Phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của ngân hàng giai đoạn 2010-6/

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 46)

HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-6/2013 BẰNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ LẠI

Nhƣ đã phân tích ở trên, tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất biến động không cùng xu hƣớng, thể hiện là vào thời điểm tháng 6/2013, tài sản nhạy cảm tăng trong khi nguồn vốn nhạy cảm lại giảm so với cuối năm 2012. Chính sự biến động của hai chỉ tiêu này đã làm cho khe hở nhạy cảm và hệ số rủi ro lãi suất thay đổi liên tục qua các năm. Sự thay đổi này sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của chi nhánh? Để biết đƣợc thực trạng rủi ro lãi suất của chi nhánh những năm qua, ta lần lƣợt phân tích các chỉ tiêu trên. Trƣớc hết, ta xem xét bảng số liệu sau về sự biến động của hai chỉ tiêu này và trạng thái nhạy cảm của chi nhánh:

Bảng 4.6: Trạng thái nhạy cảm của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T6/2012 T6/2013 Tài sản nhạy cảm lãi suất Triệu đồng 250.047 394.075 619.024 585.785 637.357 Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Triệu đồng 289.278 473.669 678.225 625.236 597.952 Khe hở nhạy cảm lãi suất Triệu đồng (39.231) (79.594) (59.201) (39.451) 39.405 Hệ số rủi ro Lần 0.86 0.83 0.91 0.94 1.07 Trạng thái của ngân hàng X Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm nguồn vốn Nhạy cảm tài sản Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm nếu X Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất giảm

Nguồn: Phòng Kinh doanh DongA Bank Sóc Trăng và kết quả tính toán

 Khe hở nhạy cảm lãi suất

Nhìn chung, khe hở nhạy cảm lãi suất của chi nhánh có sự thay đổi qua các năm. Năm 2010, chi nhánh ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn, tuy nhiên độ lớn của khe hở không cao, khoảng 39 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là chi nhánh sẽ gặp phải rủi ro khi lãi suất tăng. Hệ quả của việc xảy ra rủi ro là giảm thu nhập và kéo theo tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giảm xuống. Vì đây là trạng thái nhạy cảm vào cuối năm 2010, do đó chi nhánh sẽ gặp rủi ro nếu bƣớc sang năm 2011 lãi suất tiếp tục tăng và chi nhánh không điều chỉnh kịp thời. Thực tế cho thấy, đến thời điểm cuối năm 2011, nguồn vốn nhạy cảm vẫn cao hơn tài sản nhạy cảm. Nhƣ ta đã biết, mặt bằng lãi suất trong năm cao hơn so với năm 2010, vì vậy với trạng thái nhạy cảm tài sản, chi nhánh đang gặp phải rủi ro lãi suất. Hay nói cách khác, nếu lãi suất vẫn duy trì ở mức của năm 2010 hoặc thấp hơn thì thu nhập của chi nhánh sẽ cao hơn so với thực tế mà chi nhánh đã đạt đƣợc. Đồng thời, độ lớn của GAP cũng lớn hơn so với năm trƣớc, vì vậy rủi ro giảm thu nhập sẽ càng nhiều hơn khi lãi suất tăng cao so với giá

trị của khe hở nhạy cảm của năm 2010. Một điều cũng khả quan là diễn biến lãi suất đầu vào và đầu ra của chi nhánh trong năm 2011 không tăng liên tục mà khá ổn định, vì vậy thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra cũng phần nào đƣợc hạn chế. Đứng trƣớc tình hình rủi ro lãi suất của năm 2011, DongA Bank Sóc Trăng cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị rủi ro lãi suất. Câu hỏi đặt ra là với thực trạng xảy ra rủi ro lãi suất nhƣ vậy, năm 2012 chi nhánh có hạn chế đƣợc rủi ro lãi suất?

Nhƣ chúng ta đã biết, với chủ trƣơng của Chính phủ lúc bấy giờ, từ đầu năm lãi suất đã giảm và đƣợc dự báo sẽ tiếp tục giảm cho đến cuối năm. Nắm bắt đƣợc tình hình, chi nhánh vẫn tiếp tục duy trì trạng thái nhạy cảm nguồn vốn để phù hợp với tình hình diễn biến lãi suất. Tuy nhiên, độ lớn của GAP đã giảm so với cuối năm 2011. Cụ thể đến tháng 6/2012, giá trị khe hở nhạy cảm khoảng -39 tỷ đồng. Đến cuối năm, độ lớn GAP tăng lên song vẫn thấp hơn thời điểm cuối năm 2011, khoảng -59 tỷ đồng. Với trạng thái nhạy cảm nguồn vốn, năm 2012 chi nhánh đã tận dụng đƣợc xu hƣớng biến đổi của lãi suất để tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, độ lớn khe hở đã thấp hơn so với năm 2011, do đó nếu lãi suất chuyển biến theo chiều bất lợi khác với dự báo của chi nhánh thì thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra cũng đã đƣợc hạn chế.

Nếu năm 2012, chi nhánh đang ở trạng thái nhạy cảm phù hợp thì điều đáng lo ngại là trong 6 tháng đầu năm 2013, lãi suất vẫn giảm và có xu hƣớng tiếp tục giảm đến cuối năm, trong khi đó chi nhánh ở trạng thái nhạy cảm tài sản với giá trị khe hở nhạy cảm là 39 tỷ đồng. Tuy nhiên, biên độ dao động của lãi suất đƣợc dự đoán chỉ ở mức giảm nhẹ. Mặc dù vậy, Đông Á Sóc Trăng cũng cần có những hành động kịp thời để hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực do rủi ro lãi suất gây ra.

Nhìn chung trong giai đoạn 2010-6/2013, chi nhánh gặp nhiều bất lợi trong việc phòng chống rủi ro lãi suất. Năm 2011 và năm 2013 là một biểu hiện cụ thể cho thực trạng gặp phải rủi ro của chi nhánh. Với diễn biến khá phức tạp của lãi suất những năm qua, gặp phải rủi ro là điều khó tránh. Ngoài ra, độ lớn khe hở nhạy cảm qua các năm là không cao, do đó phần nào cũng hạn chế đƣợc thiệt hại giảm thu nhập do rủi ro này gây ra. Tuy nhiên, phòng chống rủi ro lãi suất vẫn là công việc cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

 Hệ số rủi ro lãi suất

Tƣơng tự nhƣ khe hở nhạy cảm, hệ số rủi ro lãi suất cũng phản ánh trạng thái nhạy cảm lãi suất của ngân hàng. Trong ba năm từ 2010-2012, hệ số rủi ro lãi suất của DongA Bank Sóc Trăng đều nhỏ hơn 1, điều này thể hiện chi nhánh ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Khi chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1 thì chi nhánh sẽ gặp rủi ro càng nhiều khi lãi suất tăng. Cuối năm 2011, hệ số rủi

ro thấp hơn so với năm 2010, khoảng 0,83 lần. Với sự sụt giảm của chỉ tiêu này, rủi ro lãi suất sẽ gây ra thiệt hại cho DongA Bank Sóc Trăng càng lớn nếu lãi suất tăng và chi nhánh không điều chỉnh khe hở kịp thời. Vào thời điểm tháng 6 và cuối năm 2012 hệ số rủi ro lãi suất lần lƣợt là 0,94 và 0,91 lần, thấp hơn thời điểm cuối năm 2011, điều này chứng tỏ chi nhánh sẽ gặp phải rủi ro khi lãi suất thay đổi theo chiều bất lợi đã giảm xuống. Song nhƣ đã phân tích ở chỉ tiêu GAP, trạng thái nhạy cảm nguồn vốn của DongA Bank Sóc Trăng phù hợp với xu hƣớng giảm của lãi suất. Riêng tháng 6/2013, trong khi lãi suất vẫn tiếp tục giảm thì ngân hàng có hệ số rủi ro là 1,07, lớn hơn 1, vì vậy chi nhánh đang gặp phải rủi ro giảm thu nhập do rủi ro lãi suất gây ra.

Qua phân tích hai chỉ tiêu khe hở nhạy cảm lãi suất và hệ số rủi ro lãi suất ta thấy trạng thái nhạy cảm của chi nhánh thay đổi liên tục qua các năm, trong đó năm 2011 và 2013 là thời điểm chi nhánh phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Chính vì lẽ đó, ta cần xem xét rủi ro này đã ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhƣ thế nào, từ đó đề ra các giải pháp để phòng chống rủi ro trong thời gian tới.

4.4. PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NGÂN HÀNG

Bên cạnh hai chỉ tiêu là tăng trƣởng tín dụng và vốn huy động, lãi suất là một nhân tố quan trọng quyết định thu nhập lãi cũng nhƣ chi phí lãi của ngân hàng, đồng thời thông qua hai chỉ tiêu này quyết định lợi nhuận của ngân hàng vì thu nhập lãi là nguồn thu chủ yếu. Do đó, công việc quan trọng sau khi đánh giá trạng thái nhạy cảm của chi nhánh là phân tích các chỉ tiêu trên để thấy đƣợc thực tế lãi suất đã tác động đến chúng nhƣ thế nào.

Nhƣ ta đã biết, năm 2011 và 2013 là thời điểm DongA Bank Sóc Trăng gặp phải rủi ro lãi suất, vì vậy có thể thu nhập lãi thuần của hai năm này tăng trƣởng không mạnh. Tuy nhiên, đây là cái nhìn sơ bộ khi đánh giá về mặt rủi ro, ngoài ra thì tăng trƣởng huy động, cho vay, chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra cũng sẽ đồng thời ảnh hƣởng đến chi phí lãi, thu nhập lãi và đặc biệt là thu nhập lãi thuần. Vậy thực tế các chỉ tiêu này đã biến động nhƣ thế nào? Rủi ro lãi suất có gây trở ngại lớn cho Đông Á chi nhánh Sóc Trăng trong quá trình hoạt động hay không? Để trả lời đƣợc câu hỏi này ta cần có những phân tích sâu sắc hơn sự ảnh hƣởng của rủi ro và các nhân tố kể trên đến thu nhập của chi nhánh. Trƣớc hết, để thấy rõ sự biến động của thu nhập lãi, chi phí lãi và một vài chỉ tiêu cơ bản khác thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, ta xem bảng số liệu sau:

Bảng 4.7: Các chỉ tiêu cơ bản về kết quả hoạt động kinh doanh của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T6/2012 T6/2013 2011/2010 2012/2011 T6-2012/T6-2013 Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%) Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%) Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%)

Chi phí lãi Triệu

đồng 21.361 37.573 49.494 22.747 24.115 16.212 75,90 11.921 31,73 1.368 6,01 Thu nhập lãi Triệu đồng 31.420 54.023 71.359 32.680 39.670 22.603 71,94 17.336 32,09 6.990 21,39 Vốn huy động Triệu đồng 150.618 306.759 692.112 686.556 694.229 156.141 103,67 385.353 125,62 7.673 1,12 Tổng dƣ nợ Triệu đồng 251.063 424.579 667.716 635.707 698.222 173.516 69,11 243.137 57,27 62.515 9,83 Tài sản sinh lời Triệu đồng 252.080 428.431 672.100 644.738 709.691 176.351 69,96 243.669 56,87 64.953 10,07 Thu nhập lãi thuần Triệu đồng 10.059 16.450 21.865 9.933 15.555 6.391 63,54 5.415 32,92 5.622 56,60 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên % 4,0 3,8 3,3 1,5 2,2 x x x x x x

4.4.1. Tình hình chi phí lãi

Chi phí lãi của DongA Bank Sóc Trăng bao gồm chi phí lãi cho nguồn vốn huy động và lãi vốn điều chuyển. Dựa vào bảng số liệu ta thấy chi phí lãi của chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012. Riêng từ đầu năm đến tháng 6/2013 cũng tăng lên so với cùng kỳ năm 2012. Tốc độ tăng mạnh nhất là vào năm 2011, tăng hơn 16 tỷ đồng, tƣơng ứng 75,9% so với năm 2010. Câu hỏi đặt ra là do tăng trƣởng huy động ngày càng cao, do đó chi phí lãi tăng lên hay ngân hàng huy động kém hiệu quả, phải nâng cao lãi suất để cạnh tranh với các ngân hàng khác? Để có đáp án cho nghi vấn trên, ta tìm hiểu về tốc độ tăng của vốn huy động và chi phí lãi trong giai đoạn 2010-6/2013.

Bảng số liệu 4.7 cho thấy trong những năm qua, vốn huy động cũng không ngừng tăng lên trong ba năm 2010-2012. Năm 2011, vốn huy động tăng hơn 150 tỷ đồng, tƣơng đƣơng khoảng 103,67%. Với sự tăng lên đáng kể của vốn huy động, chi phí lãi cũng tăng mạnh. Hơn nữa, mặt bằng lãi suất huy động năm 2011 của chi nhánh cao hơn so với năm 2010, do đó chi phí lãi tăng khá cao. Nguyên nhân là do nguồn vốn khá khan hiếm, chi nhánh phải tăng lãi suất huy động theo cung- cầu thị trƣờng để huy động đƣợc lƣợng vốn lớn. Bên cạnh đó, chi nhánh phải trả chi phí cho lƣợng vốn điều chuyển khá lớn trong năm. Do vậy, có thể khẳng định rằng chi phí lãi tăng cao trong năm không đáng lo ngại vì chi nhánh huy động vốn vẫn hiệu quả, đồng thời lãi suất tăng lên không phản ánh năng lực cạnh tranh kém vì lãi suất huy động của DongA Bank Sóc Trăng cũng ngang bằng với lãi suất huy động của các ngân hàng khác trên địa bàn. Sau đây là biểu đồ thể hiện diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của chi nhánh giai đoạn 2010-6/2013:

Nguồn: Phòng Kinh doanh DongA Bank Sóc Trăng

Hình 4.1Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013

Một thành tựu khác mà chi nhánh đạt đƣợc là trong năm 2012, lƣợng vốn huy động tăng mạnh nhất trong giai đoạn trên, cuối kỳ tăng 125,62% so với đầu kỳ. Trong khi đó, chi phí lãi chỉ tăng 31,37%. Đây là một biểu hiện tốt

trong công tác huy động vốn của chi nhánh cần đƣợc phát huy. Nguyên nhân là do vào năm 2012, theo các thông tƣ của NHNN ban hành, chi nhánh phải giảm lãi suất huy động. So với năm 2011, đây là năm lãi suất giảm khá mạnh, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm từ trần 14% giảm xuống chỉ còn 8%. Với sự nổ lực của toàn bộ nhân viên chi nhánh nhƣ đã phân tích ở trên, việc giảm lãi suất không làm lƣợng vốn huy động giảm xuống mà còn tăng lên khá cao, gần 254 tỷ đồng, đây thật sự là một thành tựu đáng quý vì nhiều ngân hàng vẫn gặp phải khó khăn trong kinh doanh. Đồng thời, với lƣợng vốn huy động tăng mạnh, vốn điều chuyển từ hội sở cũng giảm đáng kể vào thời điểm cuối năm, vì vậy chi phí cho nguồn vốn này giảm xuống. Đến tháng 6/2013, mặt bằng lãi suất huy động nhìn chung cũng giảm nhẹ. Đồng thời, lƣợng vốn huy động tăng 1,12% so với cùng kỳ năm trƣớc và cũng tăng nhẹ so với cuối năm 2012. Thêm vào đó, lƣợng vốn điều chuyển cũng tăng lên. Vì vậy, chi phí lãi cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm.

Từ những phân tích trên cho thấy chi phí lãi của DongA Bank Sóc Trăng không ngừng tăng lên, đồng thời tốc độ tăng đã giảm dần. Tuy nhiên, điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh nếu thu nhập lãi không tăng trƣởng hoặc tăng trƣởng thấp so với chi phí. Để biết đƣợc hai chỉ tiêu này có biến động đồng nhất hay không, ta phân tích sự thay đổi của thu nhập lãi trong thời gian qua.

4.4.2. Tình hình thu nhập lãi

Cũng giống nhƣ sự biến động của chi phí lãi, thu nhập lãi tăng liên tục trong ba năm qua, 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng năm trƣớc. Thu nhập lãi của Đông Á chi nhánh Sóc Trăng bao gồm thu nhập lãi tiền gửi tại NHNN, lãi tiền gửi tại các TCTD khác và thu nhập lãi cho vay. Trong đó, thu nhập lãi tiền gửi chiếm tỉ trọng rất thấp. Vì vậy, sự biến động của thu nhập lãi cho vay là nhân tố chính làm cho thu nhập lãi thay đổi. Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự tăng trƣởng của chỉ tiêu này, do chi nhánh tăng lãi suất cho vay hay do tăng trƣởng tín dụng? Để có những hiểu biết chính xác hơn về tình hình thu nhập lãi của chi nhánh và nguyên nhân của sự thay đổi, ta xem xét tốc độ tăng trƣởng tổng dƣ nợ và thu nhập lãi.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng dƣ nợ của DongA Bank Sóc Trăng tăng liên tục qua các năm, năm 2011 tăng 69,11% so với năm 2010. Nguyên nhân là do với sự nổ lực của chi nhánh cùng với mức lãi suất cho vay khá hợp lý, tốc độ tăng trƣởng tín dụng là khá cao, vì vậy dƣ nợ năm 2011 tăng mạnh. Nhờ vào việc sử dụng vốn huy động cho vay hiệu quả, thu nhập lãi của chi nhánh năm 2011 đạt 54 tỷ đồng, tăng hơn 22 tỷ đồng so với năm 2010, tƣơng ứng tốc độ tăng khoảng 71,94%. Đồng thời, lãi suất cho vay cũng cao hơn mặt

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)