Tình hình chi phí lãi

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 51)

Chi phí lãi của DongA Bank Sóc Trăng bao gồm chi phí lãi cho nguồn vốn huy động và lãi vốn điều chuyển. Dựa vào bảng số liệu ta thấy chi phí lãi của chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012. Riêng từ đầu năm đến tháng 6/2013 cũng tăng lên so với cùng kỳ năm 2012. Tốc độ tăng mạnh nhất là vào năm 2011, tăng hơn 16 tỷ đồng, tƣơng ứng 75,9% so với năm 2010. Câu hỏi đặt ra là do tăng trƣởng huy động ngày càng cao, do đó chi phí lãi tăng lên hay ngân hàng huy động kém hiệu quả, phải nâng cao lãi suất để cạnh tranh với các ngân hàng khác? Để có đáp án cho nghi vấn trên, ta tìm hiểu về tốc độ tăng của vốn huy động và chi phí lãi trong giai đoạn 2010-6/2013.

Bảng số liệu 4.7 cho thấy trong những năm qua, vốn huy động cũng không ngừng tăng lên trong ba năm 2010-2012. Năm 2011, vốn huy động tăng hơn 150 tỷ đồng, tƣơng đƣơng khoảng 103,67%. Với sự tăng lên đáng kể của vốn huy động, chi phí lãi cũng tăng mạnh. Hơn nữa, mặt bằng lãi suất huy động năm 2011 của chi nhánh cao hơn so với năm 2010, do đó chi phí lãi tăng khá cao. Nguyên nhân là do nguồn vốn khá khan hiếm, chi nhánh phải tăng lãi suất huy động theo cung- cầu thị trƣờng để huy động đƣợc lƣợng vốn lớn. Bên cạnh đó, chi nhánh phải trả chi phí cho lƣợng vốn điều chuyển khá lớn trong năm. Do vậy, có thể khẳng định rằng chi phí lãi tăng cao trong năm không đáng lo ngại vì chi nhánh huy động vốn vẫn hiệu quả, đồng thời lãi suất tăng lên không phản ánh năng lực cạnh tranh kém vì lãi suất huy động của DongA Bank Sóc Trăng cũng ngang bằng với lãi suất huy động của các ngân hàng khác trên địa bàn. Sau đây là biểu đồ thể hiện diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của chi nhánh giai đoạn 2010-6/2013:

Nguồn: Phòng Kinh doanh DongA Bank Sóc Trăng

Hình 4.1Diễn biến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của DongA Bank Sóc Trăng giai đoạn 2010-6/2013

Một thành tựu khác mà chi nhánh đạt đƣợc là trong năm 2012, lƣợng vốn huy động tăng mạnh nhất trong giai đoạn trên, cuối kỳ tăng 125,62% so với đầu kỳ. Trong khi đó, chi phí lãi chỉ tăng 31,37%. Đây là một biểu hiện tốt

trong công tác huy động vốn của chi nhánh cần đƣợc phát huy. Nguyên nhân là do vào năm 2012, theo các thông tƣ của NHNN ban hành, chi nhánh phải giảm lãi suất huy động. So với năm 2011, đây là năm lãi suất giảm khá mạnh, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm từ trần 14% giảm xuống chỉ còn 8%. Với sự nổ lực của toàn bộ nhân viên chi nhánh nhƣ đã phân tích ở trên, việc giảm lãi suất không làm lƣợng vốn huy động giảm xuống mà còn tăng lên khá cao, gần 254 tỷ đồng, đây thật sự là một thành tựu đáng quý vì nhiều ngân hàng vẫn gặp phải khó khăn trong kinh doanh. Đồng thời, với lƣợng vốn huy động tăng mạnh, vốn điều chuyển từ hội sở cũng giảm đáng kể vào thời điểm cuối năm, vì vậy chi phí cho nguồn vốn này giảm xuống. Đến tháng 6/2013, mặt bằng lãi suất huy động nhìn chung cũng giảm nhẹ. Đồng thời, lƣợng vốn huy động tăng 1,12% so với cùng kỳ năm trƣớc và cũng tăng nhẹ so với cuối năm 2012. Thêm vào đó, lƣợng vốn điều chuyển cũng tăng lên. Vì vậy, chi phí lãi cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012, tuy nhiên tốc độ tăng đã giảm.

Từ những phân tích trên cho thấy chi phí lãi của DongA Bank Sóc Trăng không ngừng tăng lên, đồng thời tốc độ tăng đã giảm dần. Tuy nhiên, điều này sẽ làm ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh nếu thu nhập lãi không tăng trƣởng hoặc tăng trƣởng thấp so với chi phí. Để biết đƣợc hai chỉ tiêu này có biến động đồng nhất hay không, ta phân tích sự thay đổi của thu nhập lãi trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh sóc trăng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)