Nhóm giải pháp về tổ chức TGPL

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 113)

Trước mắt, khi Luật TGPL sửa đổi chưa có hiệu lực, đề xuất các giải pháp sau:

3.2.2.1. Đổi mới hệ thống tổ chức thực hiện TGPL với mục tiêu tinh gọn, hiệu quả phù hợp với đặc thù từng vùng, miền

Trong giai đoạn này, tiếp tục duy trì tổ chức thực hiện TGPL của Nhà nước trên cơ sở sắp xếp tổ chức các Trung tâm theo hướng tinh gọn, tinh giản tổ chức, bộ máy và biên chế, giảm bớt chi phí bộ máy hành chính, tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng TGPL, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu TGPL, nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ TGPL của từng địa phương và huy động các tổ chức xã hội tham gia thực hiện TGPL. Thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh trong toàn quốc theo hướng chấm dứt hoạt động đối với Chi nhánh thành lập không đúng quy định như việc thành lập không căn cứ vào nhu cầu TGPL, không có TGVPL hoặc hoạt động không hiệu quả.

Trên sắp xếp vị trí, việc làm của các công chức, viên chức trong Trung tâm cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong từng giai đoạn bảo đảm Trung tâm có 02 bộ phận gồm: Bộ phận trực tiếp thực hiện TGPL là các TGVPL; bộ phận quản lý nghiệp vụ với tỷ lệ phù hợp làm tiền đề để chuyển thành đơn vị quản lý nhà nước, điều phối nguồn lực về TGPL ở giai đoạn sau khi Luật TGPL (sửa đổi) có hiệu lực. Số biên chế dôi dư chuyên viên pháp lý của Trung tâm chuyển đổi sang các đơn vị sự nghiệp, đơn vị hành chính của Sở Tư pháp, Phòng Pháp chế các Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp cấp huyện, cơ quan quản lý nhà nước về TGPL trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với Trung tâm ở các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã

108

hội khó khăn, nguồn lực xã hội chưa thể bảo đảm đáp ứng nhu cầu TGPL của người được TGPL thì củng cố, kiện toàn hợp lý tổ chức, bộ máy của Trung tâm. Đối với Trung tâm ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, nhu cầu TGPL, số lượng luật sư trên địa bàn thì thực hiện theo hướng tinh gọn bộ máy của Trung tâm, tăng cường sự tham gia thực hiện TGPL của luật sư, đồng thời nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, đánh giá chất lượng vụ việc làm tiền đề chuyển sang thực hiện chức năng quản lý nhà nước, điều phối nguồn lực về TGPL ở giai đoạn sau.

3.2.2.2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ TGVPL

Mỗi địa phương cần thực hiện rà soát, phân loại đội ngũ TGVPL hiện có, trên cơ sở điều kiện thực tế của từng địa phương, nhu cầu TGPL, khả năng huy động đội ngũ luật sư để xác định số lượng TGVPL cần thiết, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với các hình thức phù hợp theo hướng chuyên sâu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tranh tụng tại tòa án và bồi dưỡng về ngôn ngữ, tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số bảo đảm người thuộc diện TGPL được hưởng chất lượng dịch vụ pháp lý ngang bằng, bình đẳng với các đối tượng khác trong xã hội. Đồng thời, cần phải giao chỉ tiêu tham gia tố tụng hàng năm cho mỗi TGVPL (10 – 15 vụ/năm). Đồng thời, nghiên cứu xây dựng cơ chế chuyển đổi TGVPL thành luật sư và Nhà nước ưu tiên ký hợp đồng thực hiện TGPL với những người đã thực hiện đủ chỉ tiêu và đạt chất lượng.

Đặc biệt, tăng cường số lượng TGVPL tại những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nơi hoạt động nghề nghiệp của luật sư hành nghề tự do ít phát triển, trong đó chú trọng phát triển cán bộ tại chỗ là người dân tộc thiểu số. Do đó cần phát triển, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên pháp lý hiện

109

có thành TGVPL ở những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nơi khó huy động đội ngũ luật sư hành nghề tự do tham gia TGPL.

Ngoài các lớp bồi dưỡng kỹ năng ngắn hạn, cần mở thêm các lớp tập huấn dài ngày và thay đổi phương pháp bồi dưỡng theo hướng kết hợp những tình huống thực tiễn với lý thuyết; phát triển trang thông tin điện tử về TGPL thành một trang thông tin hiệu quả để cập nhật các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyên sâu nghiệp vụ, là diễn đàn để người thực hiện TGPL có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm…

3.2.2.3. Xã hội hóa hoạt động TGPL và huy động các nguồn lực cho công tác TGPL

Về nguồn nhân lực, tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia TGPL; có chính sách ưu đãi, khuyến khích xã hội hóa công tác TGPL, hỗ trợ, phát triển công tác TGPL, tăng cường số lượng và chất lượng luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư có uy tín đăng ký tham gia thực hiện TGPL theo hợp đồng đặt hàng của Nhà nước để thực hiện dịch vụ công. Nhà nước cần thực hiện rà soát, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động TGPL của các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật, CTV đã đăng ký tham gia TGPL. Đồng thời, có chính sách vinh danh luật sư, tổ chức hành nghề luật sư tham gia TGPL. Ngoài ra, cần thiết phải thực hiện việc rà soát lại đội ngũ CTV TGPL trong toàn quốc, chấm dứt đối với những CTV không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.

Đối với nguồn lực tài chính, trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, việc tranh thủ các nguồn lực tài chính do các cơ quan, tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tài trợ trực tiếp cho hoạt động TGPL là hết sức cần thiết. Cần đánh giá lại cơ cấu tổ chức, hoạt động của Quỹ TGPL Việt Nam nghiên cứu về việc quy định xây dựng cơ chế kết nối, phối hợp với các Quỹ có cùng mục tiêu hoặc theo hướng là một quỹ tiền gửi, đồng thời có biện pháp

110

khuyến khích các tổ chức kinh tế mọi thành phần hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động TGPL; tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia và các tổ chức quốc tế cho hoạt động TGPL.

3.2.2.4. Về quản lý nhà nước về TGPL và kinh phí bảo đảm cho hoạt động TGPL

Tăng cường vai trò chỉ đạo, quản lý của cơ quan quản lý hoạt động TGPL ở Trung ương, nhất là trong triển khai, theo dõi việc thực hiện pháp luật về TGPL. Nhà nước quản lý tổ chức và hoạt động TGPL sát sao nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác, đồng thời thực hiện vai trò hỗ trợ hoạt động TGPL trong các vụ việc tố tụng cho tổ chức tham gia TGPL trong toàn quốc và Trung tâm ở các tỉnh, thành phố nơi chưa tự cân đối được ngân sách. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước và quản lý chuyên ngành về TGPL ở Trung ương, đủ năng lực để điều phối nguồn lực cho công tác TGPL trong toàn quốc; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng TGPL đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện TGPL trong toàn quốc.

Cơ quan quản lý hoạt động TGPL ở Trung ương thực hiện vai trò hỗ trợ, điều phối đối với các vụ việc tố tụng (cho các tổ chức đăng ký tham gia TGPL trong toàn quốc và các Trung tâm ở các tỉnh, thành phố chưa tự cân đối được ngân sách) trong giai đoạn hiện nay bởi vì cần chú trọng tập trung các nguồn lực để triển khai nhiệm vụ chính của công tác TGPL là thực hiện vụ việc TGPL. Mặt khác, để khắc phục tình trạng hỗ trợ dàn trải, không hiệu quả nhất là khi ngân sách nhà nước còn khó khăn thì trước mắt tập trung hỗ trợ, điều phối hoạt động TGPL trong các vụ việc tố tụng là phù hợp, góp phần bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được ghi nhận tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Khi được cấp ngân sách, Bộ Tư pháp có thể chủ động hỗ trợ, điều phối kinh phí cho vụ việc TGPL phát sinh,

111

không phụ thuộc vào ngân sách địa phương, do đó khắc phục được tình trạng ngân sách không đủ chi cho các vụ việc TGPL, nhất là những địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Mặt khác, thông qua việc hỗ trợ, điều phối cơ quan TGPL quản lý sát sao vụ việc, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách chi cho vụ việc TGPL góp phần nâng cao chất lượng công tác TGPL. Qua đó, thực hiện việc điều phối nguồn nhân lực giữa các địa phương trong toàn quốc.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của UBND cấp tỉnh, Sở Tư pháp đối với công tác TGPL ở địa phương, tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý công tác TGPL. Nâng cao nhận thức của cán bộ, chính quyền địa phương về vai trò của cơ quan tư pháp trong quản lý lĩnh vực TGPL ở địa phương, đề xuất thống nhất một đầu mối giúp lãnh đạo Sở quản lý hoạt động này (Phòng Bổ trợ tư pháp).

Nhà nước cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động TGPL, đồng thời điều chỉnh cơ cấu chi cho phù hợp đáp ứng yêu cầu thực tiễn công tác này. Trong những năm tới, xác định TGPL là một hoạt động đặc thù do đó cần nâng hạn mức kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này. Trước mắt, bảo đảm ngân sách hàng năm ở Trung ương và tích hợp kinh phí hàng năm của Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg, Quyết định số 59/2012/QĐ- TTg và kinh phí chi thường xuyên cho Quỹ TGPL Việt Nam để thực hiện hỗ trợ cho các vụ việc tố tụng và các nhiệm vụ khác. Ngân sách địa phương có trách nhiệm bảo đảm kinh phí chi lương, chi hành chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho Trung tâm và các hoạt động TGPL ngoài nguồn hỗ trợ từ Trung ương và cơ cấu chi cho vụ việc TGPL ít nhất bằng 50% tổng kinh phí nghiệp vụ TGPL do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp hàng năm.

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong việc quản lý tổ chức, hoạt động TGPL; xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu về TGPL, quản lý dữ

112

liệu vụ việc TGPL; nâng cấp Trang thông tin điện tử TGPL Việt Nam. Tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động TGPL, tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho hoạt động TGPL ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 113)