Cách hiểu về tình huống

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 60)

Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “Với truyện ngắn và với một tác giả có kinh nghiệm viết, tôi nghĩ rằng đôi khi người ta nghĩ ra được một cái tình thế xảy ra chuyện, thế là coi như xong một nửa Những nhà văn có tài đều là những người có tài tạo ra những tình thế xảy ra chuyện vừa rất cá biệt vừa mang tính phổ biến hoặc tượng trưng. Và những người cầm bút có cái biệt tài có thể

chọn ra trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất, một khoảnh khắc cuộc sống nhưng bắt buộc con người ở vào một tình thế phải bộc lộ ra cái phần tâm can nhất, cái phần ẩn náu sâu kín nhất, thậm chí có khi là khoảnh khắc chứa đựng cả

một đời người, một đời nhân loại” [32, tr.258]. Như vậy, tình huống còn được gọi là tình thế và các nhà văn Việt Nam quen dùng tình thế hơn là tình huống. Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế nảy sinh trong cuộc sống. Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn

đó lập tức bị phá vỡ”. [31, tr 44]. Nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về truyện ngắn

đã đặc biệt chú ý đến vấn đề tình huống. Theo ông : "Truyện ngắn dẫu sao cũng phải ngắn, do đó thủ thuật chủ yếu của truyện ngắn là thủ thuật điểm huyệt. Truyện ngắn điểm huyệt thực hiện bằng cách nắm bắt trúng những tình huống cho phép phơi bày cái chủ yếu nhưng lại bị che giấu trong muôn mặt cuộc sống hàng ngày”. [30, tr 114]. Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, nó chính là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự

kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tô hoài trước năm 1945 (Trang 60)