Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phƣơng pháp sau để nghiên cứu:

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập số liệu thứ cấp bao gồm:

+ Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê.

+ Tổng quan các tƣ liệu hiện có về lĩnh vực đầu tƣ XDCB đã đƣợc đang tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng...

+ Trao đổi ý kiến trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực XDCB, Ban quản lý dự án, một vài đơn vị thi công trên địa bàn huyện Lâm Thao.

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích đƣợc xử lý trên Excel, kết hợp phƣơng pháp mô tả để phản ảnh thực trạng công tác xây dựng…. thông qua các số tuyệt đối, tƣơng đối đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu, đồ thị và sơ đồ.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

Sử dụng phƣơng pháp này nhằm làm rõ mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố và các tác động qua lại của hoạt động quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nƣớc.

Phương pháp so sánh: Để áp dụng đƣợc phƣơng pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) đƣợc chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích).

Phương pháp phân tích tỷ lệ: là phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện.

Phương pháp dự báo thống kê: dự báo là việc xác định các thông tin chƣa biết có thể xảy ra trong tƣơng lai của hiện tƣợng đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua.

Dự báo sự biến động các chỉ tiêu nghiên cứu. Công việc dự báo đƣợc dựa vào ƣớc tính dựa trên số liệu thực tế trong một khoảng thời gian phù hợp. Sự chính xác trong các kết quả của dự báo sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt

động trong thời gian tới. Để kết quả của các dự báo tƣơng đối sát với những gì sẽ xảy ra trong tƣơng lai, điều quan trọng là phải có phƣơng pháp dự báo hợp lý.

2.4. Các tiêu chí đánh giá việc quản lý vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN

- Kế hoạch phân bổ và phân cấp quản lý vốn đầu tƣ của tỉnh và của huyện. - Cải cách về thủ tục quản lý đầu tƣ xây dựng theo hƣớng ngày càng đơn giản, thông thoáng và minh bạch.

- Các thủ tục về công tác thanh, quyết toán công trình.

- Quản lý việc huy động và chi đầu tƣ XDCB qua các giai đoạn và các năm. - Việc thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn đầu tƣ, đánh giá theo các tiêu chí:

+ Quản lý, phân bổ nguồn vốn đảm bảo thời gian hoàn thành công trình theo Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ (dự án nhóm A 7 năm, nhóm B 5 năm , nhóm C 3 năm).

+ Phân bổ vốn đầu tƣ dàn trải, không đúng mục tiêu.

+ Công tác thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện những năm gần đây.

+ Công tác tƣ lập dự án đầu tƣ đáp ứng sát với nhu cầu thực tế. Chất lƣợng, tuổi thọ các công trình thi công...

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 tác giả đã đƣa ra các phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng để thực hiện đề tài cũng nhƣ đƣa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại huyện Lâm Thao.

Trên cơ sở lý luận của chƣơng 1 và các phƣơng pháp nghiên cứu đƣa ra ở chƣơng 2, tác giả sẽ phân tích thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại huyện Lâm Thao thời gian qua, từ đó tìm ra những kết quả đã đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB tại huyện Lâm Thao.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CHO ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN LÂM THAO -

PHÚ THỌ

3.1. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao

3.1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lâm Thao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.1. Khái quát

Huyện Lâm Thao nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Lâm Thao có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.769,11 ha với 99.700 nhân khẩu, có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dƣơng, Xuân Lũng và Cao Xá.

Lâm Thao là huyện trọng điểm sản xuất lƣơng thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Sát di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng cùng mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, Lâm Thao nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao) đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.

Lâm Thao là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ từ năm 1945; đến năm 1977, theo Quyết định số 178/CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu. Đến năm 1999, huyện Lâm Thao lại đƣợc tách ra theo Nghị định số 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ. Theo đó, Lâm Thao có 12.534 ha diện tích tự nhiên và 122.038 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính.

Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP, ngày 01/04/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã Hà Thạch của Lâm Thao đƣợc chuyển về thị xã Phú Thọ.

Đến năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ, 3 xã: Hy Cƣơng, Chu Hóa và Thanh Đình đƣợc chuyển về thành phố Việt Trì.

Đến nay, Huyện Lâm Thao có diện tích 9769,11 ha, với dân số 99.700 ngƣời và gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã.

3.1.1.2 Vị trí, địa giới

Huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21015’ - 21024’ độ vĩ Bắc và 105014’ - 105021’ độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây; phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao.

Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với đồng bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng thủy khá phát triển. Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hƣớng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đƣờng tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thƣơng với các huyện lân cận nhƣ Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thƣơng với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lƣu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trƣờng, giao lƣu hàng hóa giữa các khu vực…

3.1.1.3. Địa hình

Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc của Lâm

Thao chủ yếu là dƣới 30, đƣợc phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhƣng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

3.1.1.4. Khí hậu và thuỷ văn

Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hƣởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mƣa nhiều và hƣớng gió chủ yếu là gió Đông Nam. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 190C và lƣợng mƣa là 66,2mm. Nhiệt độ trung bình năm là 230C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85%. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tƣơng đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ƣa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lƣợng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mƣa lớn ảnh hƣởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.

Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mƣa, sớm muộn dao động trong vòng một tháng. Mùa khô, nƣớc sông ngòi cạn kiệt ảnh hƣởng tới nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao

3.1.2.1 Dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2010 là 99.700 ngƣời, trong đó, nữ chiếm 51,51%; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 17,97%; tỷ lệ dân tộc ít ngƣời và tỷ lệ dân số theo một tôn giáo không đáng kể.

Lực lƣợng lao động dồi dào với 58.650 ngƣời trong độ tuổi (từ 15 trở lên đến 55 đối với nữ, đến 60 đối với nam), trong đó, số tham gia lao động là 52.662 ngƣời chiếm 89,80%. Cơ cấu lao động theo ngành vận động theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và nhất là tăng tỷ trọng lao động dịch vụ. Hiện tại, lao động nông lâm thủy sản chiếm 57,0%, công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ chiếm 15,9%. Chất lƣợng nguồn nhân lực của Lâm Thao cũng từng bƣớc đƣợc nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10% tổng số lao động.

3.1.2.2. Truyền thống phát triển kinh tế, văn hóa

Lâm Thao là huyện đồng bằng, vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền thống canh tác lúa, rau, mầu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phƣơng quanh vùng nhƣ Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn... Lâm Thao là địa phƣơng có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã đƣợc công nhận nhƣ: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tƣơng Dục Mỹ (Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.

Lâm Thao là Đất Tổ, nằm trong quần thể khu di tích quốc gia Đền Hùng, có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời; có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 27 di tích cấp tỉnh và 21 di tích quốc gia đã đƣợc công nhận; có nhiều di chỉ khảo cổ nhƣ Gò Mun (Tứ Xã), Gò Rừng Sậu (Sơn Vi), Phùng Nguyên (Kinh Kệ); có nhiều lễ hội văn hóa nhƣ lễ hội Trò Trám (Tứ Xã), lễ hội Rƣớc Chúa Gái (thị trấn Hùng Sơn), rƣớc các vị Tƣớng thời Hùng Vƣơng (thị trấn Lâm Thao, Tiên Kiên, Sơn Vi) và lễ hội Cƣớp cầu đánh phết (Sơn Vi)...

3.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế

Sau khi đƣợc tách ra từ Phong Châu, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền, đoàn thể các cấp, cùng với sự cố gắng của nhân dân, kinh tế của huyện Lâm Thao đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể. Sản lƣợng thóc năm 2014 ƣớc đạt 35.971 tấn; bình quân lƣơng thực tăng từ 339

kg vào năm 2000 lên 361kg/ngƣời/năm vào năm 2014; giá trị sản xuất bình quân đầu ngƣời tăng từ 9,1 triệu đồng vào năm 2000 lên đạt 20,2 triệu đồng vào năm 2014.

3.2. Thực trạng đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN của huyện Lâm Thao những năm gần đây huyện Lâm Thao những năm gần đây

3.2.1. Tổng vốn đầu tư XDCB

Vốn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội nên huyện Lâm Thao trong những năm qua cũng đƣợc sự quan tâm đầu tƣ phát triển về cơ sở hạ tầng.

Bảng 3.1. Tổng vốn đầu tƣ XDCB của huyện Lâm Thao 5 năm gần đây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm Tổng vốn đầu tƣ XDCB Vốn đầu tƣ XDCB thuộc NSNN

2010 808,9 144,5 2011 905,6 161,8 2012 993,4 177,5 2013 1.042,2 186,3 2014 1.094,7 195,7 Tổng 4.844,8 865,8

(Nguồn: UBND huyện Lâm Thao)

Thời gian qua, công tác đầu tƣ phát triển trên địa bàn Huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Huy động vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt khá, nhất là khu vực ngoài NSNN. Có thể nhận thấy, trong 5 năm qua tổng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản trên địa bàn liên tục có sự gia tăng. Huyện đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản không nhỏ là 4.844,8 tỷ đồng chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất của toàn Huyện. Số vốn đầu tƣ XDCB năm sau cao hơn so với năm trƣớc đáp ứng nhu cầu đầu tƣ, mở rộng cơ sở hạ tầng của Huyện. Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn đầu tƣ XDCB mạnh trong 3 năm đầu, từ năm 2010 tới năm 2012, từ năm 2013, vốn đầu tƣ XDCB tăng chậm hơn. Tốc độ tăng vốn đầu tƣ XDCB trong hai năm này tƣơng đối thấp, nguyên nhân là do ảnh hƣởng lớn từ tình hình kinh tế khó khăn nên vốn đầu tƣ XDCB cũng bị thu hẹp.

Trong tổng vốn đầu tƣ XDCB, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN chỉ chiếm 17,87%. Hơn vậy, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cũng tăng trƣởng rất chậm qua các năm. Đây cũng là thực trạng chung khi nền kinh tế nƣớc ta gặp khó khăn rất nhiều trong những năm qua. Tỷ trọng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cũng có xu hƣớng giảm dần qua các năm.

ĐTXDCB từ Ngân sách Nhà nƣớc còn có một tác động rất quan trọng là thúc đẩy đầu tƣ tƣ nhân, huy động nguồn vốn nhàn rổi trong dân chúng vì việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng nhƣ các dịch vụ công cộng sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ tƣ nhân, làm giảm đáng kể chi phí đầu tƣ.

3.2.2. Tỷ trọng đầu tư XDCB trong tổng vốn ngân sách huyện

Nhận thức rõ vai trò của đầu tƣ XDCB trong phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện, trong những năm qua tỷ trọng chi đầu tƣ XDCB trong tổng chi NSNN trên địa bàn ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Hiện nay, tỷ trọng chi đầu tƣ XDCB trong tổng chi NSNN đã chiếm mức 71,6%. Chi đầu tƣ XDCB ngày càng tăng qua các năm. Tổng số chi NS Huyện là 1.249,7 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ xây dựng cơ bản trong NS huyện trong 5 năm trở lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (Trang 52)