Giải pháp về tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 91)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện

4.3.2.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính nâng cao năng lực quản lý tài chính nhà nước

Một trong những nội dung quan trọng trong cải cách hành chính nhà nƣớc mà Đảng, nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm là cải cách thủ tục hành chính. Thủ tƣớng Chính phủ có quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực Sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB. Thực hiện kế hoạch của Chính phủ, trên lĩnh vực sử dụng NSNN cho đầu tƣ XDCB các Bộ, ngành và các địa phƣơng đã đạt đƣợc những kết quả sau: rà soát, sửa đổi và bãi bỏ nhiều thủ tục bất hợp lý trong quản lý dự án đầu tƣ XDCB, trong lập và phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ, trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN…; đơn giản hóa nhiều quy trình và thủ tục

hành chính, nhất là trong thanh toán vốn đầu tƣ; thực hiện công khai hóa các thủ tục hành chính, quy chế làm việc của các cơ quan hành chính để ngƣời dân biết thực hiện và giám sát.; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Cùng với quá trình mở rộng, việc nâng cao chất lƣợng và hoàn thiện cơ chế “một cửa”, hình thành cơ chế “một cửa liên thông” cũng đƣợc nghiên cứu áp dụng; áp dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính đƣợc đăng tải công khai trên các trang điện tử của các bộ, ngành và của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Bên cạnh những quy định về tinh thần trách nhiệm, Chính phủ đã chú ý đến các chế độ đãi ngộ cho những cán bộ, công chức trực tiếp tham gia giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, doanh nghiệp và công dân, nhƣ có chế độ phụ cấp cho những cán bộ, công chức làm việc ở bộ phận “một cửa”.

Những cải cách liên tục và quyết liệt về thủ tục hành chính trong thời gian vừa qua bƣớc đầu đã làm thay đổi mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Những cải cách về thủ tục hành chính theo hƣớng phục vụ tốt hơn, nâng cao tính công khai, minh bạch của nền hành chính đã cải thiện tích cực môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc, giảm chi phí thời gian, tiền bạc của doanh nghiệp và ngƣời dân.

Mặc dù các hoạt động cải cách đã đạt đƣợc các kết quả khả quan, nhƣng đối chiếu với những yêu cầu phát triển của kinh tế thị trƣờng, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, các thủ tục hành chính vẫn có nhiều tồn tại, hạn chế: Vẫn còn tồn tại nhiều quy định, những giấy phép bất hợp lý. Nhiều bộ, ngành, địa phƣơng vẫn chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng phải loại bỏ các quy định, thủ tục bất hợp lý; thủ tục vẫn còn nhiều phức tạp, không rõ, không nhất quán. Việc áp dụng công nghệ thông tin vẫn còn những bất cập do hệ thống thông tin của các bộ, ngành, tỉnh, thành phố chƣa hoàn chỉnh. Sự phối hợp giữa việc tin học hóa, xây dựng chính phủ điện tử với quá trình thực hiện cải cách hành chính chƣa có sự phối hợp chặt chẽ.

4.3.2.2. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát

Tăng cƣờng , kiểm tra việc thực hiện NSNN cho đầu tƣ XDCB trên địa bàn cấp Huyện cần tậ

việc chức thực

các thuật

nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của lực lƣợng giám sát, kiểm tra, thanh tra.

quyết đị

.

, vận dụng các tiêu chuẩn vào văn hoá địa phƣơng từ ễ dàng tiếp cận đồng thời cũng để

ế

Nếu có quy định mà không có sự giám sát, kiểm tra và thanh tra thì việc thực thi không nghiêm. Nhƣng các sai phạm thƣờng đƣợc che giấu bởi nhiều thủ đoạn tinh vi vì thế nếu không điều tra thì không thể phát hiện đƣợc. Do vậy muốn sử dụng có hiệu quả trong sử dụng NSNN cần phải nâng cao công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra để ngăn chặn và phát hiện những sai phạm, đƣa ra ánh sáng những kẻ cố ý làm trái quy định, pháp luật gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí hiện nay, thu hồi tài sản bị thất thoát. Các biện pháp cụ thể là: Bổ sung thêm nhiều cán bộ có năng lực và trình độ vào lực lƣợng thanh tra và điều tra; trang bị thêm thiết bị kỹ thuật và tăng kinh phí cho lực lƣợng thanh tra, điều tra. Mở rộng phạm vi quyền hạn cho lực lƣơng thanh tra, điều tra. Lực lƣợng thanh tra, điều tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan công bằng. Thƣởng và phạt phân minh với những thành tích và khuyết điểm trong công tác. Cần áp dụng các giải pháp liên quan đến cá nhân ở trên đối với lực lƣợng thanh tra, điều tra. Xác định rõ trách nhiệm của lực lƣợng này đối với sự gia tăng số vụ và mức độ thất thoát. Khi đã có đơn tố giác, đã có biểu hiện, dƣ luận về sai phạm, thất thoát ở dự án nào thì lực lƣợng thanh tra , điều tra phải sớm xác định và làm rõ, phải làm cho đến nơi đến trốn để rõ trắng đen và đƣa vụ việc ra ánh sáng, để có tác dụng răn đe và quan trọng là thu hồi tài sản của Nhà nƣớc bị thất thoát.

Nhà nƣớc cần mở tài khoản kế toán riêng để theo dõi và quản lý tập trung tất cả tài sản bị thất thoát thu hồi qua kết quả kiểm tra, thanh tra và điều tra. Số tiền thất thoát là rất lớn, vì vậy số tiền thu hồi sẽ rất lớn, Nhà nƣớc có thể dùng một phần số tiền thu hồi để chi cho việc đầu tƣ năng cao năng lực lực lƣợng thanh tra, điều tra, chi cho việc bảo vệ nhân chứng. Bổ sung kinh phí cho hoạt đọng thanh tra, điều tra …Vì vậy có thể sẽ phát hiện nhiều hơn những dự án có thất thoát và thu hồi đƣợc nhiều hơn số tiền bị thất thoát.

Tập trung giám sát đầu tƣ với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tƣ, phát hiện những

sai sót trong tính toán có thể dẫn đến lãng phí, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời làm giảm hoặc tránh để xảy ra lãng phí.

Tập trung thanh tra tất cả các dự án đang và đã triển khai để phát hiện những sai phạm quy định, thủ tục triển khai, những sơ hở trong quản lý có thể dẫn đến lãng phí, thất thoát từ đó có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc tránh xảy ra lãng phí thất thoát.

Thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán, kiểm tra tài chính, tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát đối với các hoạt động thu nộp NSNN cũng nhƣ các hoạt động sử dụng NSNN. Mặt khác, cần xử lý đầy đủ, kịp thời đối với những cá nhân tập thể vi phạm theo kết luận của các cơ quan có thẩm quyền về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Thực hiện công khai kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và kết quả xử lý. Thực hiện chế độ trách nhiệm đối với ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý, sử dụng NSNN phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những khoản chi sai chế độ, thất thoát lãng phí ở đơn vị đƣợc giao phụ trách. Nghiên cứu việc công bố công khai NSNN, các hoạt động dự toán ngân sách, các tổ chức, hoạt động đƣợc NSNN hỗ trợ, các dự án XDCB có sử dụng vốn NSNN, các quỹ có nguồn từ NSNN, các quỹ có nguồn đóng góp của nhân dân để tăng cƣờng giám sát của các đoàn thể xã hội, ngƣời lao động và nhân dân. Thực hiện rà soát, quy định rõ thủ tục, quy trình, thời gian thực hiện và chế độ trách nhiệm của từng bộ phận cán bộ trong việc thực hiện thu, chi ngân sách, hoàn thuế. Các cơ quan tài chính, thuế định kỳ đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển để tăng thu NSNN.

4.3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác nghiệm thu công trình.

Chất lƣợng công trình có ảnh hƣởng đáng kể đến hiệu quả đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ XDCB từ NSNN. Những năm gần đây, chất lƣợng nghiệm thu công trình luôn là vấn đề nóng. Vì thế, cần công khai quy trình, thủ tục nghiệm

thu, công khai quy trình thanh, quyết toán vốn đầu tƣ công trình hoàn thành; khuyến khích chủ đầu tƣ mời các tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán các công trình hoàn thành trƣớc khi thẩm tra, phê duyệt quyết toán; Nghiên cứu áp dụng và tăng tỷ lệ % tạm giữ chờ quyết toán đối với các dự án đầu tƣ XDCB để tiện cho việc điều chỉnh tăng, giảm chi phí, tiết kiệm thời gian nghiệm thu, quyết toán công nợ của chủ đầu tƣ với các nhà thầu.

Để thực hiện đƣợc tốt các vấn đề nêu trên, Đảng bộ Huyện, Đảng bộ các phƣờng, các đơn vị hành chính, kinh tế, sự nghiệp trên địa bàn Huyện cần thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nƣớc; Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng; Luật Quản lý thuế và các luật thuế; Luật đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật đất đai... Tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai minh bạch trong quản lý tài chính, ngân sách. Tạo quyền chủ động và đề cao vai trò trách nhiệm của các cấp ngân sách, ngƣời đứng đầu các đơn vị trong quản lý điều hành tài chính ngân sách. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về thuế mới, cải cách thủ tục hành chính, đổi mới quy trình theo hƣớng đề cao trách nhiệm của các đối tƣợng nộp thuế gắn với kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm sai phạm.

4.3.2.4. Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

- KBNN chủ động hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ hoàn tất các hồ sơ pháp lý để làm cơ sở tạm ứng và KSTTVĐT.

- Niêm yết công khai Quy trình KSTTVĐT theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.

- Tiến hành rà soát tỷ lệ giải ngân vốn theo từng dự án, tổ chức kiểm tra thực tế hiện trƣờng.

- Tăng cƣờng hƣớng dẫn thực hiện tạm ứng cho các dự án đấu thầu - Đề xuất UBND huyện điều chuyển kịp thời kế hoạch vốn từ các công trình vào cuối năm.

- Đôn đốc các chủ đầu tƣ xử lý công nợ và tất toán tài khoản đúng quy định đối với dự án hoàn thành đã đƣợc phê duyệt quyết toán.

- Tiếp tục triển khai tốt công tác tin học hoá trong KSTTVĐT.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức và bộ máy KSTTVĐT.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong KSTTVĐT.

- Xử phạt nghiêm chủ đầu tƣ, nhà thầu xây dựng, nhà thầu tƣ vấn có hành vi vi phạm.

- Chỉ đạo các ngành, nắm chính xác số lƣợng dự án đầu tƣ hoàn thành chƣa quyết toán, để có giải pháp xử lý cụ thể.

- Tuỳ theo quy mô và tính chất phức tạp của từng dự án, phòng Tài chính- Kế hoạch huyện trực tiếp thẩm tra hoặc trình UBND huyện thành lập Tổ tƣ vấn thẩm tra báo cáo quyết toán.

- Bố trí cán bộ làm công tác thẩm tra quyết toán phải có đủ năng lực. - Trong thẩm tra quyết toán phải chú ý đến đơn giá, khối lƣợng, chất lƣợng, chủng loại vật liệu, đối chiếu với dự toán đƣợc duyệt và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công.

- Khi thanh tra nếu phát hiện cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sai quy định gây lãng phí vốn đầu tƣ, phải xử lý nghiêm theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)