Định hƣớng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ và huyện Lâm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 82)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Định hƣớng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ và huyện Lâm

Thao trong việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc

4.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân, trực tiếp là các chủ thể có liên quan, đứng đầu là các cơ quan nhà nước

Cả ở góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy, một hoạt động liên quan đến nhiều chủ thể thì việc nâng cao hiệu quả của hoạt động đó không chỉ giới hạn ở các chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động, mà còn ở những ngƣời khác và trong suốt quá trình diễn ra hoạt động đó.

Thực tế cho thấy, nếu đứng dƣới góc độ kinh tế chính trị khi coi NSNN là một công cụ để nhà nƣớc thực hiện việc quản lý điều tiết nền kinh tế thì việc huy động và sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB còn liên quan đến nhiều chủ thể. Nếu hoạt động thu NSNN không xác định đƣợc mức độ hợp lý thì thu NSNN, trong đó có thu để chi cho đầu tƣ XDCB có thể làm giảm khả năng sản xuất kinh doanh hoặc giảm khả năng của các chủ thể tham gia vào các hoạt động thu thì lúc đó, việc sử dụng NSNN nói chung, trong đầu tƣ XDCB nói riêng không thể có hiệu quả cao, mặc dù có thể đạt chỉ tiêu thu NSNN.

Dƣới góc độ xem xét các giai đoạn của dự án đầu tƣ XDCB có thể thấy, hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB có liên quan trực tiếp đến các chủ thể, cơ quan nhƣ ở sơ đồ 3. Vì vậy, nếu xác định việc nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB là trách nhiệm của chủ đầu tƣ, Ủy ban Nhân dân Huyện hay cơ quan thẩm định dự án ... thì đúng nhƣng chƣa đủ và

khó có thể thực hiện đƣợc. Theo đó, nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân, trực tiếp là các chủ thể có liên quan đến dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN, đứng đầu là các cơ quan nhà nƣớc. Để thực hiện quan điểm này, cần có các văn bản pháp quy quy định rõ trách nhiệm của mỗi chủ thể, cơ quan, đơn vị, tổ chức Đảng, Nhà nƣớc trên các góc độ, ở các giai đoạn của dự án đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn là NSNN. Mỗi ngƣời dân cần thực hiện đúng nghĩa vụ nộp NSNN, thực hành giám sát, phản biện hoạt động thu, chi NSNN nói chung, trong đầu tƣ XDCB nói riêng, thực hành bảo quản, khai thác, sử dụng đúng mục đích các công trình đƣợc đầu tƣ từ NSNN. Các chủ thể, cơ quan, đơn vị thực hành triển khai các giai đoạn của dự án thông qua việc quyết định sử dụng NSNN để đầu tƣ và khai thác, sử dụng các dự án đầu tƣ XDCB từ nguồn ngân sách đó sẽ đóng vai trò quyết định đến hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB.

4.1.2. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân vừa là cơ sở, nền tảng, vừa là mục đích của nâng cao hiệu quả sử dụng dân vừa là cơ sở, nền tảng, vừa là mục đích của nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB

Về mặt lý luận, khi huy động nguồn vốn lớn mà có liên quan tới nhiều chủ thể thì có thể dễ thực hiện nhƣng thực tế khả năng huy động NSNN cho đầu tƣ XDCB ở Huyện đang diễn biến ngƣợc lại. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN nhƣng trong bối cảnh ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thuận lợi đã đặt ra yêu cầu phải giảm mức thu, diện thu để duy trì khả năng tồn tại của các doanh nghiệp hay khả năng của các chủ thể tham gia vào nguồn thu NSNN. Điều đó cũng có nghĩa là việc huy động nguồn NSNN đáp ứng nhu cầu đầu tƣ XDCB nhƣ trên là rất khó khăn. Thêm vào đó, chi NSNN cho đầu tƣ XDCB có liên quan đến nhiều chủ thể thì vấn đề thất thoát lãng phí, dẫn đến hiệu quả thấp là khó tránh khỏi. Những phân tích trên cho thấy, để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu cao và khả năng huy động thấp của NSNN cho đầu tƣ XDCB đang đặt ra hiện

nay cần thực hiện quan điểm coi phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân vừa là cơ sở, nền tảng, vừa là mục đích của nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB. Quán triệt quan điểm này sẽ giải quyết đƣợc bài toán trƣớc mắt và lâu dài về nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân là để duy trì, nuôi dƣỡng, phát triển nguồn thu, tăng cƣờng khả năng tham gia và tinh thần trách nhiệm của các chủ thể, cơ quan, đơn vị vào hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB. Ngƣợc lại, khi hiệu quả sử dụng NSNN đƣợc nâng lên nghĩa là nguồn NSNN để chi cũng nhƣ số lƣợng các dự án đầu tƣ XDCB đƣợc tăng lên, thất thoát lãng phí ít, các dự án đầu tƣ đƣợc khai thác sử dụng trong thời gian dài sẽ phát huy tác dụng đối với các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống dân sinh, tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm này đặt ra yêu cầu phải coi trọng việc nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB cả dƣới góc độ coi NSNN nhƣ một công cụ quản lý điều tiết kinh tế và khối lƣợng tiền tệ; rà soát, xác định lại nguồn thu, mức thu và nguồn chi, mức chi NSNN cho đầu tƣ XDCB; dân chủ, công khai các thông tin về đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN để tạo ra sự đồng thuận cao về sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB của các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị, nhân dân toàn Huyện; Phát triển kinh tế thị trƣờng và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn Huyện để tăng nguồn thu từ thuế để tăng chi, trong đó có chi cho XDCB.

4.1.3. Huy động sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản

Nếu chỉ dựa vào NSNN, việc hoàn thành các mục tiêu đầu tƣ XDCB ở Huyện những năm tới là rất khó khăn. Thực tế này cho thấy, vấn đề xã hội hóa nguồn vốn đầu tƣ XDCB chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Huyện và có chiều hƣớng ngày càng khó thực hiện hơn. Để giải quyết mâu thuẫn giữa

nhu cầu đẩy nhanh tiến độ xã hội hóa nguồn vốn đầu tƣ XDCB với khả năng xã hội hóa thực tế nguồn vốn này cần phải thực hiện quan điểm huy động sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB. Ở quan điểm này đòi hỏi phải có các chủ trƣơng, biện pháp phù hợp để nguồn vốn xã hội hóa có mặt trong tất cả các dự án đầu tƣ XDCB đã và đang triển khai, không chỉ ở các dự án trọng điểm thật sự có ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, mà còn ở các công trình phù hợp với khả năng đầu tƣ trong NSNN của Huyện. Quan điểm này cũng yêu cầu các cấp chính quyền, mỗi tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn Huyện đều phải thấy rõ đầu tƣ XDCB là tạo ra cơ hội, tiền đề phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và công việc đó không thể chỉ dựa vào NSNN. Mỗi cán bộ, ngƣời dân của Huyện đều có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia đóng góp trực tiếp và gián tiếp công sức, tiền của, trí tuệ cho việc đầu tƣ XDCB và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB. Cơ quan chính quyền, chủ đầu tƣ cần phối hợp chặt chẽ, có cơ chế khuyến khích ngƣời dân, tổ chức, cơ quan, đơn vị tham gia các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB trên cơ sở minh bạch nguồn vốn NSNN, khẳng định ý nghĩa về mặt kinh tế, chính trị, xã hội của dự án đầu tƣ và công khai sự đóng góp của cán bộ, nhân dân cho các công trình đầu tƣ XDCB. Trƣớc các dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN dự kiến sẽ triển khai, cần lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan, đơn vị trƣớc khi tiến hành các giai đoạn của dự án.

4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao đến 2020

4.2.1. Mục tiêu chung

1. Phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Thao phải phù hợp với định hƣớng chiến lƣợc phát triển chung của vùng, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh đến năm 2020.

2. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng đi đôi với phát triển công nghiệp, phát triển đô thị - dịch vụ và xây dựng nông thôn mới; lấy công nghiệp làm động lực trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

3. Phát triển kinh tế - xã hội phải trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của huyện, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

4. Phát triển kinh tế phải đi đôi với nâng cao chất lƣợng các hoạt động văn hóa xã hội, bảo vệ các di sản văn hóa; đảm bảo công bằng xã hội và an sinh xã hội; tăng cƣờng ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh và đảm bảo môi trƣờng sinh thái.

5. Khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của huyện để Lâm Thao thực sự là địa phƣơng thuộc vùng động lực kinh tế của tỉnh, có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, bền vững; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững; có mức sống cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2015 trở thành huyện nông thôn mới, phổ cập bậc trung học; đến năm 2020 cơ bản đạt tiêu chí huyện công nghiệp.

4.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Về phát triển kinh tế - xã hội

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Lâm Thao đến năm 2020

Ngành Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

I. TỔNG GTSX (giá so sánh) Tỷ.đ 4.084,5 9.127,4

1. Nông lâm nghiệp - Thủy sản Tỷ.đ 265,7 304,3

2. Công nghiệp và Xây dựng Tỷ.đ 3.095,3 6.786,2

3. Các ngành dịch vụ Tỷ.đ 723,5 2.036,9

2011-2015 2016-2020 II. Tốc độ tăng GTSX (Giá SS) % 15,04 17,45

1. Nông lâm nghiệp - Thủy sản % 3,50 2,75

2. Công nghiệp và Xây dựng % 16,00 17,00

3. Các ngành dịch vụ % 17,00 23,00

2011-2015 2016-2020

III. Cơ cấu GTSX (Giá TT) % 100,00 100,00

1. Nông lâm nghiệp - Thủy sản % 9,83 6,36

2. Công nghiệp và Xây dựng % 76,60 76,54

3. Các ngành dịch vụ % 13,57 17,10

(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất trên địa bàn bình quân: Giai đoạn 2011-2015 tăng 15,04%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng 17,45%/năm; phấn đấu quy mô giá trị tăng thêm năm 2020 gấp 4,5 lần so năm 2010. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn sẽ chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; tỷ trọng công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) và của các ngành dịch vụ sẽ tăng đến năm 2015 và cả những năm sau đó tới năm 2020.

Giá trị tăng thêm (giá thực tế) bình quân đầu ngƣời năm 2015 là 29,7 triệu đồng, đạt 90% và đến năm 2020 là 75,97 triệu đồng, đạt 110% so với GDP bình quân/ngƣời của tỉnh Phú Thọ (năm 2010 là 13,869/15,400 triệu đồng, đạt 90%).

- Về xã hội:

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội của Huyện đến năm 2020

Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2015 Năm 2020 1. Tỷ lệ huy động học sinh đến trƣờng % 1.1. Nhà trẻ % 25,0 45,0 1.2. Mẫu giáo % 97,0 100,0 1.3. Tiểu học % 100,0 100,0 1.4. Trung học cơ sở % 100,0 100,0 1.5. Trung học PT % 86,0 90,0 1.6. Tốt nghiệp THPT học nghề và TCCN % >15,0 20,0 2. Tỷ lệ trƣờng chuẩn Quốc gia

2.1. Trƣờng mầm non % 90,0 >95,0

2.2. Trƣờng tiểu học % 90,0 >95,0

2.3. Trƣờng THCS % 70,0 >95,0

2.4. Trƣờng THPT % 70,0 >95,0

3. Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn % 65,0 75,0

5. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng % 14,5 <10,0

6. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế % 100,0 100,0

7. Tỷ lệ xã có bác sỹ % 100,0 100,0

8. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % <0,9 0,78

10. Tỷ lệ dân cƣ đô thị % 24,0 30,0

11. Tỷ lệ gia đình văn hóa % 90,0 90-95

12. Tỷ lệ khu dân cƣ văn hóa % 70-75 75-85

13. Tỷ lệ xã, thị trấn văn hóa % 35,7 50,0

15. Tỷ lệ LĐ làm việc/tổng LĐ trong độ tuổi % 90,00 91,00

16. Số lao động đƣợc đào tạo nghề Ngƣời 1.700 2.000

17. Số lao động đƣợc giải quyết việc làm Ngƣời 2.000 2.100 20. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) % <5,0 (*) <4,0 (*)

21. Số xã đƣợc công nhận là nông thôn mới xã 9 12

(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp

- Mục tiêu môi trường

Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Đến năm 2015 đạt 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ sạch, có các trang thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm; 35% hộ gia đình và 75% doanh nghiệp có dụng cụ phân loại rác thải tại nguồn, 100,0% khu dân cƣ và khu vực công cộng thực hiện thu gom rác thải, nhất là rác thải nguy hiểm.

Đến năm 2020, các chỉ tiêu trên đều đạt 100% và có 100% đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; 100% dân số sử dụng nƣớc sạch; phát triển công nghiệp tái chế chất thải để tái sử dụng.

Đảm bảo độ trong lành của môi trƣờng sinh thái, môi trƣờng nƣớc, không khí tại các khu trung tâm, cụm CN-LN, các trung tâm dịch vụ, các khu vực công cộng và khu vực dân cƣ.

4.3. Một số giải pháp tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lâm Thao ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Lâm Thao

4.3.1. Giải pháp về quản lý và sử dụng

4.3.1.1. Tạo bước chuyển quan trọng trong bố trí, sử dụng NSNN theo hướng tập trung, chống dàn trải đối với các dự án đầu tư XDCB

Địa bàn Huyện còn nhu cầu đầu tƣ XDCB khá lớn trong khi NSNN chƣa thật sự đáp ứng đƣợc. Theo đó cần bố trí đủ vốn theo tiến độ đối với các công trình, dự án quan trọng đang thực hiện. Các phƣờng chủ động bố trí NSNN để sớm trả dứt điểm nợ XDCB; xem xét, đình hoãn những dự án không hiệu quả; không bố trí NSNN cho những dự án không đủ thủ tục đầu tƣ; không phê duyệt dự án nếu không xác định đƣợc nguồn vốn thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần quản lý chặt chẽ, không để phát sinh nợ mới, bảo đảm lành mạnh tài chính, ngân sách. Cùng với nâng cao việc sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB, cần coi trọng thực hiện các giải pháp tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên; sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách để đáp ứng tốt hơn nhu cầu XDCB.

4.3.1.2. Tăng cường chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB

Một là, Quá trình thẩm định phải căn cứ vào quy định hiện hành của nhà nước về sử dụng NSNN, về quản lý đầu tư XDCB.

Các quy định này thể hiện ở các văn bản nhƣ: Luật Xây dựng số

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)