phát triển TGPL trên thế giới
Mặc dù có sự khác nhau giữa định hướng xu hướng phát triển giữa những nước có hệ thống TGPL phát triển lâu đời và những nước mới thành lập nhưng mục đích chung mà các nước đều hướng đến là sử dụng TGPL như một công cụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho nhóm người yếu thế trong xã hội. Đó là, trong khi các nước có hệ thống TGPL phát triển thì ngày càng có xu hướng chuyển từ mô hình truyền thống (theo đó, luật sư là chủ thể duy nhất cung cấp thông tin, tư vấn, trợ giúp ở tòa án) sang mô hình mới đó là giúp người dân tự giải quyết những vướng mắc pháp luật thì đối với những nước mới thành lập và đang phát triển hoạt động này là đang nỗ lực để cải thiện nhân quyền và nhằm mục đích biến việc tiếp cận công lý thành sự thật, sử dụng hệ thống TGPL hiệu quả để bảo vệ nhân quyền và phiên tòa công bằng.
Mặt khác, năm 2012 Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thừa nhận TGPL là một thành tố cơ bản của hệ thống tư pháp hình sự dựa trên nguyên tắc pháp quyền, là cơ sở cho việc thụ hưởng các quyền khác. Nhà nước cần bảo đảm tất cả những người bị bắt, bị giam giữ, bị tình nghi hoặc vi phạm luật hình sự bị phạt tù có thời hạn hoặc bị kết án tử hình đều có quyền được TGPL ở tất cả các giai đoạn của tư pháp hình sự. Như vậy, quyền được tiếp cận TGPL là quyền rất quan trọng trong tư pháp hình sự thế giới. Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì quyền tiếp cận TGPL cũng cần được coi là quyền cơ bản của công dân, bảo đảm bất kỳ
88
người dân không phân biệt giàu hay nghèo đều có quyền có luật sư bảo vệ trong phiên tòa hình sự để hưởng phiên tòa công bằng. Bên cạnh đó, ngày 12/11/2013, Việt Nam đã chính thức là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc, đây là Hội đồng có tiếng nói quan trọng nhất trong hệ thống các thể chế của Liên hợp quốc về quyền con người, góp phần thúc đẩy sự tôn trọng và bảo vệ trên phạm vi toàn cầu các quyền con người và tự do cơ bản một cách công bằng, bình đẳng và không phân biệt đối xử. Điều này sẽ vừa là cơ hội vừa là thách thức trong vấn đề bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, trong đó vấn đề bảo đảm quyền bào chữa trong tố tụng hình sự được coi là một trong những vấn đề cơ bản của nhân quyền. Hiện nay, UNODC được Hội đồng liên hiệp quốc giao nhiệm vụ chủ trì cùng các nước xây dựng Luật Mẫu TGPL trong hệ thống tư pháp hình sự, là nền tảng, căn cứ để các nước tham khảo, học tập áp dụng mô hình phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội với mình.
Từ năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã đánh dấu sự hội nhập toàn diện của nền kinh tế nước ta với kinh tế thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh hình thành cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 là một khu vực kinh tế phát triển năng động bền vững, có sức cạnh tranh cao và sẽ trở thành một tổ chức có khuôn khổ pháp lý chặt chẽ hơn. Theo đó, cần xây dựng 03 trụ cột là chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội thì một trong những vấn đề cần được quan tâm là vấn đề quyền con người, đòi hỏi các chính sách có liên quan, trong đó có hoạt động TGPL cần có rà soát, nghiên cứu cho phù hợp.