Lạm phát kỳ vọng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 57)

Lạm phát là một nhân tố có tác động trực tiếp đến lãi suất. Để biểu thị mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này, ta có công thức sau:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát

Khi lạm phát đƣợc dự báo sẽ tăng lên, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng để đảm bảo nhận đƣợc lãi suất thực không thay đổi và ngƣợc lại. Rõ ràng, lạm phát ảnh hƣởng trực tiếp đến lãi suất. Tuy nhiên, khẳng định trên chỉ hoàn toàn đúng khi các yếu tố khác có liên quan trong nền kinh tế không thay đổi và không có sự can thiệp của nhà nƣớc. Trên thực tế, lãi suất và lạm phát có tác động qua lại. Để thấy đƣợc sự tác động của lạm phát đến lãi suất ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.9:Lạm phát và lãi suất huy động của Việt Nam giai đoạn 2010-6/2013

ĐVT:%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T6/2013

Lạm phát 11,8 18,1 6,81 2,4

Lãi suất (huy

động 12 tháng) 10,4 → 14 14 14 → 8 8 → 7,5

Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN

Dựa vào bảng trên ta thấy năm 2010, lạm phát là 11,8%. Đến năm 2011, lạm phát tiếp tục tăng cao, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để huy động vốn. Nhiều ngân hàng huy động vƣợt trần 14% và cho vay với lãi suất khá cao. Chính sự tăng cao của lãi suất đã đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp tăng lên, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận vốn, làm cho sản xuất đình đốn, hàng hóa trở nên khan hiếm. Do đó, lạm phát vào tháng 10, 11 của năm 2011 tiếp tục tăng cao. Để ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát, NHNN đã liên tục hạ lãi suất trong năm 2012, kết quả lạm phát đƣợc kiềm chế ở mức 1 con số. 6 tháng đầu năm 2013, dƣới sự kiểm soát của NHNN, lãi suất tiếp tục giảm và nhờ đó, lạm phát cũng đƣợc hạn chế ở mức thấp. Rõ ràng, lạm phát và lãi suất có mối quan hệ tác động lẫn nhau thông qua cơ chế điều hành của Chính phủ và NHNN.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)