Thực trạng đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 60)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.Thực trạng đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN của

huyện Lâm Thao những năm gần đây

3.2.1. Tổng vốn đầu tư XDCB

Vốn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội nên huyện Lâm Thao trong những năm qua cũng đƣợc sự quan tâm đầu tƣ phát triển về cơ sở hạ tầng.

Bảng 3.1. Tổng vốn đầu tƣ XDCB của huyện Lâm Thao 5 năm gần đây

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng vốn đầu tƣ XDCB Vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN

2010 808,9 144,5 2011 905,6 161,8 2012 993,4 177,5 2013 1.042,2 186,3 2014 1.094,7 195,7 Tổng 4.844,8 865,8

(Nguồn: UBND huyện Lâm Thao)

Thời gian qua, công tác đầu tƣ phát triển trên địa bàn Huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt khá, nhất là khu vực ngoài NSNN. Có thể nhận thấy, trong 5 năm qua tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn liên tục có sự gia tăng. Huyện đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản không nhỏ là 4.844,8 tỷ đồng chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất của toàn Huyện. Số vốn đầu tƣ XDCB năm sau cao hơn so với năm trƣớc đáp ứng nhu cầu đầu tƣ, mở rộng cơ sở hạ tầng của Huyện. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn đầu tƣ XDCB mạnh trong 3 năm đầu, từ năm 2010 tới năm 2012, từ năm 2013, vốn đầu tƣ XDCB tăng chậm hơn. Tốc độ tăng vốn đầu tƣ XDCB trong hai năm này tƣơng đối thấp, nguyên nhân là do ảnh hƣởng lớn từ tình hình kinh tế khó khăn nên vốn đầu tƣ XDCB cũng bị thu hẹp.

Trong tổng vốn đầu tƣ XDCB, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN chỉ chiếm 17,87%. Hơn vậy, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cũng tăng trƣởng rất chậm qua các năm. Đây cũng là thực trạng chung khi nền kinh tế nƣớc ta gặp khó khăn rất nhiều trong những năm qua. Tỷ trọng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cũng có xu hƣớng giảm dần qua các năm.

ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nƣớc còn có một tác động rất quan trọng là thúc đẩy đầu tƣ tƣ nhân, huy động nguồn vốn nhàn rổi trong dân chúng vì việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng nhƣ các dịch vụ công cộng sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ tƣ nhân, làm giảm đáng kể chi phí đầu tƣ.

3.2.2. Tỷ trọng đầu tư XDCB trong tổng vốn ngân sách huyện

Nhận thức rõ vai trò của đầu tƣ XDCB trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện, trong những năm qua tỷ trọng chi đầu tƣ XDCB trong tổng chi NSNN trên địa bàn ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Hiện nay, tỷ trọng chi đầu tƣ XDCB trong tổng chi NSNN đã chiếm mức 71,6%. Chi đầu tƣ XDCB ngày càng tăng qua các năm. Tổng số chi NS Huyện là 1.249,7 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ xây dựng cơ bản trong NS huyện trong 5 năm trở lại đây là 865,8 tỷ đồng. Số chi đầu tƣ XDCB từ NS huyện ngày càng gia tăng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2. Tỷ trọng đầu tƣ XDCB trong tổng chi NS huyện Lâm Thao

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng chi NS huyện Lâm Thao Chi đầu tƣ XDCB Tỷ lệ (%)

2010 229,6 144,5 62,9 2011 238,3 161,8 67,9 2012 247,8 177,5 71,6 2013 260,5 186,3 71,5 2014 273,5 195,7 71,6 Tổng 1.249,7 865,8

3.2.3. Tình hình đầu tư XDCB bằng vốn NS huyện

Bảng 3.3. Tình hình đầu tƣ XDCB bằng nguồn vốn NS huyện Lâm Thao

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm Loại dự án Hạ tầng kỹ thuật Hạ tầng xã hội

2010 B,C 99,6 44,9 2011 B,C 110,5 51,3 2012 B,C 121,3 56,2 2013 B,C 127,3 59,0 2014 B,C 133,4 62,3 Tổng 592,1 273,7

(Nguồn: UBND huyện Lâm Thao)

Vốn đầy tƣ xây dựng cơ bản từ vốn NS huyện đều tập trung vào nhóm các loại dự án có quy mô vốn nhỏ, dự án nhóm B và C. Trong số đó, Huyện ƣu tiên thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật hơn nên số vốn đầu tƣ XDCB cho các nhóm này chiếm tỷ trọng lớn hơn. Trong vòng 5 năm qua, các dự án hạ tầng kỹ thuật đƣợc đầu tƣ 592,1 tỷ đồng, trong khi đó, nhóm hạ tầng xã hội là 273,7 tỷ đồng.

3.2.4. Kết quả đạt được

Kế hoạch vốn năm 2010 là 144,5 tỷ đồng đồng, tỷ lệ giải ngân 95,51%, tƣơng ứng với số vốn thanh toán là 138 tỷ đồng.

Kế hoạch vốn năm 2011 là 161,8 tỷ đồng, tăng thêm 11,97%. Số vốn thanh toán trong năm này là 157,9 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đã tăng lên mức 97,6%.

Kế hoạch vốn năm 2012 là 177,5 tỷ đồng, tăng thêm 9,7%. Tỷ lệ giải ngân trong năm này giảm còn 96,5% tƣơng ứng với số vốn thanh toán là 171,3 tỷ đồng. Tỷ lệ giải ngân trong năm này có sự sụt giảm là do tình hình kinh tế khó khăn nên Huyện buộc phải tạm dừng một số dự án có tính chất không thực sự gấp rút để tập trung vốn cho các dự án trọng điểm.

Kế hoạch vốn năm 2013 là 186,3 tỷ đồng, tăng thêm 4,9%, tuy nhiên tỷ lệ giải ngân trong năm này đã tăng lên mức 97,1%.

Tỷ lệ giải ngân tiếp tục tăng lên trong năm 2014 với tỷ lệ 98,05%. Kế hoạch vốn giao trong năm này là 195,7 tỷ đồng.

Bảng 3.4. Tỷ lệ giải ngân qua từng năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm Kế hoạch giao Thanh toán Tỷ lệ giải ngân

so với kế hoạch 2010 144,5 138,0 95,51 2011 161,8 157,9 97,60 2012 177,5 171,3 96,50 2013 186,3 180,9 97,10 2014 195,7 191,9 98,05 Tổng 865,8 840,0

(Nguồn: Ban quản lý dự án)

3.3. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nƣớc

3.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Điều kiện để các dự án đƣợc bố trí kế hoạch vốn đầu tƣ hàng năm của Nhà nƣớc: Đối với các dự án quy hoạch: có đề cƣơng hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch và dự toán chi phí công tác quy hoạch đƣợc duyệt theo thẩm quyền. Đối với các dự án chuẩn bị đầu tƣ: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ đƣợc duyệt; có dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tƣ đƣợc duyệt theo thẩm quyền. Đối với các dự án thực hiện đầu tƣ: phải có quyết định đầu tƣ từ thời điểm trƣớc 31 tháng 10 năm trƣớc năm kế hoạch, có thiết kế, dự toán và tổng dự toán đƣợc duyệt theo quy định. Trƣờng hợp dự án đƣợc bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tƣ nhƣng chỉ để làm công tác

chuẩn bị thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tƣ và dự toán chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án đƣợc duyệt.

+ Lập kế hoạch, phân bổ và thẩm tra phân bổ vốn đầu tƣ năm:

Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tƣ (đơn vị đƣợc giao quản lý dự án hoặc sử dụng công trình) lập kế hoạch vốn đầu tƣ của dự án gửi phòng Tài chính - Kế hoạch để tổng hợp. Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp, lấy ý kiến các phòng liên quan về kế hoạch đầu tƣ các dự án sử dụng vốn NSNN cấp huyện.

UBND huyện lập phƣơng án phân bổ vốn đầu tƣ trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tƣ cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu đƣợc giao về tổng mức đầu tƣ; cơ cấu vốn trong nƣớc, vốn ngoài nƣớc, cơ cấu ngành kinh tế đúng với nghị quyết Thành phố, huyện uỷ chỉ đạo, của UBND tỉnh về điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN hàng năm.

Phòng Tài chính Kế hoạch huyện có trách nhiệm cùng với các cơ quan chức năng của huyện tham mƣu cho Ủy ban nhân dân huyện phân bổ vốn đầu tƣ cho từng dự án do huyện quản lý. Sau khi phân bổ vốn đầu tƣ UBND huyện có trách nhiệm gửi kế hoạch vốn đầu tƣ cho Sở Tài chính Phú Thọ

Sau khi việc phân bổ vốn đã đƣợc sở Tài chính thẩm tra, chấp thuận. UBND huyện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chủ đầu tƣ để thực hiện, đồng gửi Kho bạc nhà nƣớc huyện để theo dõi, làm căn cứ kiểm soát, thanh toán vốn.

Căn cứ kế hoạch vốn đầu tƣ đã đƣợc Ủy ban nhân dân huyện quyết định, phòng Tài chính Kế hoạch huyện xem xét thủ tục đầu tƣ xây dựng của các dự án, thông báo gửi các cơ quan chức năng trong huyện, đồng gửi Kho bạc nhà nƣớc huyện để làm căn cứ kiểm soát thanh toán vốn.

Trƣờng hợp dự án không đủ thủ tục đầu tƣ xây dựng hoặc việc phân bổ kế hoạch chƣa đúng với quy định, phòng Tài chính Kế hoạch có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để chỉ đạo hoàn tất thủ tục theo quy định.

Chủ đầu tƣ phải gửi phòng Tài chính - kế hoạch các cấp các tài liệu cơ sở của các dự án trong kế hoạch để thẩm tra, thông báo danh mục thanh toán vốn của các dự án đầu tƣ.

Chủ trƣơng của huyện là loại bỏ các dự án đầu tƣ không đúng quy hoạch, các dự án mới không đủ thủ tục pháp lý, ƣu tiên tập trung vốn đầu tƣ hoàn thành các công trình quan trọng có sức thu hút đầu tƣ. Do đó, công tác kế hoạch vốn đầu tƣ của huyện Lâm Thao đƣợc chấp hành tƣơng đối nghiêm túc, có sự tính toán cân nhắc và có phần tiến bộ hơn thời kỳ trƣớc.

Công tác lập quy hoạch xây dựng đƣợc các cấp, các ngành tích cực triển khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, công tác này hiện này còn nhiều hạn chế nhất định:

- Nhiều quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng chi tiết còn thiếu, không đồng bộ hoặc đã quá cũ, lạc hậu. Một số quy hoạch vừa mới lập và phê duyệt đã phải sửa đổi, bổ sung. Quy hoạch xây dựng không đồng bộ, chất lƣợng quy hoạch thấp; quy hoạch không phù hợp với điều kiện thực tế dẫn đến khi thực hiện dự án gây tốn kém, lãng phí và giảm hiệu quả đầu tƣ của dự án.

Ví dụ nhƣ Huyện chƣa có quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhƣng đã phê duyệt các quy hoạch chi tiết phát triển nuôi trồng thuỷ sản từng vùng, đầu tƣ các dự án nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn; chƣa có quy hoạch tổng thế các bãi rác thải trong toàn huyện nhƣng một số xã vẫn tiến hành quy hoạch và xây dựng dự án xử lý rác thải.

- Việc phối kết hợp giữa ngành với ngành, giữa ngành với cấp trong việc lập quy hoạch còn hạn chế, trình độ của đơn vị tƣ vấn lập quy hoạch chƣa cao, do đó có những quy hoạch vừa mới duyệt xong đã phải điều chỉnh lại.

- Quy hoạch xây dựng xã, phƣờng chƣa đƣợc quan tâm, hầu hết các xã, phƣờng chƣa có quy hoạch chi tiết.

- Công tác quản lý qui hoạch còn buông lỏng; việc phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hƣớng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch.

- Nhiều đơn vị, cá nhân chƣa nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác quy hoạch. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập quy hoạch ngành, vùng, lƣu vực chƣa thống nhất, thiếu sự phối hợp nên xảy ra tình trạng quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lƣu vực.

- Các quy hoạch trƣớc khi phê duyệt không tổ chức để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia và ngƣời dân; quy hoạch sau khi phê duyệt chƣa công bố rộng rãi để các tổ chức, cá nhân đƣợc biết và thực hiện theo quy hoạch.

- Tuy bƣớc đầu ở huyện đã có những chuyển biến tích cực trong việc kế hoạch hóa vốn đầu tƣ; song việc phân bổ vốn vẫn còn dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu quan trọng; chƣa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch ĐTXD, ghi vốn cho một số dự án chƣa sát với thực tế dẫn đến điều chỉnh kế hoạch nhiều lần. Trong các năm qua đã có tới 18 dự án phải điều chỉnh tổng mức vốn đầu tƣ. Ngoài việc lập dự án đầu tƣ chƣa đảm bảo chất lƣợng, còn do công tác thẩm định, phê duyệt dự án tại một số các phòng chức năng của huyện chƣa tốt; chƣa tính toán kỷ khối lƣợng dự toán; phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh gây nên lãng phí, thiệt hại NSNN.

3.3.2. Hệ thống luật pháp, chính sách và các công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Văn bản do Quốc hội ban hành

- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003. - Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

- Luật 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 sửa đổi bổ sung một số luật có liên quan đến đầu tƣ XDCB. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn bản do Chính phủ ban hành

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/02/2013 của chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình;

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10//2009 của chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của chính Phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình;

- Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng;

- Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính Phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

- Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/05/2010 của Chính Phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 sử đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP.

- Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/02/2013 của chính phủ về quản lý chất lƣợng công trình.

Văn bản do Bộ ban hành

- Thông tƣ 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nƣớc;

- Thông tƣ 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ xây dựng hƣớng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

- Thông tƣ số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;

- Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ vốn ngân sách Nhà nƣớc;

Thông tƣ số 57/2010/TT-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định về việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;

- Thông tƣ số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tƣ của các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc;

- Thông tƣ số 164/2011/TT-BTC ngày 17/01/2011 của Bộ tài chính hƣớng dẫn quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống Kho bạc nhà nƣớc.

Văn bản do KBNN ban hành

- Quyết định 686/QĐ-KBNN ngày 18/8/2009 về quy trình kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 60)