Dự báo sự thay đổi của lãi suất

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 56)

4.5.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến lãi suất

Lãi suất đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ và NHNN. Đặc biệt, lãi suất ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hƣởng đến lãi suất là thật sự cần thiết để các ngân hàng chủ động trong việc phòng chống rủi ro. Hiện nay, lãi suất chủ yếu đƣợc ấn định bởi NHNN, trên cơ sở chủ trƣơng của Chính phủ, xuất phát từ nhu cầu ổn định, phát triển kinh tế. Ngoài ra, có những kỳ hạn huy động hoặc cho vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Vậy những nhân tố nào ảnh hƣởng đến chính sách lãi suất của NHNN và những lãi suất theo thỏa thuận? Theo Nguyễn Thị Phƣơng Liên và cộng sự (2003, trang 137-140), có các nhân tố ảnh hƣởng đến lãi suất tín dụng nhƣ sau:

4.5.1.1. Lạm phát kỳ vọng

Lạm phát là một nhân tố có tác động trực tiếp đến lãi suất. Để biểu thị mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu này, ta có công thức sau:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Lạm phát

Khi lạm phát đƣợc dự báo sẽ tăng lên, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng để đảm bảo nhận đƣợc lãi suất thực không thay đổi và ngƣợc lại. Rõ ràng, lạm phát ảnh hƣởng trực tiếp đến lãi suất. Tuy nhiên, khẳng định trên chỉ hoàn toàn đúng khi các yếu tố khác có liên quan trong nền kinh tế không thay đổi và không có sự can thiệp của nhà nƣớc. Trên thực tế, lãi suất và lạm phát có tác động qua lại. Để thấy đƣợc sự tác động của lạm phát đến lãi suất ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.9:Lạm phát và lãi suất huy động của Việt Nam giai đoạn 2010-6/2013

ĐVT:%

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T6/2013

Lạm phát 11,8 18,1 6,81 2,4

Lãi suất (huy

động 12 tháng) 10,4 → 14 14 14 → 8 8 → 7,5

Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN

Dựa vào bảng trên ta thấy năm 2010, lạm phát là 11,8%. Đến năm 2011, lạm phát tiếp tục tăng cao, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất để huy động vốn. Nhiều ngân hàng huy động vƣợt trần 14% và cho vay với lãi suất khá cao. Chính sự tăng cao của lãi suất đã đẩy chi phí tài chính của các doanh nghiệp tăng lên, đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận vốn, làm cho sản xuất đình đốn, hàng hóa trở nên khan hiếm. Do đó, lạm phát vào tháng 10, 11 của năm 2011 tiếp tục tăng cao. Để ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát, NHNN đã liên tục hạ lãi suất trong năm 2012, kết quả lạm phát đƣợc kiềm chế ở mức 1 con số. 6 tháng đầu năm 2013, dƣới sự kiểm soát của NHNN, lãi suất tiếp tục giảm và nhờ đó, lạm phát cũng đƣợc hạn chế ở mức thấp. Rõ ràng, lạm phát và lãi suất có mối quan hệ tác động lẫn nhau thông qua cơ chế điều hành của Chính phủ và NHNN.

4.5.1.2. Cung cầu về vốn

Nhƣ ta đã biết, lãi suất là giá của quyền sử dụng vốn, vì vậy cũng giống nhƣ những giá cả của hàng hóa khác, lãi suất phụ thuộc vào cung cầu vốn trên thị trƣờng. Khi cầu về vốn tăng lên và cao hơn cung vốn, lãi suất sẽ có xu hƣớng tăng lên, đây là trƣờng hợp "thừa ngƣời mua, thiếu ngƣời bán". Ngƣợc lại, khi cung về vốn cao hơn cầu về vốn thì lãi suất sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, quy luật cung cầu trên chỉ đúng trong trƣờng hợp lãi suất thả nổi, không có sự

kiểm soát của Chính phủ và NHNN. Ở nƣớc ta, hiện nay NHNN quy định trần lãi suất huy động và cho vay đối với một số kỳ hạn. Tuy nhiên, các quy định này cũng phần nào dựa trên tác động của cung cầu về vốn. Chẳng hạn, theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam cho biết đến thời điểm năm 2012 chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp vừa và nhỏ là vay đƣợc vốn ngân hàng. Ông Tô Hoài Nam, Tổng thƣ ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết, một trong những nguyên nhân các doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận đƣợc với nguồn vốn là do lãi suất tiền vay vƣợt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Dựa trên thực tế nhu cầu vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn nhƣ hiện nay, NHNN đã ban hành hàng loạt các thông tƣ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, trong đó quy định trần lãi suất cho vay khá thấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4.5.1.3. Rủi ro và kỳ hạn tín dụng

Lãi suất tín dụng phụ thuộc nhiều vào tiềm lực tài chính, uy tín,...của ngƣời đi vay. Nếu ngƣời đi vay có tiềm lực tài chính vững vàng, có vị thế, uy tín trên thị trƣờng, có nghĩa là xác suất rủi ro xảy ra đối với ngƣời cho vay thấp hơn thì lãi suất cho vay thấp hơn đồng thời lãi suất huy động sẽ thấp hơn và ngƣợc lại. Các khoản cho vay có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Trên thực tế, các ngân hàng có thể thẩm định năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi của dự án,...để thỏa thuận với khách hàng mức lãi suất phù hợp.

4.5.1.4. Tác động của chính sách tiền tệ

Nếu các nhân tố ở trên có ảnh hƣởng đến sự biến động của lãi suất thì chính sách tiền tệ của Chính phủ lại là nhân tố quyết định sự thay đổi lãi suất trên thị trƣờng. Tất nhiên các chính sách này cũng dựa trên đặc điểm của nền kinh tế và định hƣớng phát triển của đất nƣớc.

Cụ thể, năm 2011, Chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiềm chế lạm phát theo nghị quyết 11/2011/NQ-CP. Với chính sách này, NHNN áp dụng trần lãi suất (điển hình trần lãi suất 14% cho các khoản tiền gửi từ 1 tháng đến dƣới 12 tháng) thay vì các ngân hàng tự thỏa thuận với khách hàng nhƣ trƣớc.

Đến năm 2012, Chính phủ tiếp tục ban hành nghị quyết 13/2012/NQ-CP về việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo chủ trƣơng này, NHNN ban hành các thông tƣ giảm lãi suất, điển hình là trần lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng đến dƣới 12 tháng: ngày 12/03/2012, ban hành thông tƣ 05/2012/TT-NHNN giảm xuống còn 13% thay cho thông tƣ 30/2011/TT- NHNN ngày 28/09/2011 quy định trần lãi suất 14% kỳ hạn 1 tháng trở lên, tiếp theo là thông tƣ số 08/2012/TT-NHNN ban hành ngày 10/04/2012 giảm xuống 12%, thông tƣ số 17/2012/TT-NHNN ngày 25/05/2012 giảm xuống ở

mức 11%, số 19/2012/TT-NHNN ban hành ngày 08/06/2012 quy định trần 9%, số 32/2012/TT-NHNN ban hành ngày 21/12/2012 giảm xuống còn 8%. Đây là năm lãi suất giảm một cách ngoạn mục. Đồng thời, để tháo gỡ những khó khăn, NHNN cũng ban hành các thông tƣ quy định trần lãi suất cho vay kỳ hạn ngắn đối với một số lĩnh vực ƣu tiên: 20/2012/TT-NHNN ban hành ngày 08/06/2012 xuống còn 13%, đến ngày 21/12/2012 NHNN tiếp tục ban hành thông tƣ số 33/2012/TT-NHNN giảm còn 12%. Nhƣ vậy, chính sách tiền tệ của Chính phủ là nhân tố quyết định lãi suất trên thị trƣờng, tuy nhiên chính sách này cũng dựa trên các yếu tố khác của nền kinh tế nhƣ lạm phát, chỉ tiêu tăng trƣởng,...

Đầu năm nay (2013), Chính phủ ban hành các nghị quyết 01 và 02 ngày 07/01/2013 tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ thận trọng, kiềm chế lạm phát. Trên tinh thần này, NHNN giảm trần lãi suất huy động từ 1 tháng đến dƣới 12 tháng còn 7,5% thông qua thông tƣ 08/2013/TT-NHNN, sau đó là thông tƣ số 15/2013/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động 7% kỳ hạn từ 1 tháng đến 6 tháng, ban hành ngày 27/06/2013.

Ngoài các nhân tố kể trên, sự ổn định của nền kinh tế, chính sách tài khóa, khả năng sinh lời của dự án đầu tƣ, tỷ giá, tình hình cân đối thu chi ngân sách nhà nƣớc,...cũng ảnh hƣởng đến sự biến động của lãi suất tín dụng.

4.5.2. Dự báo sự thay đổi lãi suất

Trƣớc tình hình khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ năm 2011-2013 để khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nƣớc. Với chính sách này, nƣớc ta đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định. Năm 2011, GDP tăng 5,89%, lạm phát cuối năm cũng giảm so với tháng 10 và 11. Đặc biệt, năm 2012, lạm phát đƣợc kiềm chế ở mức 1 con số. Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ tại các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013, Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/05/2013, chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 31/01/2013 và số 03/CT-NHNN ngày 18/07/2013, tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kiềm chế lạm phát, đồng thời cho vay lãi suất thấp 5 lĩnh vực ƣu tiên để tháo gỡ khó khăn. Theo chủ trƣơng này và những hiệu quả đã đạt đƣợc trong thời gian qua, dự báo lãi suất sẽ tiếp tục giảm nhẹ trong thời gian tới, xoay quanh con số 7%.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 5.1. NHỮNG MẶT LÀM ĐƢỢC VÀ NHỮNG MẶT TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

5.1.1. Những mặt làm đƣợc

Trong thời gian qua, hoạt động chi nhánh không tránh khỏi khó khăn trƣớc sự ảnh hƣởng của nền kinh tế. Nhận thức đƣợc nhiều mối rủi ro đe dọa trong hoạt động ngân hàng, DongA Bank Sóc Trăng luôn quan tâm, chủ động trong công tác quản trị rủi ro. Nhƣ ta đã biết, lãi suất biến động liên tục trong thời gian qua, gây trở ngại cho các ngân hàng nói chung và Đông Á Sóc Trăng nói riêng trong công tác quản lý. Mặc dù gặp không ít khó khăn, chi nhánh đã đạt đƣợc một số thành tựu sau:

Một là, trong giai đoạn 2010-6/2013, chi nhánh luôn đạt mức tăng trƣởng cao trong huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Bên cạnh việc quản lý khe hở nhạy cảm thì việc làm cho hai chỉ tiêu này tăng trƣởng cân đối trƣớc sự thay đổi của lãi suất cũng đã khẳng định chi nhánh có chiến lƣợc đúng đắn chống rủi ro lãi suất, bởi vì ở một phƣơng diện nào đó, chi nhánh có thể huy động, cho vay hiệu quả đạt kết quả tốt trong kinh doanh khi lãi suất không ngừng biến động chính là bƣớc đầu tiên thể hiện hiệu quả trong hoạt động cũng nhƣ công tác phòng chống rủi ro, bởi vì "rủi ro lãi suất cũng là rủi ro giảm thu nhập do lãi suất thay đổi". Trong giai đoạn vừa qua, chi nhánh luôn đạt đƣợc mức thu nhập lãi thuần khá cao và tăng trƣởng đều qua các năm. Trƣớc sự biến động khá mạnh mẽ của lãi suất, đây là một thành tựu cần đƣợc phát huy trong giai đoạn tới.

Hai là, năm 2012 là năm lãi suất giảm liên tục, chi nhánh đã có những dự báo chính xác đồng thời duy trì trạng thái nhạy cảm nguồn vốn, phù hợp với xu hƣớng biến đổi của lãi suất, nâng cao thu nhập của chi nhánh.

5.1.2. Những mặt tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, DongA Bank Sóc Trăng cũng không tránh khỏi những thiếu sót trƣớc những thách thức của nền kinh tế và môi trƣờng kinh doanh đem lại. Cụ thể, công tác quản lý rủi ro lãi suất vẫn còn những hạn chế sau:

Thứ nhất, nhƣ đã phân tích, năm 2011 là năm chi nhánh gặp phải rủi ro lãi suất vì lãi suất tăng so với 2010 trong khi chi nhánh ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn. Hơn nữa, 6 tháng đầu năm 2013 lãi suất tiếp tục giảm so với những năm trƣớc song chi nhánh đang ở trạng thái nhạy cảm tài sản. Điều này

có nghĩa là, lãi suất càng giảm thì thu nhập lãi thuần sẽ càng thấp hơn dự kiến theo mức lãi suất ban đầu vì thu nhập lãi sẽ giảm nhanh hơn chi phí lãi. Đặc biệt lãi suất đƣợc dự báo sẽ tiếp tục giảm nhẹ vào những tháng cuối năm. Vì vậy, chi nhánh cần có những hành động kịp thời để điều chỉnh trạng thái nhạy cảm hoặc có những công cụ phòng chống rủi ro.

Bên cạnh đó, theo nhƣ một số quan điểm quản trị, các nhà quản trị sẽ quản lý rủi ro lãi suất bằng cách duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên nếu cho rằng chỉ tiêu này đã đạt mức phù hợp. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của DongA Bank Sóc Trăng năm 2010 là khá cao, khoảng 4%. Tuy nhiên chi nhánh đã không duy trì đƣợc mức này, đến năm 2012 chỉ còn khoảng 3,3%. Điều này ít nhiều thể hiện mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Song không thể không thừa nhận rằng chi nhánh đã cải thiện đƣợc con số này trong 6 tháng đầu năm 2013.

Cũng nhƣ những ngân hàng khác, Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Sóc Trăng chƣa thật sự quan tâm trong công tác quản trị rủi ro lãi suất, chƣa có những công cụ, bộ phận chuyên về đo lƣờng và đánh giá rủi ro. Vì vậy, gặp phải rủi ro lãi suất là một điều khó tránh trong điều kiện lãi suất liên tục biến động nhƣ hiện nay.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH SÓC TRĂNG NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

Từ những phân tích trên về thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013 ta thấy chi nhánh vẫn mắc phải một số hạn chế trong công tác quản trị và phòng ngừa rủi ro lãi suất, điều này sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh. Chính vì lẽ đó, quan tâm và thực hiện công tác quản trị rủi ro là công việc cấp bách để giúp chi nhánh kinh doanh hiệu quả hơn.

5.2.1. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro lãi suất

 Thành lập bộ phận chuyên trách về đo lƣờng, dự báo và quản trị

rủi ro lãi suất

Đối với các ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta hiện nay, công tác quản trị rủi ro lãi suất còn khá mới mẻ, DongA Bank Sóc Trăng cũng không ngoại lệ. Vì vậy, chi nhánh cần thành lập một bộ phận chuyên trách để thực hiện công tác quản trị rủi ro lãi suất, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh và quản trị rủi ro cho chi nhánh. Để làm đƣợc công việc này, trƣớc hết chi nhánh cần tuyển chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu về các thao tác, quy trình, kiến thức về quản trị rủi ro lãi suất. Bộ phận này cần bám sát quy trình quản trị rủi ro từ đó đề ra những giải pháp cấp thiết với ban quản lý chi nhánh để có những hành động kịp thời phòng chống rủi ro.

 Hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất

Để quản trị rủi ro lãi suất hiệu quả, bên cạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, chi nhánh cần xây dựng quy trình quản trị chặt chẽ và hợp lý. Trƣơc hết, chi nhánh cần dự báo xu hƣớng biến đổi của lãi suất và các nhân tố kinh tế xã hội có liên quan đến lãi suất; xác định nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro; lƣợng hóa những thiệt hại tức thời về giảm thu nhập và giảm giá trị tài sản về lâu dài. Từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp và kịp thời để phòng chống rủi ro. Đặc biệt, chi nhánh cần trích lập dự phòng rủi ro để chống đỡ khi

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)