5. Kết cấu của luận văn
4.3.1. Giải pháp về quản lý và sử dụng
4.3.1.1. Tạo bước chuyển quan trọng trong bố trí, sử dụng NSNN theo hướng tập trung, chống dàn trải đối với các dự án đầu tư XDCB
Địa bàn Huyện còn nhu cầu đầu tƣ XDCB khá lớn trong khi NSNN chƣa thật sự đáp ứng đƣợc. Theo đó cần bố trí đủ vốn theo tiến độ đối với các công trình, dự án quan trọng đang thực hiện. Các phƣờng chủ động bố trí NSNN để sớm trả dứt điểm nợ XDCB; xem xét, đình hoãn những dự án không hiệu quả; không bố trí NSNN cho những dự án không đủ thủ tục đầu tƣ; không phê duyệt dự án nếu không xác định đƣợc nguồn vốn thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần quản lý chặt chẽ, không để phát sinh nợ mới, bảo đảm lành mạnh tài chính, ngân sách. Cùng với nâng cao việc sử dụng NSNN trong đầu tƣ XDCB, cần coi trọng thực hiện các giải pháp tiết kiệm 10% chi thƣờng xuyên; sử dụng 50% nguồn tăng thu ngân sách để đáp ứng tốt hơn nhu cầu XDCB.
4.3.1.2. Tăng cường chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư XDCB
Một là, Quá trình thẩm định phải căn cứ vào quy định hiện hành của nhà nước về sử dụng NSNN, về quản lý đầu tư XDCB.
Các quy định này thể hiện ở các văn bản nhƣ: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản ngày số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009; Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình; Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về việc quản lý chất lƣợng xây dựng công trình; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn ngân sách Nhà nƣớc và vốn Trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn Nhà nƣớc, Trái phiếu Chính phủ;...
Hai là, Quá trình thẩm định phải tuân theo theo quy trình.
Cụ thể là tiếp nhận hồ sơ dự án - lấy ý kiến của các cơ quan về thiết kế cơ sở và các nội dung liên quan của dự án - tổng hợp, nghiên cứu ý kiến để hoàn chỉnh nội dung thẩm định dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong quá trình thẩm định luôn phải tuân thủ các quy định của nhà nƣớc về sử dụng NSNN, về quản lý đầu tƣ XDCB, không đƣợc xử lý theo cảm tính, cảm quan của mình. Các cơ quan đƣợc lấy ý kiến có trách nhiệm: Xem xét về thiết kế cơ sở và các nội dung liên quan của dự án theo chức năng quản lý ngành, lĩnh vực. Nội dung tham gia ý kiến phải thể hiện rõ ràng quan điểm (đồng ý, hoặc không đồng ý và yêu cầu hoàn chỉnh bổ sung). Trƣờng hợp hồ sơ dự án XDCB chƣa bảo đảm tính khả thi và hiệu quả đầu tƣ thì cơ quan thẩm định thông báo kết quả thẩm định để chủ đầu tƣ hoàn chỉnh hồ sơ.
Ba là, Quá trình thẩm định phải khẳng định được các tiêu chí: Tính hiệu quả, tính khả thi và sự phù hợp của dự án đầu tư XDCB.
Tính hiệu quả của dự án liên quan đến các vấn đề: Sự cần thiết đầu tƣ; các yếu tố đầu vào của dự án; quy mô, công suất, công nghệ, thời gian, tiến độ thực hiện dự án; phân tích tài chính, tổng mức đầu tƣ, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. Tính khả thi của dự án bao gồm: sự phù hợp của dự án với với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất, tài nguyên (nếu có); khả năng giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn đáp ứng tiến độ của dự án; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tƣ; khả năng hoàn trả vốn vay; giải pháp phòng cháy, chữa cháy; các yếu tố ảnh hƣởng đến dự án nhƣ quốc phòng, an ninh, môi trƣờng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Sự phù hợp của dự án là tiêu chí tương đối phức tạp. Nó thể hiện ở sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng đƣợc phê duyệt; phƣơng án tuyến công trình đƣợc chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; vị trí, quy mô xây dựng và các chỉ tiêu quy hoạch đã đƣợc chấp thuận đối với công trình xây dựng tại khu vực chƣa có quy hoạch chi tiết xây dựng đƣợc phê duyệt; Sự phù hợp của việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; Sự hợp lý của phƣơng án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; Việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trƣờng, phòng cháy, chữa cháy; Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tƣ vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế cơ sở theo quy định.
Bốn là, Quá trình thẩm định phải đảm bảo được yếu tố thời gian, kinh phí và có kết luận, kiến nghị rõ ràng.
Theo quy định, thời gian tối đa cho việc thẩm định 01 dự án không quá 90 ngày làm việc đối với dự án quan trọng quốc gia; dự án nhóm A không quá 40 ngày làm việc; dự án nhóm B không quá 30 ngày làm việc; dự án nhóm C không quá 20 ngày làm việc. Kinh phí cho thẩm định dự án đƣợc quy định theo tiêu chuẩn nhà nƣớc về chi phí thẩm định dự án. Sau khi thẩm định dự
án, cán bộ thẩm định sẽ phải chỉ ra những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của dự án, từ đó rút ra kết luận và kiến nghị, tham mƣu cho ngƣời có thẩm quyền đƣa ra quyết định cuối cùng.
Năm là, Công tác thẩm định phải thật sự chú ý xem xét một cách toàn diện và sâu sắc các mặt kỹ thuật, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và đặc biệt coi trọng yếu tố con người trong các dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn là NSNN.
Sở dĩ cần coi trọng yếu tố con ngƣời ở đây là do đầu tƣ XDCB là đầu tƣ xây dựng các dự án có tính chất công trình với mục tiêu cho nhiều ngƣời sử dụng, hƣởng thụ. Trên tinh thần đó, con ngƣời, vừa là chủ thể, vừa là khách thể có nhận thức trong các hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung, đầu tƣ XDCB nói riêng nên phản ứng của con ngƣời sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến các hoạt động XDCB. Điều này đòi hỏi các chính sách, nhất là chính sách về kinh tế phải quan tâm đúng mức đến con ngƣời lao động, đồng thời cũng có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của con ngƣời.