Hình tượng nhân vật người nông dân, thợ thủ công

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 30)

Tô Hoài, một nhà văn luôn trung thành với sự thật, viết về những gì xung quanh mình, những con người thân quen, những cảnh vật gần gũi, những loài vật thân thuộc, mọi điều mà Tô Hoài viết ra đều biện chứng cho quan niệm nghệ

thuật của ông: “Con người là con người”, quan niệm này mang tính nhân văn sâu sắc. Thế giới nhân vật của Tô Hoài rất đặc biệt, ai cũng là một người lạ, nhưng cũng lại là người quen. Tô Hoài cũng rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thế giới nhân vật của ông đa dạng và hết sức bình dị, thế giới ấy luôn gần gũi với mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào thế giới nhân vật của ông cũng gắn với công việc, cũng được đặt trong môi trường sinh hoạt thường ngày và gắn bó thiết tha với con người, với quê hương đất nước. Ông viết giản dị đến mức tự nhiên, như là hít thở khí trời, cơm ăn, nước uống. Có lẽ trời đã phú cho ông một bộ óc quan sát tinh tế, một con mắt tinh đời. Từng có người nhận xét nhà văn Tô Hoài là người hóm hỉnh. Tôi nghĩ, như vậy đúng nhưng chưa đủ, mà phải là một nhà văn hóm lẹm. Bởi hóm hỉnh là một từ láy, chỉ có một nghĩa khá rõ ràng dùng để chỉ một người có khiếu hài hước, còn hóm lẹm là cụm từ ghép không cố định với hai từ có hai nghĩa khu biệt là hóm và lẹm. Từ

lẹm dùng để chỉ sự sắc, nhưng mà sắc ngọt của một vật dụng nào đấy như dao, cuốc, xẻng, rìu, đục, cưa,... Về nghĩa bóng, cụm từ hóm lẹm được dùng để chỉ

một người vừa có khiếu hài hước, vừa sắc sảo nhưng rất ngọt ngào như nhà văn Tô Hoài. Ông chỉ cần viết ra những cái ông quan sát thấy, như không cần làm văn chương chút nào, không cần hư cấu, thêm mắm thêm muối gì cũng đã là văn rồi, một thứ văn vừa hài hước, vừa sâu cay, nhưng vẫn thân thương, gần gũi với

đời sống thực diễn ra hằng ngày.

Chiếm đa số trong những trang truyện ngắn của Tô Hoài trước năm 1945 là những người nông dân, thợ thủ công. Họ là kiểu nhân vật thân quen nhất, gần gũi nhất đối với ông, là hình ảnh người dân làng Nghĩa Đôsống cuộc sống lam lũ của những người dân nông thôn, là người chính người thân trong gia đình Tô Hoài họ mang những bản tính hiền lành, tốt bụng chịu thương, chịu khó, họ có những ước mơ loàng xoàng, nhỏ bé, trên mảnh đất quê hương mà ông sinh sống.

Mỗi một mảnh đời bất hạnh trong các tác phẩm của Tô Hoài luôn khiến người

đọc ám ảnh và suy nghĩ khôn nguôi về cuộc đời. Nhà văn dành tài năng và tâm huyết của mình để viết về những người nông dân, những người thợ thủ công, những mảnh đời bất hạnh, bế tắc, nghèo khổ. Trong sốđó, các thế hệđộc giả sẽ

mãi nhớ tới số phận của bà lão Vối trong truyện Mẹ già. Chỉ vì đánh mất con lợn mà cụ bị chính con gái chửi rủa, hắt hủi; Chị Hối bị ốm không có tiền mua thuốc chữa trong truyện Ông cúm bà co; hay bé Gái trong cảnh Nhà nghèo; Hương Cay trốn nợ trong tác phẩm Khách nợ... Nhân vật của Tô Hoài không phải là những con phụ nữ kiên cường giống như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, cũng không phải là những kẻ quá dốt nát ngu ngơ như con mẹ nuôi trong Đồng hào có ma của tác giả Nguyễn Công Hoan. Nhân vật của Tô Hoài là những con người đời thường, những mảnh đời rất bình thường cơ cực. Họ phải sống trong

đói nghèo, thất nghiệp vì những biến động của xã hội. Họ có mảng sáng mảng tối, có điểm tốt điểm xấu, có những toan tính nhỏ nhoi vụn vặt trong cuộc sống thường ngày. Tô Hoài viết về người nông dân, người thợ thủ công, ông không đi vào những sự kiện quan trọng đến chói chang, những tình huống gây bất ngờ đến kinh ngạc, hay những cuộc đấu tranh giai cấp bon chen phức tạp. Dưới con mắt của Tô Hoài, những người nông dân, những người thợ thủ công đều là con người bình thường, có suy nghĩ, tâm trạng vận động theo quy luật đời thường. Bởi vậy, trong Tự truyện, tác giả đã hoá thân thành một nhà hội hoạ vẽ lên bức tranh chân thực đến đau lòng,những ngày chợ phiên hàng ế hàng, không khí gia

đình càng trở nên nặng nề chua xót: “Nhà tôi, ngày chợ không sinh chuyện này thì chuyện khác. Hàng ít lại xấu, không đều, không ai mua. Thế là xảy ra xô xát giữa bà ngoại tôi và các dì tôi. Ông ngoại tôi ngồi uống rượu. Cuối cùng, bao giờ ông tôi cũng vác gậy đuổi đánh tất cả. Mọi người chạy toán loạn đêm mới về. Sáng hôm sau, lại vẫn cãi vã, làm ầm cả xóm” [1, tr 135]. Dường như xung quanh Tô Hoài là cảnh sống khó khăn túng quẫn của gia đình, của làng xóm nghề dệt thủ công dần dần phá sản. Qua ngòi bút của Tô Hoài, cảnh gia đình hiện lên sao mà chân thực quá, mà cũng quá đỗi khốn cùng. Một bức tranh khác về chuyện gia đình anh Hối trong Buổi chiều ở trong nhà cũng gợi cho người

đọc bao nỗi xót xa nghẹn lòng. Bức tranh ấy vẽ nên một khung cảnh gia đình

đầm ấm ba bố con quây quần bên nhau: “Hai đứa trẻ thích bố quá. Bố vừa cho

ăn kẹo bột, bố lại hát cho mà nghe” [1, tr 185]. Hạnh phúc gia đình ư? Có hạnh phúc nào hơn thế nữa. Cái khung cảnh làm cho ta cảm thấy bình yên nhẹ nhàng

đến lạ. Nhưng mâu thuẫn bắt đầu khi người mẹ phát hiện bị mất chai đựng dầu. Anh Hối đã mang một chai dầu đem bán để mua kẹo cho cả nhà. Không có cái chai ấy làm sao anh chị có thể làm thêm, chị sẽ còn trông vào đâu. Anh không biết rằng một chai dầu khác đã được bán đi để có tiền mua thuốc cho con lúc

ốm. Hơn nữa với anh chị, từ trước đến nay, thắp đèn vào ban tối là một chuyện tiêu hoang. Nhưng giờ đây chị Hối muốn thắp đèn vì mất hai xu dầu, anh chị có thể làm thêm được năm xu việc vào buổi tối. Chị Hối tức giận, hai vợ chồng lời qua tiếng lại một hồi thì dẫn đến chuyện không ai mong muốn - xô xát. Hoá ra chỉ vì một chai dầu mà họ đã đánh chửi nhau. Đến đây, độc giả thấy sao mà nghẹn lòng quá. Tất cả cũng bởi cái nghèo cái đói luôn bao trùm họ quá lâu rồi. Còn trong Chớp bể mưa nguồn, anh Mi vì quá nghèo mà không đủ tiền lấy vợ. Và rồi cuối cùng một ngừơi phụ nữđã theo về nhà, làm vợ anh. Cho rằng đó là người đàn bà đốn mạt, không cưới xin, lại đàng hoàng đến nằm vạ nhà bà, bà Móm phản đối cô con dâu từ trên trời rơi xuống này một cách kịch liệt. Nhưng cũng bởi thế cho nên bà cũng xót xa vì nhận ra hoàn cảnh éo le trớ trêu của gia

đình mình: “Bà không có tiền ấy vợ cho nó à? Đâu bà có muốn thế. Chẳng qua là cái ông trời cay đắng kia chưa muốn cho bà khá... Ngày xưa, bà đi lấy chồng, nghèo khó lắm. Vậy mà hàng xóm cũng được nhai bỏm bẻm miếng trầu. Làng nước cũng nhận được năm chục viên gạch thay tiền cheo...” [1, tr 205]. Cái nghèo đeo đẳng cuộc sống, khiến anh thanh niên không đủ tiền cưới vợ, phải “nhặt” vợ về nhà. Mô tip này đọc lên sao thấy quen quen? À, thì ra tình huống “nhặt” vợ cũng đã đựơc đề cập trong truyện Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Nhân vật Anh Tràng của Kim Lân cũng không đủ tiền cưới vợ, may mắn thay có một người phụ nữ cũng vì quá đói quá khổ mà theo anh về nhà. Cuộc sống của họ rất cực khổ nhưng được cái gia đình hoà thuận, êm ấm. Trong cái ảm đạm tối tăm của đói nghèo, niềm hạnh phúc gia đình được thắp lên từ ngọn lửa hồng –

ngọn lửa của trái tim, của khát vọng sống. Tình huống truyện giống nhau nhưng Tô Hoài lại hướng nhân vật đến sự bi kịch. Bà Móm không chấp nhận vợ anh Mí, hàng ngày bà hành hạ cô con dâu của mình tưởng như không bao giờ dứt bằng tiếng chửi rủa cay độc. Đã khốn khổ vì nghèo đói, họ còn khốn khổ vì những hủ tục làng xã đeo bám. Nếu bà Móm chấp nhận người con dâu ấy và vun vén vào cho con trai thì đâu đến nỗi gia đình bà nhà tan cửa nát, mỗi người một nơi. Cuối cùng chỉ còn mỗi mình bà trong căn nhà trống huếch, trống hoác và chịu dằn vặt trong nỗi cô đơn. Cái nghèo đeo đẳng cuộc sống của dân quê, đe doạđến hạnh phúc của của họ. Người đàn bà ấy đã không chịu đựng được đành phải bỏ đi và người con trai bà cũng bỏ bà mà ra đi. Để rồi một người phụ nữ đanh đá, chua ngoa như bà Móm cuối cùng cũng phải ôm mặt, hu hu khóc: “Ối con ơi!”. Tiếng khóc này là gì ư ? Là sự ăn năn hối hận, tiếc nuối, tiếng khóc thương xót cho số phận đứa con trai khốn khổ, và cũng chính bà đang tự khóc thương cho cuộc đời tăm tối của mình. Bởi một người mẹ như bà không lo nổi việc đại sự cho con trai, dẫn đến cái kết buồn thê lương đáng tiếc.

Nỗi bất hạnh đeo bám gia đình anh Duyên trong Nhà nghèo cũng xuất phát từ lí do đó – đói nghèo. Tất bật làm lụng từ sáng sớm tinh mơ đến đêm tối mịt mờ, nhưng gia đình anh vẫn chẳng đủ cái ăn chứ đừng mơ đến cái mặc. Cơ

cực đến nỗi nhà chẳng có một cái gì đáng giá, thậm chí không có một chút lửa.

Để rồi : “Mỗi bận thổi cơm, cái Gái vẫn phải ra tận đầu xóm xin lửa. Và tối thì mọi người trong nhà đi ngủ cùng với mặt trời, không cần đèn” [1, tr 198]. Cơn mưa mùa hạ xối xả, rào rào, trắng xoá gợi bao sung sướng. Họ nghĩ đến bữa cơm “có thịt nhái nướng thơm phức chấm với muối ớt, nhai ròn rau ráu, ngon tuyệt.” Vợ chồng anh cãi nhau cũng vì những cớ rất nhỏ. Anh chồng đang hát nghêu ngao trong nhà, vợ nhiều lời làm cho cụt hứng. Lời qua tiếng lại, chị

Duyện càng bù lu bù loa khiến anh chồng tức điên: “Ông giết cả lũ! Ông giết cả

lũ chúng mày rồi ông đâm cổ ông sau. Những của nợ kia, ông nhất quyết sửa chúng mày trước rồi đến con mẹ chúng mày.” [1, tr 200]. Còn chị Duyện ôm váy chạy ra đầu ngõ rồi tiếp tục nheo nhéo nói vào: “Nào tôi bòn rút của chìm của nổi gì của ai. Một nhời nói một đọi máu, ăn nói còn có giời đất, có quỷ thần

hai vai chứ. Ối ông cả bà nhớn ơi! Nó đốt nhà... Thằng Duyện nó đốt nhà...” [1, tr 203]. Lúc đầu chỉ là chuyện cãi vã, anh Duyện uất run người đòi đốt nhà. “Họ

thường xuyên cãi nhau vì những cớ rất nhỏ không có nghĩa. Cái đó cũng thành một thói quen. Lúc nào ngứa miệng, to tiếng là to tiếng liền”[1, tr 77]. Đến đây

đã đủ khiến người đọc nghẹn đắng ở cổ họng, nhưng ai ngờ đâu bất hạnh không dừng lại ở đó. Bất ngờ khiến người đọc vô cùng đau xót, ở kết thúc truyện cái Gái - đứa con gái đầu của hai vợ chồng anh Duyện đã bị rắn cắn chết trong tư

thế “hai tay ôm khư khư cái giỏ nhái. Lưng nó trần xám ngắt. Chân nó co queo lại”. Dường như ngay trong lúc nguy hiểm nhất, khi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ còn trong gang tấc, đứa trẻ ấy vẫn mơ tưởng đến món thịt nhái nướng, đến cảnh gia đình đầm ấm quanh món ăn này. Hai vợ chồng quằn quại trước cảnh mất con. Anh Duyện đau đớn và nghĩ đến cái khổ của con gái mình: “Bấy lâu nó vào cửa vợ chồng anh, cực khổ trăm đường. Người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết cả ra.” [1, tr 211]. Một mảnh đời quá đáng thương, một bi kịch quá đau lòng cho gia đình anh Duyên, cho bạn đọc và cho chính tác giả. Bên cạnh đó, trong Đôi ri đá, Tô Hoài lại trở thành một nhà kiến trúc sư tài ba xây dựng lại khung cảnh một làng quê tiêu điều. Người ta ăn Tết Nguyên Đán trong thầm lặng, trong nỗi buồn tê tái. “Bởi vì làng có một nghề làm lĩnh lụa thì lĩnh lụa lại ế. Nhiều khung cửi phải xếp lại. Những guồng tơ bỏ trống. Vắng tiếng lóc cóc van vỉ của cái vày tơ. Ngày phiên không có bác thợ cửi say rượu, mặt đỏ gay, đi chệnh choạng trên đường cái làng. Công việc chẳng có ... Người ta phải quẩy đất thuê, đi làm thợ nề và ra Hà Nội kéo xe tay. Có những kẻ liều lĩnh đã ký giấy “mộ phu” sang “Tân thế giới” [1, tr 314]. Góp phần hoàn thiện bức tranh cuộc sống cùng khổ của những người nông dân, chính là tác phẩm

Khách nợ. Trong khi mọi người quây quần bên nhau đón Tết, gửi tặng nhau biết bao lời chúc tố lành để đón chào một năm mới phát tài phát lộc, thì đúng đêm ba mươi tết, anh hương Cay phải đi trốn vì lái Khếđến đòi nợ. Cảnh nhà anh hương Cay tan hoang, chẳng có gì. Lái Khế “nhòm cả xuống gầm phản. Chiếc phản đã mọt sủng, mối đùn dưới gậm từng đống đất to xù. Cầm cái hèo, lão đi xét thật nhanh gõ đốp đốp vào bức vách. Từng tảng đất vách, trấu trắng phếch ngã

xuống, lăn lóc. Rồi gã ra sân. Mảnh vườn sân non những cây ké dại thấp lè tè,

đốm hoa vòng sọng. Quanh năm dáng chẳng ai bước vào đây” [1, tr 361]. Tết

đến xuân về là dịp cả nhà sum họp đầm ấm. Người ta quét dọn nhà cửa, sắm sửa

đồ mới, sửa sang bàn thờ tổ tiên cho sạch sẽ, cùng người thân bạn bè đi du xuân vui vẻ. Vậy mà nhà anh hương Cay vắng lạnh như không hề biết đến ngày tết. Cái khổ đeo bám anh, cũng bởi vì món nợ truyền kiếp từ bà cụ được truyền bằng văn tự . Để rồi hôm nay, hai bố con phải chay đi trốn nợ ngay trong ngày tết. Anh hương Cay còn bị lái Khế lấy đi bát hương, bài vị tổ tiên. Có lỗi với ông bà tổ tiên nơi suối vàng quá, làm sao họ có thể trở về sum họp với gia đình trong những ngày tết ? Quá chua xót, quá đắng cay. Điều đáng nói là Tô Hoài không chỉ nhìn ra sự thấp kém của những nông dân thợ thủ công, ông còn nhận thấy những phẩm chất đáng quý ở họ. Đằng sau những cuộc cãi vã, những vụ ẩu đả, họ trở về với con người thực - đó là con người giàu tình yêu thương, yêu gia

đình, và khát khao hi vọng về một cuộc sống tươi đẹp hơn. Gia đình anh Duyện cãi nhau kịch liệt nhưng cơn mưa rào ập đến họ lại nhanh chóng tất tảđi bắt nhái như thể chẳng có vụđánh chửi nào xảy ra. Thấy chồng cặm cụi bắt nhái, thương cảm, bao nhiêu yêu thương lại dâng lên. Họ cáu gắt cũng vì mệt nhọc, vì đói kém chứ bản chất thì hiền lành, chăm chỉ, cũng mong muốn có một cái gì tốt đẹp hơn dù đơn giản chỉ là một bữa cơm với món nhái nướng. Anh Hối bán một chai dầu mua kẹo để cho anh và vợ con ăn. Anh sung sướng bên cạnh những đứa nhỏ

vừa cho chúng ăn kẹo và hát cho chúng nghe. Niềm vui ngập tràn trong lòng anh, khi vợ về, anh muốn chia sẻ ngay điều đó với vợ “Nhà ra tôi cho cái kẹo này”. Niềm vui sướng của anh cũng thật giản dị. Đó là sựđồng cảm, chia sẻ bên người thân ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất. Bà Móm lắm điều, ác nghiệt là thế. Nhưng thực sự trong lòng bà đâu muốn. Bà đau xót hối hận khi con trai bỏ đi, một mình bà ở lại trong nỗi cô đơn, tuổi già và bệnh tật. Anh Cuông trong thư tình đầu tiên sống trong niềm tin hi vọng. Anh yêu thầm nhớ trộm cô Mi,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)