Ngôn ngữ dân dã

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 66)

Ngôn ngữ của Tô Hoài tự nhiên, rất gần với khẩu ngữ nhưng vẫn là văn viết. Có đặc điểm này bởi Tô Hoài là nhà văn rất trọng ngôn ngữ của quần chúng. Ông quan niệm: “Trong khi cuộc sống, nhân vật, phong cảnh, vạn vật biến chuyển không ngừng thì câu văn cũng không thể đứng yên một chỗ”

[31, tr 521]. Bên cạnh đó, Tô Hoài đã sử dụng nhiều chất liệu dân gian trong câu chuyện của mình như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, quán ngữ, Truyện Kiều. Ví dụ

hai câu trong Kiều được sử dụng trong truyện Nhà nghèo:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”

[Nhà nghèo, tr 149] Và rất nhiều câu ca dao được xuất hiện

“Có lá lốt tình phụ xương xông

Có chùa bên Bắc, bỏ miếu bên Đông tồi tàn. Có bát sứ tình phụ bát đàn...”

[Vàng phai, tr 244] “Chuông khánh còn chẳng ăn ai

Nữa là mảnh chĩnh, mảnh chai ngoài đồng” [Vàng phai, tr 252]

Tô Hoài còn dùng ngôn ngữ rất đặc trưng của vùng quê. Đó là tiếng nói của người dân làng Nghĩa Đô. Tác giả đã từng thừa nhận: “Các tiếng nói ở

trong nhà, ở trong làng của bà con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu đầu lớn lên nó ăn rất sâu vào óc mình. Tất cả các thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng tạo thành cho tôi cái gốc trong các tác phẩm đầu tiên của tôi”[31, tr 409]. Những từ

“lũng lẵng”, “nhẩy”, “hẩy”, “vơ váo”, “tây ngây”, “tọc toạch”, “thậm thọt”, “chuội”, “thòm thòm”, “chõ”, “nhắng”, “tòi”, “dó dáy”, “lăn lóc”, “mê tơi”...

đều là từ địa phương, được sử dụng trong các câu chuyện của Tô Hoài. Ngôn ngữđịa phương của nhà văn được chia làm hai loại. Một là ngôn ngữ phổ thông nhưng ở làng Nghĩa Đô được dùng khác hoặc có nghĩa khác và hai là những từ

chỉ có trong tiếng nói của nhân dân làng Nghĩa Đô mà không có trong tiếng phổ

thông. Từ “tòi” trong tiếng phổ thông là đưa ra một cách miễn cưỡng. Ví dụ

“Nói mãi hắn mới tòi ra một vài đồng bạc”. Với truyện ngắn Nhà nghèo, câu văn của Tô Hoài từ “tòi” được hiểu với nghĩa là nhoi lên.: “Vì trời mưa vừa xong, ở

những mặt sân sôi bong bóng. Trong các lỗ ngập nước, giun quằn quại tòi lên.” [1, tr154]. Từ “vơ váo” lại có sự khác về nghĩa rõ hơn. Theo từđiển tiếng Việt,

“vơ váo” có nghĩa là: lếu láo, bừa bãi (ăn nói vơ váo) và khi dùng người nỏi tỏ

thái độ chê bai trong việc đánh giá. Tác giả Võ Xuân Quế cho rằng từ vơ váo

được Tô Hoài sử dụng không hề có nghĩa trên mà lại dùng với nghĩa: “chịu khó nhặt nhạnh, thu vén khắp nơi để góp nhặt cho mình”[31, 410]. Người Nghĩa Đô thường dùng từ này để chỉ những người nghèo nhưng cần cù, chịu khó làm ăn, không dựa dẫm, nương nhờ người khác. Ở tác phẩm Ông Dỗi, có viết: “Ông lão dỗi cơm hẩy. Hôm ấy, bà lão ăn quà vơ váo ngoài chợ. Bà yên chí chiều về, thế

nào lão Mũi cũng phải làm lành với mình” [1, tr 241]. Những từ “lũng lẵng”, “nhẩy”, “hẩy”,… là từ địa phương vùng quê của tác giả, không có trong từđiển Tiếng Việt. Trong Giữa thành phố : “Lấm cúi xuống xâu khoai đeo lũng lẵng

dưới cái tay nải. Đến lúc buốt, Lấm giẫy nẩy kêu rầm lên. Lấm bảo với chú: “Cái đá Tây quái nhẩy” [1, tr 232]. “Lũng lẵng” là tính từ làm rõ nghĩa cho động từ “đeo”. “Lũng lẵng” có thể hiểu lủng lẳng. “Hẩy”, “nhỉ” đều là tình thái từ có nghĩa là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói. “Hẩy” tương đương với từ “à”, “hả” trong tiếng phổ thông để tạo câu hỏi. “Nhẩy” tương đương với từ “nhỉ” tạo nên sắc thái thân mật, gần gũi. Tiếp thu ngôn ngữ bình dân, lời văn của Tô Hoài gần gũi, giản dị. Mỗi bức tranh phong cảnh làng quê, về con người

ở nơi đây hiện lên thật sống động, chân thực. Không phải chỉ đến Tô Hoài, các nhà văn mới coi trọng học tiếng nói của quần chúng nhân dân. Có điều khác biệt là không phải ai cũng kể chuyện dân quê, nhẹ nhàng, tự nhiên đi vào lòng người như ông.

3.1.2.2. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình

Tô Hoài quan niệm mỗi câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên tiếp, từng chữ mang hình ảnh nối tiếp vào nhau. Ngôn ngữ văn chương ông nói chung và đặc biệt trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng nói riêng rất giàu chất tạo hình. Ông thường sử dụng những từ láy, tính từ, động từ giáu sắc thài biểu cảm và những hình ảnh so sánh, để miêu tả cuộc sống con người thật rõ nét, cụ

thể và vô cùng sinh động. Nhà văn Tô Hoài có biệt tài sử dụng những từ láy có tính tạo hình cao. Theo nhà ngôn ngữ Hoàng Văn Thành thì từ láy là “những từ

được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho quan hệ giữa các tiếng trong từ vừa điệp, vừa đối, vừa hài hoà với nhau về

âm và về nghĩa, có giá trị biểu trưng” [6, tr 16]. Ngoài chức năng biểu hiện khái niệm, từ láy còn có chức năng biểu cảm.“Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể hiện tinh tế và sinh động về sự cảm thụ chủ quan về cách đánh giá và thái

độ của người nói trước sự vật hiện tượng của đời sống xã hội” [6, tr 6]. Từ láy có khả năng “làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung một cách cụ

thể, tinh tế, sống động, màu sắc, âm thanh, hình ảnh mà sự vật biểu thị” [6, tr 132]. Nhờ việc sử dụng có hiệu quả, tính tế, chính xác các từ láy, trong tác phẩm

Vàng phai, Tô Hoài đã xây dựng bức chân dung của các nhân vật thật sống

động, có hồn. “Mây cười tít đi. Mây hay cười quá. Đôi má phúng phính lúm lại và đỏ hây lên. Cặp mắt long lanh giữa đôi mí húp híp. Cái mắt mới tình tứ làm sao...” [1, tr 249]. Những từ “phúng phính”, “long lanh”, “húp híp” đã gợi tả

sống động hình ảnh một cô gái thôn quê đẫy đà, căng tràn sức sống. Tác giả còn

đặc tả được tất cả những biến chuyển từ mắt đến má, khi cô Mây cười. Má thì phúng phính lúm lại, cặp mắt lại long lanh, đôi mí thì húp híp. Tuy nhiên, nét cười của cô Mây có một cái gì đó dung tục. Má không chỉ phính mà phúng phính, mắt không chỉ híp mà húp híp. Các từ láy “phúng phính” và “húp híp” càng làm gia tăng sự khuôn mặt béo và đôi mắt nhỏ của Mây. Con người như

Mẫy không hoàn toàn là cô gái quê thật thà chất phát mà còn có gì đó ham hố, thô tục. Sau này, người đọc càng thấy rõ điều đó, Mây đã nhanh chóng bỏ anh Hẹn đểđi theo bác Quyền vực vì bác tây và giàu có hơn.

Tô Hoài cũng sử dụng khá nhiều từ láy để miêu tả các hoạt động cử chỉ

của nhân vật. “Chị Duyện gặp cái Gái. Nó giơ giỏ lên khoe với u. Cái giỏ đã

được lưng lửng. Trong giỏ, nhái xô nhau oe óe. Con Gái nhe hai hàm răng cải mảđen xỉn, cười toét. Rồi nó lại lễ mễ vác giỏ xuống một vệ ao gần đấy. Trong

Nhà nghèo, khi mẹ nó tất tả ra miệt đầu đình [1, tr 55]. Các từ láy “lưng lửng”, “lễ mễ”, “tất tả” đã gợi tả cử chỉ, trạng thái của nhân vật. “Lưng lửng” vừa diễn

đạt cái Gái đã bắt được khoảng nửa giỏ nhái nhưng vừa gợi trước mắt người đọc cái Gái đang vui vẻ khoe với mẹ, nó xóc xóc giỏ nhái và chắc mẩm trong bụng

vì đã bắt được nhiều. “Lễ mễ” là mang “trên sức mình một vật cồng kềnh làm cho khó đi” [1, tr 468]. Một nửa giỏ nhái thì làm gì đến mức mà cái Gái phải “lễ

mễ” bê có nghĩa là cái Gái rất gầy bé. Còn “Tất tả” có nghĩa là “nhanh khi bị

một nhu cầu thúc giục” [1, tr 448]. Chị Duyện mặc dù vừa cãi nhau với anh Duyện nhưng mọi thứ dường như qua đi rất nhanh chị hăm hở ra đồng bắt ếch nhái như mọi người. Từ “tất tả” vừa gợi tả dáng đi nhanh vội vã của chị Duyện vừa thể hiện tâm trạng nóng lòng của chị Duyện hoà vào dòng người đang lũ

lượt ra đồng, bắt nhái cải thiện món ăn hằng ngày vốn đã rất đơn sơ của họ. Những từ láy được sử dụng kết hợp biện pháp tu từ nhân hóa làm cho đối tượng vô tri, vô giác bỗng trở nên sống động. “Thành phố Sài Gòn đẫm trong ánh sáng, nó rực lên, chỗi lên dưới bóng điện chóe ngời. Thành phố không chịu được sức

điện quyến rũgay gắt.giẫy giụa, nó rên la: này này từng dòng người dòng xe chuyển động phăng phăng, như không bao giờ biết ngừng, biết đứng, lúc nào cũng hối hả, tất tưởi, tới tấp, sát cánh mà ngược mà xuôi. Các thứ tiếng, không biết được của ai, ở đâu. Ô-tô toe toe. Xe điện tun tun. Ôi thôi, biết thế nào mà kể! Phải nói cái thành phố đương bị dìm vào một bể ánh sáng, chói quá, đương kêu ầm lên trong Một chuyến định đi xa [1, tr 202]. Thành phố Sài Gòn chói lòa ánh điện, ồn ào náo nhiệt cũng có tâm trạng giống như con người hối hả, tất tưởi, tới tấp. Âm thanh của thành phố hiện đại với những tiếng còi xe toe toe, tun tun ồn ã, đông đúc, nhộn nhịp. Bên cạnh đó, những tính từ, động từ được Tô Hoài sử dụng cũng làm cho các sự vật hiện lên rõ nét với tính chất, trạng thái rất tiêu biểu, không chung chung mờ nhạt. Vàng là màu “vàng sọng”, “vàng ệch”, “vàng hoe”, “vàng khè”; đen là “đen bóng nhoáng”, “đen đủi”, “đen xỉn”, “thâm xỉn”, “đen tuyền”; trắng là “trắng nõn”, trắng phau”, “trắng xóa”, “trăng trắng”; “xanh mướt”, “xanh rờn”; xám là “xám ngắt”, “xám xịt”, “xám ngoét”, “xám bủng”; đỏ là “hoe hoe đỏ”, “đỏ mọng”, “đỏ hoe”, “đỏ chói lọi”; thấp thì “thấp lè tè”, cao lại “cao lêu đêu’... Ngay cả việc miêu tả trạng thái cười và khóc của Tô Hoài cũng hết sức đa dạng. Cười trong tâm trạng đau khổ: “cười khinh khích”, “cười nhạt”, “cười nức nở, như xé cổ họng” , “cười gằn”, “cười nhợt nhạt”, “cười buồn bã”... Cười sung sướng, hạnh phúc: “cười tít đi”,“cười ề à”, “cười khì khì”, “mỉm cười”, “cười rũ rượi”, “cười phá lên”, “cười đến vỡ bụng”, “cười

giòn tan”... Cười xao xuyến: “cười vơ vẩn’, “cười tủm”... Cười của một đứa trẻ

hồn nhiên: cười “khịt mũi, nhe mấy cái răng sún”. Mỗi nhân vật cũng khóc với một vẻ khác nhau. Khóc bên ngoài nhưng trong lòng chưa thực sự đau khổ: “khóc nhẹ như khóc dối nên cũng tạnh chóng như mưa bóng mây.” Khóc khi nỗi buồn bất ngờ đến: “tự dưng khóc”. Khóc khi nỗi đau đớn vỡ òa ra: khóc hu hu, nức nở, nước mắt ròng ròng. Khóc ấm ứ: “khóc nỉ non”, “khóc nấc lên”, “khóc thút thít”, “khóc ti tỉ”, “khóc lóc”. Khóc của đứa trẻ cố để người khác biết: “khóc inh ỏi”

Bên cạnh ngôn ngữ chính xác giàu sắc thái biểu cảm, nét độc đáo trong ngôn ngữ của Tô Hoài là sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Phép so sánh còn

được gọi là tỉ dụ là “phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia” [43, tr 451]. Biện pháp tu từ so sánh có khả năng biểu đạt hình ảnh và cảm xúc rất lớn nên có được nhiều nhà văn sử dụng. Đọc tác phẩm văn học, ta thấy mỗi nhà văn để lại cá tính riêng trong việc sử dụng so sánh tu từ. So sánh trong văn chương Nguyễn Công Hoan cũng thật khác với Tô Hoài. Trong Thật là phúc, lối so sánh của Nguyễn Công Hoan, rất độc đáo, tạo nên nhiều liên tưởng bất ngờ, thú vị: Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn giời, lại còn có cách so sánh nhằm phê phán sự vật hiện tượng. Mỹ thuật nhất là cái ngực đầy như cái ví của nhà tư bản, chứ không như cái óc của ông Nghị ngay cả trước ngày họp hội đồng” [Samandji]. Có so sánh bất ngờ ngộ nghĩnh “xe thứ bảy thì cô xấu nhưng tân thời, mặt phấn má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng lườn, trong tức anh ách như một bài thơ thất luật” [Đào Kép mới]. So sánh của Tô Hoài cũng có điểm riêng biệt. Nhà văn đã tiếp thu có chọn lọc lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động. Họ luôn gắn bó với làng quê, luôn có mặt với khung dệt, vườn ruộng với nắng và với mưa, với thiên nhiên bốn mùa thay đổi, với nỗi khổ của người đói nghèo, bất hạnh, phiêu bạt, chia lìa… Vì thế, hình ảnh so sánh của Tô Hoài luôn bình dị, dễ hiểu, gần gũi. Khảo sát hình ảnh so sánh trong truyện ngắn Tô Hoài, chúng tôi có bảng thống kê sau:

Tên truyện Vế A (Sự vật được so sánh) Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh) Một người đi xa về [tr 203] Con đường nhỏ, mỏng mảnh, bò ngẩn ngơ giữa cánh đồng lúa như một làn khói vương Mùa ăn chơi [tr 227] Ba tiếng một... hai tiếng một. Những hồi trống ngũ liên rền rĩ

vang lên nghe

như nước cuồn cuộn chảy

khói lửa nhuốm lên, xô đẩy, thúc giục gọi ráo riết. Mùa ăn chơi [tr 230] (Chàng này xô thì chàng kia lùi. Một người đâm, một người

đỡ) Những cái gạt xoèn xoẹt biến chuyển cùng với hai cánh tay rắn chắc, thịt nổi lên như những thớđá. Một chuyến đi xa [tr 198] Bây giờ gã hiền lại lừđừ như một con cá ngão Một người đi xa về [tr 203]

Người phu xe khom lưng xuống, hai khuỷu tay nhô lên

như hai cánh chim, mặt đất trắng lì, những bàn chân vả xuông bạch bạch. Nhà có ma [tr 217] Ông chủ thì mặt xám xịt, gầy leo kheo như cây nứa lép, thỉnh thoảng ho sù sụ Bà chủ cũng ốm rề rề, quanh năm bủng vàng như nghệ. Đứa con nhỏ sài đẹn, lom khom như chiếc dải khoai Mùa ăn chơi [tr 226] Nghẹt quá, không thở

được, trẻ con khóc inh ỏi như

một đàn lợn bị chọc tiết Rồi chúng trèo tường

đình, chúng leo gốc đa. như

Bám thèo đảnh Ông dỗi [tr 238] Đôi mắt cá ngão, giương bạnh, tròn xoe. như lối ngồi của một chú ếch ương bụng ỏng và lôi mắt Vàng phai [tr 249] Mặt Mây đỏ hồng, đôi môi ngon và mòng mọng như

hai múi quít ngọt

Ông giăng không biết nói tr 264 Chà, cánh tay trần, trắng bạch, chắc nịch như đẵn mía Hết một buổi chiều [tr 193] Cái bàn “trông nó thực cũng như một anh có bốn chân cùng đi bốn cái cà kheo Hỡi ôi, cái bàn ngoẹo

ngay đi và nó gieo cả bốn chân xuống, giãy nảy lên như một người đàn bà giỗi chồng, làm nũng chồng Khách nợ [tr 272]

Rồi lão chui người vào giữa ổ rạ, đầu và chân tay thò ra, cong queo

như

một con bò thui

Dế mèn phiêu lưu

[tr 238]

Dế Choắt gầy lêu ngêu như gã nghiện thuốc phiện Chị mặc áo thân dài,

đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng

như

cánh bướm non

Hầu hết so sánh trong tác phẩm của Tô Hoài theo mô hình A như B đây cũng là kiểu so sánh xuất hiện đa số trong văn học dân gian.

“Thân em như giếng nước giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân.”

“ Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹnhư nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trong so sánh truyền thống, vế A và vế B thường thì một vế trừu tượng và một vế cụ thể. Còn trong ngôn ngữ sáng tác của Tô Hoài, vế A và vế B là quan hệ giữa cái cụ thể với cái cụ thể. Nhân vật thường được so sánh với hình ảnh bình dị, quen thuộc. Nhân vật là người thường được so sánh với vật, nhân vật không phải là người lại thường được so sánh với người. Lối so sánh của Tô Hoài rất gần gũi nhưng thật độc đáo thể hiện khả năng quan sát và cảm nhận cuộc sống thật tinh tế.

3.1.2.3. Ngôn ngữđa thanh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 66)