Đổi mới tổ chức và hoạt động TGPL để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 101)

hơn nhu cầu TGPL của người dân

Như đã phân tích, TGPL là một phần quan trọng trong chính sách của Nhà nước ta nhằm tăng cường quyền dân chủ và hệ thống tư pháp nhằm phục vụ người dân. Thực hiện TGPL miễn phí là thực hiện một hoạt động tiến bộ, có tính nhân văn cao cả vì con người; bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của con người đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhờ được TGPL miễn phí mà những người nghèo, những đối tượng chính sách và các đối tượng yếu thế khác trong xã hội có điều kiện tiếp cận, sử dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt, TGPL đã trở thành chỗ dựa của người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm người yếu thế trong xã hội trong các vướng mắc, tranh chấp pháp lý.

Đặc biệt, dự báo trong thời gian tới, khi triển khai các chương trình của Nhà nước liên quan đến nông thôn, miền núi, hải đảo, dân tộc, ưu đãi xã hội, trợ giúp xã hội, an sinh xã hội... thì nhu cầu TGPL của người dân sẽ tăng hơn. Hơn nữa, trình độ dân trí nói chung và trình độ pháp lý nói riêng của người dân nước ta còn chưa cao và không đồng đều, nhu cầu TGPL của các đối tượng thuộc diện TGPL là rất lớn. Theo số liệu thống kê của 63 Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2014, trên cả nước hiện nay có 16.444.434 người thuộc diện được TGPL (chiếm 18,2% dân số), trong đó, có 4.471.355 người nghèo, 2.129.450 người có công với cách mạng, 906.771 người già cô đơn không nơi nương tựa, 1.042.078 trẻ em không nơi nương tựa, 1.063.477 người khuyết tật, 4.526.870 đồng bào dân tộc thiểu số thường trú ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 5.9562 người là nạn nhân theo quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người, 31.556

96

người bị nhiễm HIV không nơi nương tựa, 38.897 người bị nhiễm chất độc hóa học không nơi nương tựa. Ngoài ra, hiện nay còn khoảng 4.343.350 người thuộc hộ cận nghèo, 1.357.578 người thuộc hộ thoát nghèo và 17.409 người là nạn nhân bạo lực gia đình cũng là những người yếu thế, dễ bị tổn thương và có nhu cầu được TGPL khi tham gia các quan hệ pháp luật.

Hơn nữa, trong điều kiện đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật thì số lượng các văn bản pháp luật nhiều và chưa có tính thống nhất, nhiều quy định tản mạn, rải rác trong nhiều văn bản, chưa tạo thành một chỉnh thể với các nội dung xuyên suốt; chưa mang tính chất ổn định điều chỉnh lâu dài các quan hệ xã hội; nhiều văn bản có hiệu lực rất ngắn, thậm chí mới ban hành đã phải sửa đổi, bổ sung. Đồng thời, tính chất các quan hệ xã hội phát sinh ngày càng diễn biến phức tạp nên thực tế càng yêu cầu chất lượng dịch vụ TGPL được cung cấp phải ngang hàng với dịch vụ pháp lý của luật sư để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng thụ hưởng chính sách này. Do đó, cần lấy quan điểm phục vụ cho người dân, lấy quan điểm phải thể chế hóa đầy đủ, đúng đắn nhất chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước làm mục tiêu, làm trục để chúng ta thực hiện đổi mới công tác TGPL, theo đó người dân sẽ được hưởng dịch vụ TGPL có chất lượng tương đương với dịch vụ của luật sư cung cấp trong thị trường pháp lý.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 101)