2.2.1.1. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, hướng dẫn và triển khai thực hiện Luật TGPL
56
Việc Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 9 thể chế hóa chính sách cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo của Đảng bằng một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao là Luật TGPL đã tạo ra sự đột phá lớn về mặt thể chế, nâng tầm từ 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ lên thành Luật mà không cần qua bước Nghị định, Pháp lệnh. Điều đó khẳng định sự nhìn nhận, đánh giá cao của Quốc hội đối với những thành tựu công tác TGPL đã đạt được. Để triển khai Luật TGPL kịp thời, ngày 13/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 35/2006/CT-TTg về việc triển khai thi hành Luật TGPL. Đến nay, đã có trên 40 văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật được ban hành, trong đó có 03 Nghị định, 01 Chỉ thị và 05 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 08 Thông tư liên tịch, 12 Thông tư và các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp được ban hành để hướng dẫn thi hành Luật TGPL. Ở địa phương, nhiều cấp uỷ Đảng đã ban hành Nghị quyết, Thông báo về định hướng lãnh đạo của Đảng đối với công tác TGPL. Các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành Chỉ thị để tăng cường công tác TGPL; Kế hoạch triển khai thực hiện Luật TGPL; Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy của Trung tâm…
Như vậy, từ khi Luật ra đời chúng ta đã có một hệ thống các văn bản hướng dẫn điều chỉnh tương đối toàn diện các vấn đề về TGPL (người được TGPL, tổ chức và người thực hiện TGPL; phạm vi, hình thức, phương thức hoạt động TGPL; kinh phí và cơ chế bảo đảm, huy động nguồn lực cho hoạt động TGPL và quản lý nhà nước…). Có thể khẳng định, Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn đã bảo đảm để Luật kịp thời đi vào cuộc sống theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, củng cố và phát triển TGPL ở Việt Nam. Hệ thống văn bản pháp luật đó đã phát huy hiệu lực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL trên
57
thực tế, đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động TGPL.
2.2.1.2. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy
Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy là một trong những khâu then chốt quan trọng trong việc triển khai thực hiện Luật TGPL nhằm bảo đảm đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu TGPL ngày càng đa dạng, phong phú. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy TGPL đã được triển khai từ Trung ương đến địa phương. Triển khai Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống tổ chức TGPL ở Việt Nam hiện nay bao gồm: ở Trung ương, có Cục TGPL thuộc Bộ Tư pháp; ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Trung tâm TGPL nhà nước thuộc Sở Tư pháp, đồng thời Trung tâm TGPL đặt các Chi nhánh tại địa bàn cấp huyện hoặc liên huyện.
- Ở Trung ương: Cục TGPL - Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước
và quản lý chuyên ngành về hoạt động TGPL trong phạm vi toàn quốc. Hiện nay, Cục TGPL có 06 đơn vị thuộc Cục (04 phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 02 đơn vị sự nghiệp), với 29 biên chế công chức hành chính (lãnh đạo Cục gồm 02 đồng chí (chiếm 6,9%); lãnh đạo cấp phòng có 08 đồng chí (chiếm 27,6%). Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có 01 Tiến sỹ luật học (chiếm 3,4%); 09 thạc sỹ Luật, 01 Thạc sỹ tài chính kế toán (chiếm 34,5%), còn lại 17 chuyên viên có trình độ cử nhân luật, cử nhân tài chính - kế toán và 01 cao đẳng tài chính - kế toán (chiếm 62%). Nhìn chung, đội ngũ cán bộ công chức của Cục ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc.
- Ở địa phương: Tổ chức bộ máy của Trung tâm đã được củng cố, kiện
toàn nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Luật TGPL và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đến nay, có 61/63 Trung tâm đều đã có Giám đốc, hầu hết là chuyên trách (55/61) và là TGVPL, tại một số nơi, chức danh này vẫn
58
do Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Tư pháp kiêm nhiệm (06/61). Các Trung tâm đã được kiện toàn bộ máy lãnh đạo và thành lập các Phòng chuyên môn nghiệp vụ để bảo đảm tính chuyên môn hóa. Các Trung tâm đã thành lập 157 Phòng chuyên môn, đa số các địa phương thành lập các Phòng chuyên môn, trong đó 57/63 Trung tâm thành lập 03 Phòng chuyên môn và với 164 Trưởng phòng và 55 Phó trưởng Phòng; chỉ có 06/61 Trung tâm chưa thành lập Phòng chuyên môn.
Trong toàn quốc đã có 199 Chi nhánh đặt tại các huyện và liên huyện. Trong số đó, có 57.2% Chi nhánh có Trưởng Chi nhánh hoặc TGVPL. Tại nhiều địa phương, Trung tâm và Chi nhánh thực hiện khá hiệu quả nhiệm vụ được giao, một số Chi nhánh đã làm tốt vai trò là đơn vị TGPL phụ thuộc giúp Trung tâm thụ lý và thực hiện các vụ việc trên địa bàn, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận, không phải đi lại để đến Trung tâm. Nhiều Chi nhánh thành lập đủ căn cứ pháp luật có Trưởng Chi nhánh, TGVPL, các viên chức khác và hoạt động hiệu quả. Một số địa phương không thành lập Chi nhánh như Hồ Chí Minh, Hà Nam, Sơn La, Thái Bình, Hà Tĩnh do Trung tâm có thể đáp ứng được nhu cầu TGPL của người dân hoặc địa phương không có đủ nguồn lực để thành lập.
2.2.1.3. Công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ TGVPL
Đội ngũ người thực hiện TGPL ngày càng tăng về số lượng, chất lượng cũng được nâng cao về năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ TGPL. Đến nay, trên cả nước có 1.314 người làm việc tại các Trung tâm và Chi nhánh, trung bình 20 biên chế/Trung tâm; đội ngũ TGVPL có 572 người, trung bình 09 TGVPL/Trung tâm. Trong đó, 26 tỉnh, thành phố có trên 10 TGVPL (chiếm 41.3%); 29 tỉnh, thành phố có từ 05 - 09 TGVPL (chiếm 40.6%) và 08 tỉnh có dưới 05 TGVPL (chiếm 12.7%); 100% TGVPL có trình độ đại học và trên đại học; 63 trường hợp TGVPL được miễn đào tạo nghề luật sư theo Luật
59
Luật sư, 490 trường hợp TGVPL đã được đào tạo nghề luật sư, 19 trường hợp TGVPL chưa được đào tạo nghề luật sư. Đối với chuyên viên pháp lý, có 449 trường hợp có bằng đại học luật, 86 trường hợp chưa có bằng đại học luật.
Về chế độ đãi ngộ hiện nay, TGVPL (bao gồm cả Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm) trong toàn quốc đang được hưởng các chế độ, chính sách như phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp vượt khung (nếu có); chế độ bồi dưỡng vụ việc bằng 20% mức bồi dưỡng áp dụng đối với CTV khi tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải; được cấp trang phục riêng.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực, bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực thực hiện TGPL đã được chú trọng, không chỉ tập trung đào tạo nghề mà còn kết hợp với bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên và đột xuất. Từ năm 2007 đến năm 2014, Bộ Tư pháp đã tổ chức 14 khóa bồi dưỡng nghiệp vụ cho trên 1.000 cán bộ nguồn bổ nhiệm TGVPL. Đồng thời, nhằm tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ TGVPL để đáp ứng yêu cầu cho hoạt động TGPL, tính đến hết năm 2014, trên toàn quốc các địa phương đã tổ chức 2.247 đợt tập huấn nghiệp vụ cho 216.607 lượt người tham dự, trung bình mỗi tỉnh, thành phố tổ chức 4 - 5 đợt/năm. Bộ Tư pháp tổ chức 5 - 7 lớp tập huấn/năm, theo đó tập trung bồi dưỡng các kỹ năng TGPL hoặc cập nhật các quy định pháp luật ở những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp và địa phương cũng thực hiện phổ biến pháp luật về TGPL thông qua nhiều hội nghị, tập huấn khác. Kết quả hoạt động bồi dưỡng đã giúp phát triển nhanh đội ngũ TGVPL qua từng năm và đã từng bước đáp ứng yêu cầu cấp thiết công tác của Trung tâm.
Chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TGPL được nâng lên đáng kể, góp phần thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng vụ việc TGPL. Tỷ lệ TGVPL tham gia tố tụng để đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích
60
hợp pháp cho người được TGPL ngày càng tăng. Đội ngũ TGVPL ngày càng trưởng thành và khẳng định được vai trò của mình trong việc thực hiện TGPL, nhất là tham gia tố tụng, một số nơi TGVPL thực hiện 90 - 95% vụ việc tham gia tố tụng. Tại một số tỉnh miền núi, địa bàn khó khăn, đội ngũ TGVPL đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng trong những vụ việc bắt buộc phải có sự tham gia của luật sư theo quy định khoản 2 Điều 57 Bộ luật Tố tụng hình sự, khắc phục tình trạng thiếu luật sư trong thời điểm hiện nay.
2.2.1.4. Công tác huy động tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TGPL
Để thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác TGPL, các địa phương đã chú trọng công tác xây dựng và phát triển mạng lưới CTV TGPL từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã ở hầu hết các lĩnh vực nhằm huy động Luật sư, Tư vấn viên pháp luật từ các nguồn lực xã hội, những người có kiến thức hiểu biết pháp luật tham gia TGPL. Đến nay, tổng số CTV TGPL là 10.700 người, trong đó có 1.136 luật sư, chiếm 10.6%.
Các địa phương cũng đã tích cực khuyến khích các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đăng ký tham gia TGPL. Trên cả nước đã có 427 tổ chức đăng ký tham gia TGPL với 376 tổ chức hành nghề luật sư (chiếm 11% tổng số tổ chức hành nghề luật sư), 61 Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp (chiếm 43.8% tổng số Trung tâm tư vấn pháp luật). Các Trung tâm tư vấn pháp luật đăng ký tham gia TGPL của Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Theo kết quả tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong 8 năm triển khai thi hành Luật TGPL, các CTV đã thực hiện được tổng số
61
471.957 vụ việc. Luật sư là CTV đã thực hiện 126.426 vụ việc, trong đó có 37.999 vụ việc tham gia tố tụng, 84.688 vụ việc tư vấn pháp luật, 337 vụ việc đại diện ngoài tố tụng, 546 vụ việc hòa giải và 1.122 vụ việc khác. Có thể nói, sự tham gia TGPL của các tổ chức hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật đã có những tác dụng nhất định không chỉ tạo thêm địa chỉ để người được TGPL có thể lựa chọn tiếp cận và sử dụng mà còn tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh hoặc hỗ trợ lẫn nhau giữa các tổ chức TGPL của Nhà nước với tổ chức này để nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần thúc đẩy hoạt động TGPL giúp cho các đối tượng được TGPL có điều kiện tiếp cận với các hoạt động này.
2.2.1.5. Kết quả thực hiện vụ việc TGPL
Theo số liệu thống kê, từ năm 2006 cho đến hết năm 2014, trong cả nước đã thực hiện 940.183 vụ việc. Chia theo hình thức có 52.985 vụ việc tham gia tố tụng (13.120 vụ việc đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người được TGPL; 39.865 vụ việc bào chữa); 879.133 vụ việc tư vấn pháp luật (250.999 vụ việc tư vấn pháp luật tại trụ sở Trung tâm và Chi nhánh, 472.651 vụ việc tư vấn pháp luật thông qua các đợt TGPL lưu động), 927 vụ việc đại diện ngoài tố tụng, 2.049 vụ việc hòa giải và 5.089 vụ việc khác. Chia theo lĩnh vực TGPL, có 80.302 vụ việc hình sự, 202.146 vụ việc dân sự, 103.776 vụ việc hôn nhân và gia đình, 72.572 vụ việc hành chính, 228.090 vụ việc đất đai, 20.656 vụ việc lao động, 129.719 vụ việc ưu đãi và 102.922 vụ việc trong lĩnh vực pháp luật khác.
Tổng số lượt người được TGPL sau 8 năm là 987.949 đối tượng, trong đó có 269.965 người nghèo, 132.331 người có công với cách mạng, 15.678 người già cô đơn không nơi nương tựa, 37.880 trẻ em, 13.390 người khuyết tật, 540 người nhiễm HIV, 242.351 người dân tộc thiểu số, 1.398 nạn nhân của tội phạm mua bán người và 274.416 người thuộc diện được TGPL khác.
62
2.2.1.6. Công tác TGPL ở cơ sở
Trong giai đoạn đầu của công tác TGPL, với phương châm hướng về cơ sở, từ khi Luật TGPL đến nay, mạng lưới ở cơ sở liên tục được củng cố và cũng có đã phát huy kết quả tại một số địa phương. TGPL lưu động là hình thức được áp dụng phổ biến nhất trong các hoạt động TGPL tại cơ sở. Các Trung tâm đã thực hiện được 29.857 đợt TGPL lưu động với 1.891.677 số người tham dự. Qua các đợt TGPL lưu động đã thực hiện lồng ghép với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về những vấn đề người dân có nhiều vướng mắc trên địa bàn và thực hiện 472.651 vụ việc tư vấn pháp luật cho người được TGPL. Ngoài ra, có 4.401 Câu lạc bộ TGPL thành lập tại các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc; trong đó 100% xã tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ đã thành lập Câu lạc bộ TGPL. Tổng số thành viên Ban Chủ nhiệm 25.609 người, trong đó thành viên Ban Chủ nhiệm là CTV TGPL là 3.593 người. Các Câu lạc bộ TGPL đã tổ chức được 184.894 đợt sinh hoạt với 5.417.884 người tham dự. Bên cạnh mô hình Câu lạc bộ TGPL ở một số tỉnh còn có mô hình Tổ, Điểm TGPL góp phần đáp ứng yêu cầu TGPL của người dân, với 293 Tổ TGPL, 230 Điểm TGPL đặt tại các Phòng Tư pháp, UBND xã, Hội phụ nữ…
2.2.1.7. Công tác TGPL trong các chương trình giảm nghèo
TGPL là một chính sách mới được bổ sung vào Chương trình giảm nghèo và bắt đầu triển khai từ năm 2007 và đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:
Trong 05 năm (2006 – 2010) triển khai chính sách TGPL trong 02 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135 giai đoạn II, các tổ chức TGPL đã thực hiện trợ giúp được 203.509 vụ việc cho hơn 204.000 đối tượng; tổ chức trên 9.000 đợt TGPL lưu động tại các xã nghèo, qua đó trực tiếp TGPL được 169.096 vụ việc cho người dân, phổ biến, truyền
63
thông chính sách pháp luật cho hàng chục nghìn người dân; thành lập 2.947 Câu lạc bộ TGPL tại các xã nghèo; tổ chức 970 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho hơn hàng nghìn CTV, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL và những người trực tiếp thực hiện TGPL.
Từ năm 2011 – nay các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình 135 giai đoạn II của Chính phủ đã kết thúc. Để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/08/2010 về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định số