Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của chi nhánh bao gồm các khoản tiền gửi không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn của các cá nhân, TCKT, nguồn huy động từ các giấy tờ có giá ngắn hạn do ngân hàng phát hành và vốn điều chuyển từ hội sở. Khi lãi suất thay đổi, chi phí của chi nhánh đối với các khoản mục này sẽ thay đổi theo trong một thời gian nhất định. Nhƣ đã phân tích, các thành phần của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động và tăng dần từ năm 2010-2012 sau đó lại giảm xuống vào tháng 6/2013. Để thấy rõ sự thay đổi trong nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013 là do những thành phần nguồn vốn nào tác động, ta xem xét bảng số liệu 4.3 bên dƣới:
Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn nhạy cảm của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 T6/2012 T6/2013 2011/2010 2012/2011 T6-2013/t6-2012 Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%) Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%) Lƣợng tăng (giảm) Tốc độ tăng (giảm) (%) 1.Tiền gửi của
KH 97.404 240.655 507.079 469.250 404.394 143.251 147,07 266.424 110,71 (64.856) (13,82)
a.Tiền gửi của
TCKT 2.193 91.644 260.776 250.859 201.676 89.451 4.078,93 169.132 184,55 (49.183) (19,61) Không kỳ hạn 2.193 6.522 8.954 7.598 7.114 4.329 197,40 2.432 37,29 (484) (6,37) Ngắn hạn - 85.122 251.822 243.261 194.562 85.122 - 166.700 195,84 (48.699) (20,02) b.Tiền gửi tiết
kiệm 95.211 149.011 246.303 218.391 202.718 53.800 56,51 97.292 65,29 (15.673) (7,18) Không kỳ hạn 1.052 1.653 2.544 3.012 1.025 601 57,13 891 53,90 (1.987) (65,97) Ngắn hạn 94.159 147.358 243.759 215.379 201.693 53.199 56,50 96.401 65,42 (13.686) (6,35) 2.Phát hành GTCG ngắn hạn 53.214 64.572 130.082 132.140 115.749 11.358 21,34 65.510 101,45 (16.391) (12,40) 3.Vốn điều chuyển 138.660 168.442 41.064 23.846 77.809 29.782 21,48 (127.378) (75,62) 53.963 226,30 Tổng NVNCLS 289.278 473.669 678.225 625.236 597.952 184.391 63,74 204.556 43,19 (27.284) (4,36)
Nguồn: Phòng Kinh doanh DongA Bank Sóc Trăng
Ghi chú:
KH: khách hàng GTCG: giấy tờ có giá
Qua bảng số liệu trên cho thấy các nguồn vốn nhạy cảm thành phần của DongA Bank Sóc Trăng luôn biến động qua các năm, làm cho tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất không ngừng biến đổi nhƣ đã phân tích. Từ năm 2010-2012, DongA Bank Sóc Trăng đã không ngừng nổ lực để thu hút khách hàng gửi tiền, thực hiện nhiều chƣơng trình khuyến mãi, do đó lƣợng tiền gửi của khách hàng tăng khá cao qua các năm, đặc biệt tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng cao, do đó lƣợng tiền gửi nhạy cảm với lãi suất là khá lớn. Cụ thể, đến năm 2012 tăng hơn 400 tỷ đồng so với 2010, đạt hơn 500 tỷ đồng. Song song với nguồn tiền gửi, huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá cũng tăng lên, đạt khoảng 130 tỷ đồng. Chính sự tăng lên của hai nguồn vốn huy động đã làm cho nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tăng mạnh và liên tục qua các năm, từ con số chỉ gần 290 tỷ đồng tăng lên gần 680 tỷ đồng. Bên cạnh sự tăng trƣởng liên tục của hai khoản mục này thì vốn điều chuyển có sự biến động không theo xu hƣớng. Cụ thể, năm 2011 là năm chi nhánh có số dƣ vốn điều chuyển là lớn nhất nhƣ đã tìm hiểu trong tổng nguồn vốn. Bƣớc sang năm 2013, do lƣợng tiền gửi của khách hàng chỉ tăng nhẹ và có sự thay đổi trong cơ cấu tiền gửi: tiền gửi trung và dài hạn tăng lên đồng thời tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn giảm xuống. Do đó tiền gửi nhạy cảm lãi suất chỉ còn khoảng 400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá cũng tăng dần đến năm 2012 và sau đó giảm xuống vào đầu năm 2013. Vì vậy đến thời điểm tháng 6/2013, nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của chi nhánh giảm xuống còn khoảng 600 tỷ đồng, thấp hơn khoảng 30 tỷ đồng so với cùng thời điểm năm trƣớc và thấp hơn 80 tỷ đồng so với cuối năm 2012. Trong sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, các chỉ tiêu nhƣ tiền gửi từ khách hàng là TCKT, cá nhân, nguồn huy động từ phát hành giấy tờ có giá, vốn điều chuyển cũng luôn có sự thay đổi khác nhau trong thời gian trên. Để có những hiểu biết cụ thể hơn về tình hình nguồn vốn nhạy cảm, ta xem xét sự biến động của các khoản mục sau:
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Dựa vào bảng số liệu ta thấy các khoản tiền gửi nhạy cảm với lãi suất của các TCKT cũng tăng dần đến năm 2012 sau đó lại có biểu hiện giảm xuống vào thời điểm tháng 6 năm nay (2013). Năm 2011, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế đạt hơn 91 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 2 tỷ đồng vào năm 2010. Đây là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Sóc Trăng đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Cụ thể, CPI (chỉ số khả năng thu hút đầu tƣ) của Sóc Trăng xếp thứ 15, tăng 2 bậc so với năm 2010, tạo điều kiện cho nhiều nhà đầu tƣ, doanh nghiệp thành lập mới. Bên cạnh đó, UBND tỉnh còn ra nhiều quyết định hỗ trợ các doanh nghiệp nhƣ quyết định số 23/2011/QĐ-UBND. Riêng thành phố Sóc Trăng tính đến cuối tháng 11 đã có 975 cơ sở sản xuất công nghiệp,
tăng 55 cơ sở so với năm 2010. Đồng thời với thế mạnh là nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản, một sốngành công nghiệp Sóc Trăng tăng trƣởng khá tốt: tôm đông lạnh, gạo thành phẩm, sản phẩm bia đều vƣợt kế hoạch.Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp khá tốt cùng với các chính sách khuyến mãi, dịch vụ đa dạng đã thu hút các TCKT gửi tiền. Tổng tiền gửi thanh toán và ngắn hạn của các TCKT chiếm 19,35% tổng nguồn vốn nhạy cảm, tăng mạnh so với năm 2010. Trong đó, chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn ngắn, chiếm 17,97% tổng nguồn vốn nhạy cảm. So với tiền gửi dài hạn, tiền gửi ngắn hạn giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng rút ra khi cần vốn, đồng thời lãi suất lại cao hơn so với tiền gửi thanh toán, vì vậy đây là hình thức gửi tiền chủ yếu mà các TCKT hay lựa chọn.
Năm 2012, tiền gửi của TCKT tăng 169 tỷ đồng, đồng thời tăng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, chiếm khoảng 38,45%. Bên cạnh việc chi nhánh đã đi vào hoạt động nề nếp, quen thuộc và tạo đƣợc niềm tin với khách hàng, sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng nên thu hút đƣợc nhiều khách hàng mới. Đồng thời, kinh tế khu vực cũng tăng trƣởng so với 2011, khu vực II tăng 2,37%, khu vực III tăng 19,86%. Với những nhân tố trên đã góp phần làm cho lƣợng tiền gửi của các TCKT tăng lên. Về mặt tỷ trọng, tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, khoảng 37,13% tổng nguồn vốn nhạy cảm. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp nên chủ yếu các TCKT gửi nhằm mục đích thanh toán, chỉ khoảng gần 9 tỷ đồng, chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất.
Đến tháng 6/2013, sau 2 năm tăng trƣởng khá mạnh thì khoản mục này lại giảm 19,61% so với cùng kỳ năm trƣớc và giảm 22,66% so với cuối năm 2012. Chính sự sụt giảm này làm cho tiền gửi nhạy cảm của TCKT giảm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn nhạy cảm, song đây vẫn là nguồn vốn nhạy cảm khá quan trọng. Sự thay đổi này có phải là một biểu hiện tiêu cực cho thấy chi nhánh huy động kém hiệu quả so với năm trƣớc mặc dù kinh tế vẫn tăng trƣởng, các doanh nghiệp vẫn đạt đƣợc lợi nhuận khá? Nhƣ đã phân tích ở trên, tổng vốn huy động vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trƣớc. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, Đông Á Sóc Trăng cũng gặp khó khăn trong việc thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó, theo nhƣ ngân hàng cho biết, lãi suất huy động tiếp tục giảm nên nhiều khách hàng doanh nghiệp tập trung mở rộng sản xuất hoặc trút tiền vào những kênh đầu tƣ khác. Về thành phần thì tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm ƣu thế so với tiền gửi không kỳ hạn. Cụ thể, tỷ trọng của từng thành phần nguồn vốn nhạy cảm lãi suất đƣợc thể hiện qua bảng số liệu dƣới đây:
Bảng 4.4: Tỷ trọng các khoản mục trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013
ĐVT:%
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 T6/2012 T6/2013
1.Tiền gửi của khách hàng 33,67 50,81 74,77 75,05 67,63 a.Tiền gửi của TCKT 0,76 19,35 38,45 40,12 33,73
Không kỳ hạn 0,76 1,38 1,32 1,21 1,19
Ngắn hạn 0.00 17,97 37,13 38,91 32,54
b.Tiền gửi tiết kiệm 32,91 31,46 36,32 34,93 33,90
Không kỳ hạn 0,36 0,35 0,38 0,48 0,17 Ngắn hạn 32,55 31,11 35,94 34,45 33,73 2.Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn 18,40 13,63 19,18 21,14 19,36 3. Vốn điều chuyển 47,93 35,56 6,05 3,81 13,01 Tổng NVNCLS 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Phòng Kinh doanh DongA Bank Sóc Trăng và kết quả tính toán
Nhƣ vậy, từ những phân tích trên và qua bảng số liệu ta thấy tiền gửi của TCKT đã dần chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, đồng thời cũng là một thành phần quan trọng trong tổng nguồn vốn. Nhìn chung, tỷ trọng tiền gửi nhạy cảm của TCKT tăng mạnh đến năm 2012 sau đó giảm nhẹ vào thời điểm giữa năm 2013.
Tiền gửi tiết kiệm
Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tiền gửi nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. Tuy nhiên, cân số của nguồn vốn này tăng giảm không đều qua các năm. Tƣơng tự nhƣ tiền gửi của TCKT, lƣợng tiền gửi nhạy cảm của cá nhân cũng tăng dần từ 2010-2012 sau đó lại giảm vào thời điểm giữa năm 2013. Để hiểu rõ hơn về sự biến động của chỉ tiêu này thời gian qua, ta xem xét từng thời điểm cụ thể.
Năm 2011, tiền gửi tiết kiệm đạt 149 tỷ đồng, tăng 56,51% so với năm trƣớc. Cùng với những chính sách khuyến mãi hấp dẫn mà ngân hàng đƣa ra, đây cũng là năm lãi suất huy động tăng khá cao, vì vậy thu hút nhiều khách hàng cá nhân gửi tiền. Về mặt cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm chiếm 31,46% tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất. So với con số 32,91% của năm 2010 thì tỷ trọng khoản mục này đã giảm xuống. Trong đó, hầu hết là tiền gửi ngắn hạn, chiếm khoảng 31,11% trong tổng nguồn vốn nhạy cảm, đây là năm lãi suất tăng cao và không ngừng biến động, do đó khách hàng chuộng hình thức gửi tiền kỳ hạn ngắn hơn so với các hình thức khác. Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là các tài khoản thẻ.
Cũng giống với tiền gửi nhạy cảm lãi suất từ các TCKT, lƣợng tăng của khoản mục này cao nhất là năm 2012, tăng khoảng 97 tỷ đồng. Trong năm,
nền kinh tế vẫn tăng trƣởng, đặc biệt là khu vực III, tổng mức bán lẻ đạt 31,54 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011, đời sống ngƣời dân đƣợc cải thiện, tăng cƣờng tiết kiệm. Về mặt tỷ trọng, nguồn huy động này đã tăng lên so với năm 2011, chiếm khoảng 36,32% trong tổng nguồn vốn nhạy cảm. Nếu năm 2010 và 2011 lƣợng tiền gửi từ cá nhân cao hơn thì đến năm 2012 đã thấp hơn tỷ trọng tiền gửi nhạy cảm lãi suất của TCKT. Nguyên nhân không phải lƣợng tiền gửi từ khách hàng cá nhân tăng chậm mà do năm 2012, tiền gửi trung và dài hạn của thành phần khách hàng này tăng khá cao. Một mặt, năm 2012, lãi suất huy động giảm mạnh nên nhiều khách hàng chuộng hình thức tiền gửi trung và dài hạn để lãi suất cao hơn. Mặt khác, với 2 sản phẩm mới "Tiết kiệm cho tƣơng lai" và "Chắp cánh cho con yêu" đã thu hút nhiều khách hàng cá nhân có thu nhập ổn định.
Tháng 6/2013 là thời điểm vốn huy động kỳ hạn ngắn và không kỳ hạn từ các cá nhân giảm xuống, chỉ còn hơn 202 tỷ đồng, giảm khoảng 15 tỷ đồng so với cùng thời điểm năm trƣớc và thấp hơn cuối năm 2012 khoảng 43 tỷ đồng. Nguyên nhân là do lãi suất tiếp tục giảm nên kém thu hút ngƣời dân gửi tiền, đặc biệt là hai hình thức không kỳ hạn và ngắn hạn. Bên cạnh đó, có thể do giá vàng giảm mạnh nên ngƣời dân đem tiền mua vàng cất trữ thay vì gửi tiền vào ngân hàng.
Phát hành giấy tờ có giá
Bên cạnh nguồn tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân, chi nhánh còn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn để huy động vốn từ nền kinh tế. Nguồn tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá này chiếm tỷ trọng thấp hơn khoản tiền gửi từ dân cƣ, cụ thể năm 2010 đạt khoảng 53 tỷ đồng, chiếm 18,40%. Sự biến động của nguồn vốn này cũng giống nhƣ tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn, tăng liên tục đến năm 2012, sau đó giảm vào giữa năm 2013. Cụ thể đến năm 2012, tăng gấp khoảng 3 lần, đạt 130 tỷ đồng, đến tháng 6/2013 giảm xuống tuy nhiên lƣợng giảm không đáng kể, khoảng 12,4% so với thời điểm cùng kỳ năm trƣớc và 11% so với cuối năm 2012. Vì lãi suất giảm xuống nên việc đầu tƣ vào các giấy tờ có giá cũng trở nên kém hấp dẫn với khách hàng. Tuy nhiên, về mặt tỷ trọng thì đến tháng 6/2013, khoản mục này vẫn tăng so với năm 2010, chiếm khoảng 19,36%. Đây là thành phần có cân số nhỏ nhất trong tỷ trọng nguồn vốn huy động nhạy cảm lãi suất.
Vốn điều chuyển
Nhƣ đã phân tích, nhìn chung vốn điều chuyển giảm so với năm 2010. Vì đây là năm chi nhánh nhận đƣợc lƣợng vốn điều chuyển khá lớn, do đó nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, khoảng 47,93%. Đến năm 2011 và 2012, chi nhánh huy động hiệu quả nên lƣợng vốn điều chuyển giảm xuống, do đó kéo theo tỷ trọng trong tổng nguồn vốn nhạy
cảm lãi suất cũng giảm khá mạnh. Cụ thể, năm 2011 là 35,56%. Đến năm 2012 tiếp tục giảm mạnh, chỉ chiếm khoảng 6,05% tổng nguồn vốn nhạy cảm của chi nhánh. Với lƣợng vốn huy động từ nền kinh tế tăng mạnh, chi nhánh đã chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục giảm thì đến năm 2013, vốn điều chuyển lại tăng lên 1,8 lần so với con số 41 tỷ đồng cuối năm 2012 và chiếm 13,01%. Trong năm, vốn huy động chỉ tăng nhẹ, trong khi nhu cầu về vốn vẫn tăng lên nên DongA Bank Sóc Trăng đã nhận đƣợc lƣợng vốn điều chuyển cao hơn năm trƣớc. Nhìn chung, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất, chỉ riêng năm 2010 cân số của nguồn vốn này khá lớn.
Nhƣ vậy, qua các năm từ 2010-6/2013, tổng nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của chi nhánh khá cao, trong đó, tiền gửi nhạy cảm của khách hàng là một bộ phận quan trọng và dần chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Nhƣ đã phân tích, đại bộ phận các thành phần nguồn vốn nhạy cảm đều có xu hƣớng tăng liên tục trong ba năm 2010-2012 sau đó lại giảm vào tháng 6/2013. Với sự thay đổi của nguồn vốn nhạy cảm, chi nhánh có kịp thời điều chỉnh tài sản nhạy cảm để tạo sự cân đối, giảm nguy cơ xảy ra rủi ro lãi suất hay không? Để có những hiểu biết chính xác hơn về thực trạng rủi ro lãi suất của Đông Á chi nhánh Sóc Trăng, ta cần tìm hiểu chi tiết hơn về những tài sản nhạy cảm với lãi suất trong những năm vừa qua.