Kết cấu theo trình tự thời gian

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 54)

Ðây là dạng kết cấu phổ biến nhất trong văn học Việt Nam từ trước năm 1930. Theo kết cấu này, câu chuyện được trình bày theo thứ tự, phát triển trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Loại kết cấu này giúp người đọc dễ theo dõi câu chuyện nhưng nhiều khi lại đơn điệu.

Tô Hoài sử dụng kiểu kết cấu phù hợp với trật tự của các sự kiện diễn ra theo thời gian, theo số phận cuộc đời của các nhân vật chính để ghi lại cuộc sống

đời thường với bao lo toan vặt vãnh của những dân ở vùng quê dệt lụa. Có 19 tác phẩm được viết theo kết cấu theo trình tự thời gian gồm: Lụa, Đêm gác rừng, Lá thư tình đầu tiên, Đi tắm đêm, Hết một buổi chiều, Bóng đè, Nhà có ma, Mùa

ăn chơi, Giữa thành phố. Kiểu kết cấu này khiến cho câu chuyện của Tô Hoài dung dị gần gũi với những truyện dân gian. Nguyễn Công Hoan cũng lựa chọn theo kiểu kết cấu này. Trong truyện Nguyễn Công Hoan, câu chuyện không diễn ra đều đều như vậy. Nhà văn muốn gây ấn tượng mạnh đến người đọc nên các sự việc trong truyện của ông được nén lại để rồi người đọc hoàn toàn bất ngờ khi câu chuyện kết thúc. Không giống Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài chú trọng sử

dụng những cốt truyện đời thường kể theo trình tự tuyến tính làm cho câu chuyện diễn ra theo nhịp điệu của cuộc sống thường nhật, lời kể của ông nhẩn nha, thong thả, chậm rãi, sự việc được kể tuần tự hết sức tự nhiên. Truyện ngắn của ông kể về những con người đời thường với sinh họat hàng ngày nên lựa

chọn kết cấu này là phù hợp. Có lẽ cách kể từ từ theo dòng thời gian làm câu chuyện diễn ra giống với nhịp độ của đời sống. Làng quê ấy vất vả bộn bề với biết bao lo toan. Họ là những con người chân chất và cũng có nhiều thói tật. Câu chuyện gia đình, câu chuyện tình yêu cho đến tâm tư tình cảm của người dân làng Nghĩa Đô nhẹ nhàng bước vào trang truyện của Tô Hoài. Họ cũng có buồn có vui nhưng phảng phất nét buồn nhiều hơn. Bởi quê hương còn nhiều đói kém, hằng ngày họ vẫn phải làm việc vì miếng cơm manh áo. Làng quê đã có lúc sa sút lụn bại, con người lâm vào cảnh thất nghiệp, túng quẫn khó khăn, phải bỏ

quê đi tha hương cầu thực ở chốn quê người.Cuộc sống của người dân quê trôi chảy theo dòng thời gian. Những trai gái sinh ra và lớn lên ở làng. Họ yêu nhau và lấy nhau rồi sinh con đẻ cái ở đấy. Tuy nhiên, không phải bất cứ mối tình quê nào cũng thành. Chuyện của Lụa trong tác phẩm cùng tên cũng như vậy. Cô yêu anh Nguyên đã lâu, họ chỉ chờđến ngày cưới. Cuối cùng họ vẫn phải chia tay vì tuổi không hợp nhau. Lụa và Nguyên đều đi lấy người khác. Mặc dù có buồn nhưng dòng đời vẫn tiếp tục, chuyện tình của Lụa và Nguyên cũng giống như

bao chuyện tình khác ở cái làng Nghĩa Đô, yêu mà không lấy đựơc nhau. Khác với Lụa, Lá thư tình đầu tiên lại kể về tình yêu đơn phương. Anh Cuông thầm yêu trộm nhớ cô Mì đã lâu mà không có cách nào bày tỏ. Biết cô là người hay chữ nên Cuông đã cố gắng âm thầm học. Đến khi anh đọc thông viết thạo và tự

mình có thể viết được bức thư bày tỏ tình yêu với Mì thì cô cũng đi lấy chồng. Kết truyện anh Cuông đã phải đốt lá thưấy đi và giữ mãi trong lòng tình yêu với cô Mì. Không chỉ viết về tình yêu, mà biết bao những câu chuyện đời khác cứ

tuần tự diễn ra. Bóng đè, cô con dâu ông bà cả Luỹ bị bóng đè trông ốm yếu và rũ rượi khiến hai ông bà rất lo lắng. Họ đã tìm mọi cách để chữa cho con nhưng chỉ được một thời gian sau đó bệnh lại tái phát trở lại. Ông cả Luỹđã phát hiện ra điều gì. Buổi tối ông liền nằm ngay phòng ngoài cạnh ngay phòng con. Từđó, cô con dâu cũng hết bệnh. Thì ra trong lúc chồng đi vắng, cô đã ngoại tình với người khác. Nhà có ma kể lại một ngôi nhà gia đình ở một phố vắng gần vùng

đất ngoại ô Tây Hồ. Người ta đồn rằng có ma. Có rất nhiều người khác đến đây thuê nhưng họ đều phải bỏ đi hết. Nhân vật tôi rất tò mò đã đến đây thuê. Nửa

đêm hôm ấy, anh nghe có tiếng khóc hờ, tiếng đấm đá huỳnh huỵch lúc đầu anh rất sợ. Sau đó anh mới phát hiện đó là tiếng ông bà chủ. Mặc dù rất cô gắng chịu

đựng nhưng anh cũng chỉ ởđược ít này. Nhân vật tôi đành phải chào từ biệt ngôi nhà ấy.

Tô Hoài đã khiến cho những câu chuyện đời thường không bị tẻ nhạt, vụn vặt mà lắng đọng. Thậm chí viết về cái buồn nhưng không quá đau thương. Hay người ta chấp nhận cái buồn, cái đau thương giống như một điều vốn có của cuộc sống. Lựa chọn kết cấu theo dòng thời gian, nhà văn đã để các câu chuyện cứ thế tiếp nối, sự kiện cứ thế xâu chuỗi một cách liền mạch khiến độc giả như

cảm nhận được nhịp chảy của dòng đời.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 54)