Tình hình biến động của tài sản nhạy cảm với lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 43)

Tài sản nhạy cảm lãi suất của DongA Bank Sóc Trăng bao gồm tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác, các khoản cho vay kỳ hạn ngắn hoặc trung và dài hạn sắp đến hạn (trừ trƣờng hợp lãi suất thả nổi), các khoản cho vay với lãi suất thả nổi trung và dài hạn. Cùng với sự tăng lên của tổng tài sản, tài sản nhạy cảm lãi suất cũng tăng liên tục qua các năm. Đến tháng 6/2013, tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất tăng gấp hơn 2,5 lần năm 2010, từ 250 tỷ đồng lên đến gần 640 tỷ đồng. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tài sản nhạy cảm tăng liên tục qua các năm? Câu hỏi này sẽ đƣợc trả lời rõ hơn khi phân tích về từng loại tài sản nhạy cảm lãi suất. Về mặt cơ cấu, chỉ có các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) và tăng đều qua các năm, là nhân tố quan trọng làm cho tài sản nhạy cảm tăng lên. Các thành phần tài sản nhạy cảm khác biến động không theo xu hƣớng và chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Để thấy đƣợc sự tăng trƣởng của các tài sản nhạy cảm thành phần và có những đánh giá chính xác về tình hình tài sản nhạy cảm lãi suất của DongA Bank Sóc Trăng những năm qua, ta xem xét bảng số liệu bên dƣới:

Bảng 4.5: Tình hình tài sản nhạy cảm của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng Kinh doanh DongA Bank Sóc Trăng

Ghi chú: TG: tiền gửi CV: cho vay Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T6/2012 T6/2013 2011/2010 2012/2011 T6-2013/T6-2012 Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) % Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) % Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%) TG tại, CV TCTD khác 423 451 325 530 515 28 6,62 (126) (27,94) (15) (2,83) Các khoản CV có kỳ hạn ≤12 tháng 207.214 384.350 597.319 566.375 616.912 177.136 85,48 212.969 55,41 50.537 8,92 Các khoản CV trung và dài hạn có thời hạn còn lại ≤12 tháng 28.824 5.686 12.186 10.453 8.620 (23.138) (80,27) 6.500 114,32 (1.833) (17,54) Các khoản cho vay có lãi suất thả nổi

13.586 3.588 9.194 8.427 11.310 (9.998) (73,59) 5.606 156,24 2.883 34,21

Để thấy rõ tình hình và nguyên nhân của sự thay đổi tổng tài sản nhạy cảm lãi suất, ta xem xét từng thành phần tài sản cụ thể.

Các khoản cho vay có kỳ hạn đến 12 tháng là thành phần chiếm tỷ trọng khá lớn trong việc sử dụng vốn của chi nhánh cũng nhƣ trong tổng tài sản nhạy cảm lãi suất. Năm 2010, khoản mục này đạt 207 tỷ đồng, chiếm khoảng 83% tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất. Đến năm 2011, khoản cho vay này tăng 85,48% so với năm 2010. Chi nhánh chủ yếu cho vay các tổ chức kinh tế bù đắp thiếu hụt tạm thời, cho vay hỗ trợ cá nhân trong sản xuất kinh doanh với kỳ hạn ngắn. Trong những năm qua, tình hình kinh tế Việt Nam nhìn chung gặp nhiều khó khăn, riêng Sóc Trăng cũng có nhiều trở ngại, tuy nhiên nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Vị trí địa lí thuận lợi cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, do đó ngành nông nghiệp nơi đây phát triển mạnh. Với nguồn nguyên liệu dồi dào đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến phát triển. Chính vì lẽ đó, nhu cầu vốn trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng lên. Trong năm 2011, có 242 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, do đó nhu cầu về vốn trên địa bàn tỉnh tăng khá cao. Bên cạnh việc cầu vốn tăng, chi nhánh vẫn gặp nhiều thách thức vì cung vốn cũng không ngừng tăng lên, biểu hiện là các chi nhánh, PGD ngân hàng mọc lên ngày càng nhiều. Vì vậy, DongA Bank Sóc Trăng đã không ngừng nỗ lực để có thể đứng vững, nâng cao thị phần cho vay. Đội ngũ nhân viên chi nhánh luôn hòa đồng, tƣ vấn cho khách hàng một cách tận tình. Đồng thời chi nhánh còn có chính sách ƣu đãi với các ngành nghề kể trên.

Năm 2012, các khoản cho vay ngắn hạn đạt 597 tỷ đồng, tăng 55% so với năm trƣớc. Trên đà phục hồi của năm 2011, năm 2012 nền kinh tế trong tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới là 221, đây là một minh chứng cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp đã khá sôi động và nhu cầu vốn cũng tăng cao. Bên cạnh dó, chính quyền địa phƣơng luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, mở các lớp đào tạo quản lý, kế toán,...cho các doanh nghiệp. Với sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, nền kinh tế sẽ nhanh chóng phục hồi và phát triển, là một triển vọng cho các ngân hàng. Các hoạt động dịch vụ, kinh doanh nhỏ lẻ cũng phát triển. Ngoài ra, theo chỉ đạo của NHNN, Đông Á Sóc Trăng cũng cho vay hỗ trợ một số ngành nghề với lãi suất thấp. Vì vậy, việc sử dụng vốn để cho vay của chi nhánh khá hiệu quả.

Khoản mục này tiếp tục tăng vào năm 2013, vào thời điểm tháng 6 đạt 616 tỷ đồng, tăng 8,92%. Nhƣ đã phân tích ở trên, nhu cầu vốn trên địa bàn tỉnh khá cao, đồng thời ngân hàng cũng có nhiều nổ lực trong công tác cho vay, thân thiện và đồng hành cùng khách hàng. Ngoài ra, lãi suất giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Khác với sự tăng trƣởng của khoản cho vay ngắn hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn có thời hạn còn lại ≤ 12 tháng biến động liên tục qua các năm. Một cách tổng quát, khoản mục này giảm so với năm 2010. Tuy nhiên, do chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên việc giảm xuống của tài sản này không làm cho tổng tài sản nhạy cảm giảm. Trong cơ cấu cho vay của chi nhánh, chủ yếu là cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn luôn thấp hơn 20% tổng dƣ nợ, do đó, khoản mục này khá thấp trong cơ cấu tài sản nhạy cảm.

Bên cạnh các khoản cho vay có kỳ hạn ngắn và các khoản cho vay trung và dài hạn sắp đến hạn, cho vay với lãi suất thả nổi cũng là một tài sản nhạy cảm với lãi suất. Khi lãi suất thay đổi, thu nhập của tài sản này mang lại cũng thay đổi theo. Vì vậy, khi áp dụng loại lãi suất này, khách hàng không chắc chắn đƣợc chi phí mà họ phải bỏ ra, do đó sẽ gặp khó khăn khi tính toán về chi phí, lợi nhuận cũng nhƣ tính khả thi của dự án, vì vậy việc sử dụng lãi suất thả nổi trong các hợp đồng tín dụng còn khá dè dặt. Nhìn chung, khoản mục này cũng tăng giảm không theo xu hƣớng trong giai đoạn trên và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhạy cảm lãi suất.

Ngoài ra, tiền gửi tại các TCTD khác nhƣ đã phân tích cũng tăng giảm không đều qua các năm theo nhu cầu thanh toán của chi nhánh. Nhìn chung, tài sản này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và biên độ dao động cũng không cao. Sự biến động của khoản mục này không ảnh hƣởng đến sự thay đổi của tài sản nhạy cảm lãi suất.

Nhìn chung, tài sản nhạy cảm lãi suất của DongA Bank tăng liên tục trong giai đoạn 2010-6/2013. Với sự biến động của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất nhƣ đã phân tích, chi nhánh có gặp rủi ro khi lãi suất thay đổi hay không? Để trả lời câu hỏi này, ta cần tìm hiểu về trạng thái nhạy cảm của chi nhánh, hay nói cách khác là xem xét sự cân xứng giữa tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)