toàn diện
Cách đây 500 năm, trên thế giới hoạt động TGPL đã ra đời. Trong những thập kỷ gần đây, khi xây dựng và phát triển đất nước trong hoà bình, các nhà nước trên thế giới có điều kiện chăm lo hơn các vấn đề xã hội và bảo đảm công bằng xã hội thì hoạt động TGPL phát triển mạnh mẽ hơn. Đây được coi là kết quả tất yếu của sự phát triển xã hội, là công cụ để nhà nước thực hiện nghĩa vụ đối với công dân. Như vậy, nếu thừa nhận trật tự xã hội trong nhà nước pháp quyền là một mục tiêu cần hướng tới thì cần coi hoạt động TGPL là một trong những phương tiện để đạt được mục tiêu đó. TGPL cần thiết đối với việc củng cố luật pháp, với việc xây dựng nhà nước pháp quyền và có tầm quan trọng như một bộ phận không thể tách rời của việc thực thi công lý và cũng cần thiết như một bộ phận không thể thiếu trong quá trình xét xử.
Hiện nay, có một nhận thức mang tính quốc tế, đó là tiếp cận công lý là một quyền cơ bản của con người liên quan đến pháp luật hình sự. Con người không thể bị cản trở tiếp cận với công lý, đặc biệt khi quyền tự do hoặc cuộc sống của họ bị đe dọa do thiếu nguồn lực để thuê luật sư bảo vệ. Nhiều nước trên thế giới coi TGPL là một trong các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Hiến pháp nhiều nước quy định quyền được TGPL trong tư pháp hình sự là một trong các quyền cơ bản của công dân, bảo đảm quyền tiếp cận công lý cho những người không có khả năng thuê luật sư, đặc biệt trong vụ án hình sự. Nhà nước pháp quyền đòi hỏi các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật. Xuất phát từ việc hội nhập thế giới mang tính toàn
20
diện, chế định TGPL là rất cần thiết để giúp đỡ pháp lý cho người nghèo và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội.
Tóm lại, TGPL có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Đối với Nhà nước, hoạt động TGPL thể hiện trách nhiệm của mình trong việc tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được TGPL, đồng thời tăng thêm gắn bó giữa Nhà nước và người dân, nâng cao vị thế, vai trò của pháp luật trong quản lý đất nước, quản lý xã hội và bảo vệ quyền công dân. TGPL đã góp phần quan trọng cho sự nghiệp cải cách tư pháp, cải cách hành chính; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực thi công vụ, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tuỳ tiện, lạm quyền, góp phần giải tỏa vướng mắc pháp luật, giảm bớt khiếu kiện, giảm thiểu các tranh chấp phải đưa ra cơ quan tư pháp giải quyết; đồng thời qua đó kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập của hệ thống pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Đối với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội khác, TGPL hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn họ tự mình hoặc có thể nhờ người khác bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khỏi sự xâm hại, từng bước nâng cao ý thức pháp luật, hạn chế, phòng ngừa các vi phạm pháp luật, đặc biệt thông qua việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các vụ việc, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân. Hơn nữa trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế đi đối với bảo đảm công bằng xã hội, chủ động hội nhập quốc tế và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì TGPL ngày càng có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo, động viên người dân tích cực tham gia các hoạt động xã hội và phát triển kinh tế.
21
Đối với xã hội, TGPL góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế, đưa pháp luật đến với người dân, tạo lập thói quen và nếp sống làm việc theo pháp luật, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển gắn với giải quyết vấn đề an sinh xã hội, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.2. Khái niệm và đặc điểm TGPL