thu nhập lãi thuần
Thu nhập lãi thuần là một chỉ tiêu rất đƣợc quan tâm trong hoạt động của ngân hàng, phản ánh hiệu quả kinh doanh. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi thuần nhƣ hiệu quả huy động vốn, tăng trƣởng tín dụng,... Trong đó, lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Vì vậy, khi phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng, ta cần đánh giá tình hình biến động của thu nhập lãi thuần và sự thay đổi của lãi suất ảnh hƣởng đến thu nhập lãi thuần nhƣ thế nào. Theo mô hình định giá lại, sự tác động của việc thay đổi lãi suất đến thu nhập lãi thuần ít hay nhiều thể hiện qua chỉ số GAP. Khi độ lớn của GAP càng lớn thì ngân hàng gặp rủi ro càng nhiều nếu lãi suất thay đổi theo chiều bất lợi. Ngƣợc lại, khi GAP càng gần với 0 thì ngân hàng càng an toàn trƣớc nguy cơ xảy ra rủi ro lãi suất. Để biết đƣợc sự biến động của lãi suất ảnh hƣởng đến thu nhập lãi thuần của DongA Bank Sóc Trăng nhƣ thế nào thông qua chỉ tiêu GAP, ta dựa vào bảng số liệu sau:
Bảng 4.8: Sự tác động của lãi suất đến thu nhập lãi thuần của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013
GAP (39.231) (79.594) (59.201) (39.451) 39.405 Thu nhập lãi thuần sẽ
tăng (giảm) khi: x x x x x
Lãi suất tăng 1% (392,31) (795,94) (592,01) (394,51) 394,05 Lãi suất giảm 1% 392,31 795,94 592,01 394,51 (394,05)
Nguồn: kết quả tính toán
Qua bảng trên ta thấy khi GAP > 0 (chi nhánh ở trạng thái nhạy cảm tài sản) thì thu nhập lãi thuần sẽ giảm khi lãi suất giảm nhƣ đã phân tích. Đồng thời giá trị GAP càng xa 0 thì thiệt hại của chi nhánh càng lớn. Điển hình là vào tháng 6/2013, giá trị của khe hở nhạy cảm là 39 tỷ đồng. Giả sử lãi suất giảm đều 1% so với thực tế, thu nhập lãi thuần của chi nhánh sẽ giảm khoảng 390 triệu đồng. Ngƣợc lại nếu lãi suất tăng lên thì thu nhập của chi nhánh sẽ tăng lên. Do đó, nếu chi nhánh có thể điều chỉnh trạng thái nhạy cảm phù hợp với xu hƣớng biến động của lãi suất, chi nhánh sẽ tận dụng đƣợc lợi thế nhạy cảm để nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, đây là lựa chọn dành cho những nhà quản trị tài năng và thích mạo hiểm. Nhìn chung thì chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn nhạy cảm của chi nhánh trong giai đoạn trên là không lớn, do đó
khi lãi suất thay đổi theo chiều bất lợi thì rủi ro giảm thu nhập cũng không quá lớn. Trong đó, năm 2011 là năm chi nhánh sẽ bị thiệt hại nhiều nhất khi lãi suất diễn biến theo chiều bất lợi vì độ lớn GAP lớn nhất.
Đó là về mặt lý thuyết, trên thực tế, thu nhập lãi thuần của chi nhánh biến động ra sao trƣớc sự thay đổi không ngừng của lãi suất? Dựa vào bảng 4.7 cho thấy thu nhập lãi thuần của chi nhánh tăng liên tục qua ba năm. Nhƣ đã phân tích, cả thu nhập lãi và chi phí lãi đều tăng, tuy nhiên thu nhập lãi tăng nhiều hơn. Năm 2011, cả lãi suất cho vay và huy động đều tăng so với 2010, do đó với trạng thái nhạy cảm lãi suất, chi nhánh đã gặp phải rủi ro. Tuy nhiên, độ lớn của khe hở nhạy cảm là không lớn nên thiệt hại do rủi ro gây ra cũng không nhiều. Đồng thời, nhờ vào sự tăng trƣởng tín dụng, chi nhánh cho vay hiệu quả hơn nên thu nhập lãi thuần tăng khá cao, gần 6,4 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 63,54% so với năm 2010. Năm 2012, lãi suất đầu vào và đầu ra của chi nhánh đều giảm theo chỉ thị của NHNN, do đó với trạng thái nhạy cảm nguồn vốn, chi nhánh tận dụng đƣợc lợi thế khi lãi suất thay đổi. Thêm vào đó, hoạt động huy động vốn và cho vay hiệu quả nên thu nhập lãi thuần tiếp tục tăng 5,4 tỷ đồng.
Bƣớc sang năm 2013, 6 tháng đầu năm thu nhập lãi thuần tăng khá mạnh so với 6 tháng đầu năm 2012. Đặc biệt chỉ trong vòng 6 tháng, lƣợng tăng đã đạt 5,6 tỷ đồng, cao hơn lƣợng tăng của cả năm 2012 so với năm 2011. Với xu hƣớng này, dự kiến đến cuối năm thu nhập lãi thuần của chi nhánh sẽ tăng cao so với năm 2012. Nhƣ chúng ta đã biết, lãi suất vẫn tiếp tục giảm so với năm 2012, gây rủi ro cho chi nhánh, vì sao thu nhập lãi thuần của ngân hàng vẫn tăng khá cao? Thứ nhất, mặc dù lãi suất có giảm nhƣng biên độ dao động chỉ ở mức thấp đồng thời giá trị GAP cũng không cao. Thứ hai, hoạt động thu lãi vào 6 tháng đầu năm 2013 là khá tốt, đồng thời chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là khá lớn so với các năm trƣớc. Chính vì lẽ đó, thu nhập lãi của chi nhánh tăng nhanh hơn chi phí lãi, là nguyên nhân làm cho thu nhập lãi thuần tăng trƣởng khá tốt.