5. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Lâm Thao
3.1.2.1 Dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2010 là 99.700 ngƣời, trong đó, nữ chiếm 51,51%; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 17,97%; tỷ lệ dân tộc ít ngƣời và tỷ lệ dân số theo một tôn giáo không đáng kể.
Lực lƣợng lao động dồi dào với 58.650 ngƣời trong độ tuổi (từ 15 trở lên đến 55 đối với nữ, đến 60 đối với nam), trong đó, số tham gia lao động là 52.662 ngƣời chiếm 89,80%. Cơ cấu lao động theo ngành vận động theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và nhất là tăng tỷ trọng lao động dịch vụ. Hiện tại, lao động nông lâm thủy sản chiếm 57,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ chiếm 15,9%. Chất lƣợng nguồn nhân lực của Lâm Thao cũng từng bƣớc đƣợc nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10% tổng số lao động.
3.1.2.2. Truyền thống phát triển kinh tế, văn hóa
Lâm Thao là huyện đồng bằng, vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền thống canh tác lúa, rau, mầu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phƣơng quanh vùng nhƣ Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn... Lâm Thao là địa phƣơng có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã đƣợc công nhận nhƣ: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tƣơng Dục Mỹ (Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.
Lâm Thao là Đất Tổ, nằm trong quần thể khu di tích quốc gia Đền Hùng, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời; có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 27 di tích cấp tỉnh và 21 di tích quốc gia đã đƣợc công nhận; có nhiều di chỉ khảo cổ nhƣ Gò Mun (Tứ Xã), Gò Rừng Sậu (Sơn Vi), Phùng Nguyên (Kinh Kệ); có nhiều lễ hội văn hóa nhƣ lễ hội Trò Trám (Tứ Xã), lễ hội Rƣớc Chúa Gái (thị trấn Hùng Sơn), rƣớc các vị Tƣớng thời Hùng Vƣơng (thị trấn Lâm Thao, Tiên Kiên, Sơn Vi) và lễ hội Cƣớp cầu đánh phết (Sơn Vi)...
3.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế
Sau khi đƣợc tách ra từ Phong Châu, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền, đoàn thể các cấp, cùng với sự cố gắng của nhân dân, kinh tế của huyện Lâm Thao đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể. Sản lƣợng thóc năm 2014 ƣớc đạt 35.971 tấn; bình quân lƣơng thực tăng từ 339
kg vào năm 2000 lên 361kg/ngƣời/năm vào năm 2014; giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời tăng từ 9,1 triệu đồng vào năm 2000 lên đạt 20,2 triệu đồng vào năm 2014.