Hạn chế về thời gian và quy mô của việc thí điểm hoạt động tổ chức

Một phần của tài liệu hoạt động của tổ chức thừa phát lại (Trang 57)

5. Cấu trúc đề tài

3.1.2.3 Hạn chế về thời gian và quy mô của việc thí điểm hoạt động tổ chức

dẫn đến việc triển khai thực hiện công việc của thừa phát lại không đúng với tiến độ mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra, làm hạn chế rất nhiều trong việc đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức thừa phát lại.

Bên cạnh đó, Nghị quyết của Quốc hội chỉ quy định về nguyên tắc của việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại, do đó văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất hiện nay về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại chỉ là Nghị định của Chính phủ mà thôi. Hệ quả dẫn đến việc áp dụng những quy phạm pháp luật cho hoạt động của tổ chức này chưa được thống nhất, có khi lại xảy ra mâu thuẩn, xung đột về nội dung giữa Nghị định với các luật và văn bản pháp luật có liên quan, làm hạn chế về hiệu lực hoạt động của tổ chức Thừa phát lại. Ngoài ra, tuy các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại bước đầu đã được xây dựng nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa thật sự rõ ràng, có nhiều điểm cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Chẳng hạn như về hiệu lực của vi bằng chưa được quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, việc chấm dứt thời gian thí điểm chế định Thừa phát lại được nêu ra tại Nghị quyết của Quốc hội cũng chưa thật sự rõ ràng. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan như tố tụng dân sư, thi hành án dân sự, bảo hiểm,… cũng chưa đồng bộ với các quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

3.1.2.3 Hạn chế về thời gian và quy mô của việc thí điểm hoạt động tổ chức Thừa phát lại Thừa phát lại

Theo như những gì mà Nghị quyết số 24/2008/QH12, ngày 19/02/2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự đã quy định: “Để triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự, giao Chính phủ quy định và tổ chức thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số địa phương. Việc thí điểm được thực hiện từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến ngày 01 tháng 7 năm 2012. Chính phủ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm và báo cáo Quốc hội xem xét quyết định”51. Từ quy định trên ta có thể thấy, việc thực hiện thí điểm chế định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại được thực hiện trong thời gian 03 năm (Từ 01/7/2009 đến 01/7/2012) và được triển khai thực

51

hiện tại một số địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian và quy mô của việc thực hiện thí điểm về hoạt động của tổ chức thừa phát lại không đúng như những gì mà Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 19/02/2009 của Quốc hội đã đề ra. Cụ thể, về thời gian thực hiện thí điểm mô hình này theo Nghị quyết đã đề ra là 03 năm (Từ 01/7/2009 đến 01/7/2012), tuy nhiên đến giữa năm 2010 một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về tổ chức cũng như hoạt động của thừa phát lại mới có hiệu lực, từ đó các văn phòng thừa phát lại mới cơ bản được thành lập và đi vào hoạt động. Do đó, thời gian của việc triển khai thực hiện thí điểm mô hình này chỉ trong khoảng được 02 năm mà thôi, không đúng như những gì đã được nêu rõ trong Nghị quyết của Quốc hội nên cũng làm ảnh hưởng một phần không nhỏ đến việc đánh giá kết quả cũng như hiệu quả thực hiện công việc của tổ chức này.

Bên cạnh đó, việc thực hiện thí điểm về tổ chức thừa phát lại mới được triển khai thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, trong khi đó còn rất nhiều địa phương khác vẫn chưa được triển khai thực hiện mô hình này, do đó không đúng theo những gì mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra là việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại được tổ chức tại một số địa phương. Vì thế, với việc thực hiện thí điểm mô hình thừa phát lại chỉ co cụm tại một địa phương duy nhất là thành phố Hồ Chí Minh đã làm hạn chế đi rất nhiều trong việc đánh giá kết quả hoạt động của mô hình Thừa phát lại hiện nay. Trong khi đó, ở nước ta bên cạnh thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn thì vẫn còn nhiều thành phố lớn khác có tính đại diện vùng, miền với đời sống kinh tế xã hội phát triển cao, hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi nên dẫn đến các quan hệ xã hội ngày càng gia tăng và phức tạp, do đó tại những nơi này đang cần lắm những đội ngũ thừa phát lại với trình độ chyên môn cao, nhằm góp phần giúp đỡ người dân, xã hội cũng như các cơ quan tư pháp giải quyết các tranh chấp phát sinh. Với sự giúp sức của tổ chức thừa phát lại hiện nay sẽ một phần nào làm ổn định hơn về trật tự xã hội cũng như về các quan hệ pháp luật.

Vì vậy, hiện nay việc triển khai thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại chỉ được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh là tương đối nhỏ, nếu so với những gì mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra là chưa thật sự hợp lý. Điều đó không những chưa thể hiện đúng tinh thần Nghị quyết của Quốc hội mà còn làm ảnh hưởng đến việc đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả hoạt động của mô hình này.

Một phần của tài liệu hoạt động của tổ chức thừa phát lại (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)