Các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động TGPL ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 103)

Có thể nói, nhìn lại chặng đường 18 năm cho phép khẳng định công tác TGPL đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ và có những tác động tích cực trong phát triển xã hội. Sự ra đời của Luật TGPL 2006 đánh dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển về chất của công tác TGPL nói riêng và sự trưởng thành của ngành Tư pháp nói chung, không chỉ khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật mà còn tạo lập cơ chế đồng bộ trong việc mở rộng và phát triển cân đối dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thể hiện đầy đủ nhất đạo lý tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn, đền ơn, đáp nghĩa của dân tộc, TGPL đã được khẳng định là một chính sách xã

98

hội rộng lớn trong Luật. Hầu hết những vấn đề lớn về chính sách TGPL của Đảng đã được Luật hoá, tạo thành cơ chế pháp lý điều chỉnh các vấn đề tổ chức và hoạt động TGPL ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước sự thay đổi bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước, sự phát triển của pháp luật nói chung và pháp luật có liên quan đến dịch vụ pháp lý nói riêng, hoạt động TGPL đã bộc lộ nhiều điểm bất cập, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp. Với mục tiêu đổi mới công tác TGPL theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa với lộ trình phù hợp với đặc thù từng vùng, miền, khu vực tiến tới người thực hiện TGPL chỉ là luật sư, bảo đảm cho các đối tượng thuộc diện được Nhà nước TGPL được cung cấp dịch vụ TGPL kịp thời, chất lượng tương đương với dịch vụ mà luật sư cung cấp trên thị trường; chuyển đổi mô hình tổ chức các cơ quan TGPL của Nhà nước theo hướng từ việc chủ yếu cung cấp dịch vụ TGPL hiện nay sang quản lý nhà nước, điều phối nguồn lực về TGPL, thực hiện tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong việc tiếp cận dịch vụ TGPL của Nhà nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)