trong đêm gặp nhau với người yêu lần cuối [Ông giăng không biết nói]. Có cuộc chia li để lại niềm căm giận nuối tiếc trong lòng [Một người đi xa về, Vàng phai]. Tô Hoài có biệt tài miêu tả về
thế giới loài vật. Chúng hiện lên sinh động với những tính cách của con người. Thế giới ấy cũng không bình yên, có hợp có tan. Anh gà trống ri mãi mới tìm thấy một người bạn tình. Anh mê lắm. Cuối cùng người ta lại làm thịt cô bạn gà bé nhỏ của anh. Anh đã ngẩn ngơ thương tiếc bạn tình [Gà trống ri]. Ả gà mái phong trần với anh gà chọi, một tay anh hùng hảo hán có với nhau một đàn gà con. Sau một trận dịch, đàn gà con bệnh chết và cả tay anh hùng cũng không thoát. Chỉ còn ả gà mái cô đơn, buồn rầu[Một cuộc bể dâu]. Vợ chồng gã chuột bạch hàng ngày sống quanh quẩn trong cái lồng xinh xắn. Chúng suốt ngày chỉ
Gã còn lại một mình tiếp tục với việc ăn và đánh vòng. Cuộc sống người dân làng Nghĩa Đô vẫn trôi chảy theo dòng đời. Ở nơi ấy, người dân vẫn tiếp tục gồng mình để sống vì họ luôn phải đối diện với cái nghèo, cái đói, ốm đau, bệnh tật và cả những hủ tục phong kiến lạc hậu. Những cuộc chia li, những bi kịch tình yêu, bi kịch gia đình được Tô Hoài miêu tả hết sức nhẹ nhàng mà ám ảnh trong lòng người đọc. Cho dù đó là thế giới loài vật hay con người nhưng cũng chẳng sung sướng hơn nhau. Tô Hoài không đao to búa lớn, không mạnh mẽ, gay gắt lên án xã hội bất công. Nhưng tác phẩm của ông lại có giá trị hiện thực rất lớn. Nguyên nhân của sự đổ vỡ tình yêu, gia đình li tan không thể không vì xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ. Xã hội tối tăm với những hủ tục nặng nề, xã hội bóc lột làm cho người dân càng trở nên nghèo đói, xã hội bon chen, đạo đức con người suy thoái người làng quê cũng bị thói xấu ấy.
Tô Hoài là nhà văn viết dẻo dai, sung sức, bởi đơn giản viết văn đối ông như hít thở khí trời, như một hình thức dưỡng sinh. Có lẽ vì thế kho tàng truyện ngắn Tô Hoài là "bộ tiểu bách khoa toàn thư" , là thế giới thu nhỏ và là những bài học quý giá trong cuộc sống cho thiếu nhi và cho cả người lớn. Các tác phẩm truyện ngắn của nhà văn thường có cốt truyện hấp dẫn, mặc dù kết cấu tác phẩm không quá phức tạp. Không cần sử dụng nhiều bút pháp nghệ thuật, các tác phẩm của ông vẫn đủ sức chinh phục niềm say mê của độc giả. Ông đã kéo người đọc đến với trang sách của mình với loại hình văn chương hồn nhiên, tươi sáng, mộc mạc và lấp lánh tình người, tình đời như thế. Tài năng của nhà văn Tô Hoài không chỉ thể hiện qua nghệ thuật xây dựng nhân vật, kết cấu, tình huống của truyện ma còn được biểu hiện rõ qua ngôn ngữ và giọng điệu. Đây là lí do khiến chúng tôi đặt ra chương 3.
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC NĂM 1945