Mô hình tổ chức và hoạt động TGPL

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 38)

Tổ chức và hoạt động TGPL ở nước ta được hình thành trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm của các nước trên thế giới và điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta. Trên thế giới TGPL được đại đa số các nước áp dụng, đó là kết quả tất yếu của sự phát triển trong xã hội, là công cụ để Nhà nước thực hiện nghĩa vụ đối với công dân của mình. Tổ chức và hoạt động TGPL trên thế giới rất phong phú và đa dạng tuỳ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước.

Mô hình tổ chức TGPL là các thiết chế được lập ra để thực hiện việc TGPL cho những người thuộc diện được thụ hưởng loại hình dịch vụ này. Các thiết chế đó có thể do Nhà nước hoặc do các tổ chức xã hội thành lập (trong đó tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư đóng vai trò nòng cốt hoặc quan trọng trong việc hình thành, tổ chức và hoạt động thiết chế TGPL do xã hội thành lập). Về mặt lý luận, có thể phân loại tương đối mô hình TGPL của các nước trên thế giới theo 03 loại mô hình sau: mô hình từ thiện; mô hình luật sư trợ giúp được trả lương từ ngân sách Nhà nước (luật sư nhà nước hoặc luật sư công); mô hình hỗn hợp.

- Mô hình từ thiện được hình thành từ rất sớm vào giữa thế kỷ thứ XIX ở Đức, Hà Lan, Anh và lan sang một số nước khác. Trong mô hình này, hoạt

33

động TGPL mang tính tự phát, xuất phát từ ý chí của mỗi luật sư, do luật sư hành nghề tự do thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

Ưu điểm của mô hình này là dựa trên cơ sở tự nguyện của các luật sư; người được trợ giúp không phải đóng góp bất cứ khoản chi phí nào, Nhà nước cũng không cần đầu tư nguồn lực. Tuy nhiên, các nhược điểm của việc áp dụng mô hình này là mang tính tự phát, không phải là quyền của công dân mà xuất phát từ ý chí của mỗi luật sư, do luật sư hành nghề tự do thực hiện trên cơ sở tự nguyện, phụ thuộc vào hoạt động từ thiện của luật sư và các tổ chức tư vấn, vì vậy không mang tính thường xuyên, liên tục, không giúp đỡ được nhiều người, không đáp ứng được tất cả các nhu cầu TGPL trong xã hội, chỉ được thực hiện khi có luật sư tình nguyện giúp đỡ miễn phí; phần lớn các vụ việc tư vấn đều do luật sư trẻ, luật sư tập sự, chưa có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Phạm vi, phương thức thực hiện trợ giúp hoàn toàn phụ thuộc vào vụ việc cụ thể, luật sư cụ thể mà không có sự ràng buộc của pháp luật, vì vậy người nhận trợ giúp không được chủ động trong các yêu cầu hay nói cách khác là bị phụ thuộc vào ý chí tự nguyện và điều kiện thực tế của luật sư. Nhược điểm lớn nhất của mô hình này là việc kiểm soát chất lượng, bởi vì chất lượng dịch vụ hoàn toàn phó mặc do luật sư tư quyết định, đồng thời, khó khuyến khích luật sư tư tham gia TGPL.

- Mô hình luật sư nhà nước (luật sư công): Mô hình luật sư TGPL được Nhà nước tuyển dụng và trả lương hàng tháng từ ngân sách nhà nước. Nhà nước tuyển dụng các luật sư làm việc thường xuyên cho tổ chức TGPL và trả lương cho họ theo tháng mà không trả theo vụ việc. Trong mô hình này, hoạt động TGPL được thực hiện miễn phí, toàn bộ chi phí cho hoạt động TGPL do ngân sách nhà nước cấp, đối tượng TGPL không phải đóng góp một khoản tiền nào.

34

Ưu điểm của mô hình này là tính chủ động của tổ chức TGPL được nâng cao, không bị động, phụ thuộc vào đội ngũ luật sư tư; chi phí vụ việc TGPL thấp hơn so với luật sư tư, do việc tính chi phí trên cơ sở mức lương cố định, mà không theo số lượng vụ việc hàng tháng. Tuy nhiên, áp dụng mô hình này cũng có những nhược điểm là đương sự chỉ được lựa chọn trong số các luật sư công của tổ chức TGPL mà không được tự do lựa chọn luật sư tư. Nguồn nhân lực và tài lực hoàn toàn phụ thuộc vào Nhà nước, không khuyến khích được sự tham gia rộng rãi của xã hội, do vậy không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

- Mô hình hỗn hợp: Mô hình hỗn hợp là mô hình hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay vì nó giúp phát huy được các ưu điểm và khắc phục các nhược điểm từ hai mô hình trên. Mô hình này là sự kết hợp giữa hoạt động TGPL do tổ chức TGPL nhà nước (luật sư công) thực hiện và do tổ chức luật sư tư thực hiện được Nhà nước tài trợ hoặc do các luật sư tư thực hiện trên cơ sở tự nguyện mang tính từ thiện, nhưng được pháp luật quy định và bảo đảm thực hiện. Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các nước như Anh, Ailen, Úc, Thụy Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Hungary, một số nước chuyển đổi từ mô hình thuê luật sư thực hiện TGPL theo vụ việc sang mô hình hỗn hợp trên cơ sở xây dựng đội ngũ luật sư nhà nước (luật sư công) thực hiện TGPL và sử dụng luật sư tư (Lít va từ năm 1999 đến nay, Nhật Bản từ năm 2012 đến nay và Nam Phi trong những năm trở lại đây) và một số nước khác.

Theo mô hình này, cơ quan nhà nước đóng vai trò chủ đạo như là cơ quan trung gian giữa khách hàng (đối tượng được TGPL) và luật sư (công và tư); đối tượng lựa chọn luật sư theo nguyện vọng; được thu một phần chi phí của đối tượng, nghĩa là đối tượng phải nộp một phần chi phí tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh khó khăn của đối tượng.

35

Như vậy, mặc dù về mặt lý luận có thể phân loại tương đối hệ thống TGPL trên thế giới thành 03 loại mô hình như trên đã nêu, nhưng trên thực tế, hiện không có nước nào hoàn toàn theo mô hình từ thiện và mô hình luật sư TGPL được trả lương mà chuyển sang mô hình hỗn hợp trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa hai mô hình trên ở các mức độ khác nhau, bởi vì, mô hình này như trên đã trình bày trên là mô hình tối ưu nhất hiện nay.

Đặt trong bối cảnh Việt Nam, hệ thống TGPL theo Luật TGPL đang được xây dựng theo mô hình hỗn hợp gắn với một số nét đặc thù của Việt Nam. Hệ thống của Việt Nam có nhiều nét tương đồng với hệ thống TGPL của Trung Quốc, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong tổ chức và hoạt động TGPL thông qua việc xây dựng hệ thống TGPL với người thực hiện TGPL của mình trên cả nước, ngoài ra có sự tham gia của các tổ chức hành nghề luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp và xã hội - nghề nghiệp, luật sư và các cá nhân khác vào hoạt động TGPL. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là mức độ tham gia vào TGPL đến đâu của Nhà nước và xã hội để bảo đảm Nhà nước có thể thực hiện được chức năng xã hội của mình một cách hiệu quả, đồng thời, cũng phát huy được vai trò của các nguồn lực xã hội (chủ yếu là luật sư và tổ chức hành nghề luật sư) trong TGPL.

Một phần của tài liệu Trợ giúp pháp lý ở việt nam tổ chức và hoạt động (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)