Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, DongA Bank Sóc Trăng cũng không tránh khỏi những thiếu sót trƣớc những thách thức của nền kinh tế và môi trƣờng kinh doanh đem lại. Cụ thể, công tác quản lý rủi ro lãi suất vẫn còn những hạn chế sau:
Thứ nhất, nhƣ đã phân tích, năm 2011 là năm chi nhánh gặp phải rủi ro lãi suất vì lãi suất tăng so với 2010 trong khi chi nhánh ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Hơn nữa, 6 tháng đầu năm 2013 lãi suất tiếp tục giảm so với những năm trƣớc song chi nhánh đang ở trạng thái nhạy cảm tài sản. Điều này
có nghĩa là, lãi suất càng giảm thì thu nhập lãi thuần sẽ càng thấp hơn dự kiến theo mức lãi suất ban đầu vì thu nhập lãi sẽ giảm nhanh hơn chi phí lãi. Đặc biệt lãi suất đƣợc dự báo sẽ tiếp tục giảm nhẹ vào những tháng cuối năm. Vì vậy, chi nhánh cần có những hành động kịp thời để điều chỉnh trạng thái nhạy cảm hoặc có những công cụ phòng chống rủi ro.
Bên cạnh đó, theo nhƣ một số quan điểm quản trị, các nhà quản trị sẽ quản lý rủi ro lãi suất bằng cách duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên nếu cho rằng chỉ tiêu này đã đạt mức phù hợp. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của DongA Bank Sóc Trăng năm 2010 là khá cao, khoảng 4%. Tuy nhiên chi nhánh đã không duy trì đƣợc mức này, đến năm 2012 chỉ còn khoảng 3,3%. Điều này ít nhiều thể hiện mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Song không thể không thừa nhận rằng chi nhánh đã cải thiện đƣợc con số này trong 6 tháng đầu năm 2013.
Cũng nhƣ những ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Sóc Trăng chƣa thật sự quan tâm trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, chƣa có những công cụ, bộ phận chuyên về đo lƣờng và đánh giá rủi ro. Vì vậy, gặp phải rủi ro lãi suất là một điều khó tránh trong điều kiện lãi suất liên tục biến động nhƣ hiện nay.