tại, hạn chế thực tiễn triển khai công tác TGPL
Như đã phân tích ở Chương II, thực tiễn triển khai công tác TGPL đang gặp nhiều khó khăn, bất cập. Do đó, một mặt cần có những biện pháp khắc phục những hạn chế, bất cập, mặt khác cần có những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng TGPL nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý công thực sự có chất lượng cho người dân mà trực tiếp là các đối tượng thụ hưởng TGPL. Hơn nữa, trước những tồn tại, hạn chế trên, Văn phòng Chủ tịch nước đã có Công
97
văn số 379/VPCTN-TL ngày 25/3/2014 thông báo ý kiến của Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2481/VPCP-PL ngày 11/4/2014 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về công tác TGPL, theo đó đều đưa ra yêu cầu cần có biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này trong thời gian tới. Bởi lẽ, từ những vấn đề nêu trên cho thấy, nếu tiếp tục triển khai thực hiện công tác TGPL như giai đoạn trước đây thì sẽ không những không khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay mà còn nảy sinh nhiều bất cập, khó khăn mới, không thể bảo đảm thực hiện đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực này, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ TGPL của người dân. Do đó, cần có biện pháp nhằm đổi mới công tác TGPL theo hướng nâng cao năng lực, kiện toàn tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý về TGPL; tăng cường quản lý nhà nước trong điều phối các nguồn lực, giám sát, kiểm soát chất lượng; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TGPL; bảo đảm hoạt động TGPL chất lượng, hiệu quả là yêu cầu tất yếu.