5. Cấu trúc đề tài
2.2.3 Hoạt động của nhân viên Thừa phát lại
2.2.3.1 Trong việc lập vi bằng
Nhân viên Thừa phát lại là một chức danh do Bộ Tư pháp bổ nhiệm, tuy nhiên Thừa phát lại không phải là công chức nên không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mà hưởng thù lao và chi phí thực hiện công việc theo giá biểu do nhà nước quy định hoặc theo sự thỏa thuận với khách hàng.
Ngày nay, theo quy định của pháp luật thì một trong những công việc của nhân viên thừa phát lại là thực hiện việc lập vi bằng có giá trị chứng cứ để giúp đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước cơ quan Tòa án và thực hiện một số giao dịch hợp pháp khác, cũng như giúp cho cơ quan Tòa án thuận tiện và dễ dàng hơn trong công tác xét xử của mình hiện nay. Ở công việc lập vi bằng, thừa phát lại thường làm việc theo sự triệu dụng của đương sự hay cơ quan Tòa án, bởi vì khi một vụ án được giải quyết tại Tòa án và trong một số trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập chừng cứ hay cơ quan Tòa án cần chứng cứ để phục vụ cho quá trình xét xử của mình, nếu cần thiết thì đương sự hay cơ quan Tòa án có thể triệu dụng thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng đó và công việc này được thực hiện theo sự thỏa thuận thông qua một loại hợp đồng dịch vụ, thù lao mà thừa phát lại được hưởng cho loại công việc này chủ yếu theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Những vi bằng do thừa phát lại lập góp phần tạo ra nguồn chứng cứ quan trọng trong việc xét xử của Tòa án, có giá trị pháp lý cao và được pháp luật thừa nhận.
2.2.3.2 Trong việc tống đạt văn bản của cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự
Theo những quy định của pháp luật thì thừa phát lại làm việc theo sự triệu dụng của hai cơ quan này, thông qua một loại hợp đồng dịch vụ và hưởng thù lao theo sự thỏa thuân hoặc theo giá biểu mà nhà nước quy định. Văn phòng Thừa phát lại được hình thành bởi một đội ngũ thừa phát lại có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt nhân viên thừa phát lại là người am hiểu các trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật do họ đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý. Nhân viên thừa phát lại có thể dùng kiến thức và kinh nghiệm của mình để tống đạt các loại giấy tờ đến các bên có liên quan trong việc xét xử của Tòa án cũng như trong công tác thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự, giúp san sẻ tình trạng quá tải trong công việc của các cơ quan này. Do đó, với những đội ngũ chuyên nghiệp của mình, các nhân viên thừa phát lại có thể thực hiện việc tống đạt các loại văn bản của các cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt động của nhân viên thừa phát lại là hoạt động tư nên các nhân viên thừa phát lại có thể thực hiện việc tống đạt văn bản cả ngày nghĩ hoặc ngoài giờ hành chính để đảm bảo cho việc tống đạt được thực hiện theo đúng thời gian mà thừa phát lại đã cam kết. Do đó, hoạt động của nhân viên thừa phát lại sẽ là một nhân tố trợ giúp đắc lực cho cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự, đồng thời góp phần tăng cường tính chủ động của các đương sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
2.2.3.3Trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Với những quy định của pháp luật hiện nay, trong quá trình thi hành án thì người được thi hành án phải có trách nhiệm tự mình xác minh và cung cấp những thông tin cho cơ quan Thi hành án dân sự về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là người đó phải có tài sản, có thu nhập,… để thi hành nghĩa vụ của họ đối với mình. Điều đó cho thấy, người được thi hành án phải nắm bắt được các thông tin liên quan đến điều kiện về tài sản, hoàn cảnh, nhân thân của người đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hiện nay là một vấn đề khó khăn, và có khi không nhận được sự hợp tác từ phía người phải thi hành án. Bên cạnh đó, việc người được thi hành án không thể có được những kỹ năng thu thập các thông tin về điều kiện thi hành án dẫn tới những thông tin mà người được thi hành án cung cấp cho cơ quan Thi hành án lại không có giá trị, mặc khác còn có thể làm kéo dài thêm quá trình thi hành án hoặc có thể bị trả lại đơn yêu cầu thi hành án, tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Trong hoàn cảnh này, người được thi hành án có thể nhờ nhân viên Thừa phát lại thực hiện công việc trên.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì Thừa phát lại là người có quyền xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo yêu cầu của đương sự. Nhân viên Thừa phát lại là người có trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng trong việc xác minh điều kiện thi hành án, trên cơ sở yêu cầu của người được thi hành án thì nhân viên thừa phát lại sẽ lập kế hoạch xác minh để tiến hành xác minh điều kiện thi hành án. Sau khi tiến hành xác minh xong, nhân viên thừa phát lại sẽ lập biên bản kết quả xác minh điều kiện thi hành án và kết quả xác minh điều kiện thi hành án của nhân viên thừa phát lại là căn cứ để người được thi hành án nộp đơn yêu cầu, cung cấp cho cơ quan Thi hành án để tiến hành tổ chức thi hành án. Bên cạnh đó, trong việc trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Tòa án. Khi có yêu cầu của đương sự về việc thi hành án thì nhân viên thừa phát lại sẽ lập kế hoạch và dựa trên những kết quả của việc xác minh điều
kiện thi hành án mà đương sự cung cấp, thừa phát lại sẽ trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định đó theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Bên cạnh những hoat động trên, trong quá trình thực hiện công việc của mình thì nhân viên thừa phát lại còn có thể thực hiện thêm một chức năng quan trọng khác: Chức năng hòa giải15.
Thực tế cho thấy sự tham gia của thừa phát lại trong nhiều trường hợp đã hạn chế rất nhiều tranh chấp phát sinh, chẳng hạn như trong việc lập vi bằng dùng làm chứng để các bên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp và phải giải quyết bằng con đường Tòa án. Khác với vai trò của Luật sư, khi tham gia vào mối quan hệ pháp lý giữa các bên thì Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ, còn thừa phát lại tham gia vào mối quan hệ này với tư cách là người làm chứng, để ghi nhận một hành vi, sự kiện có giá trị chứng cứ. Do vậy, vai trò của thừa phát lại là hoàn toàn khách quan. Trong mọi trường hợp cho dù các bên có thỏa thuận được hay không được, thì thừa phát lại vẫn có thể lập vi bằng, ghi nhận trung thực một sự kiện hay hành vi đã được xảy ra. Bên cạnh đó, xuất phát từ vị trí độc lập và khách quan của mình thừa phát lại luôn nhận được sự lắng nghe từ cả hai phía, và với những kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thừa phát lại có thể tư vấn cho cả hai bên những giải pháp tốt nhất, hạn chế tối đa tổn thất phát sinh nếu vụ việc được giải quyết bằng con đường Tòa án, hoặc nghiêm trọng hơn là tự giải quyết mâu thuẩn bằng bạo lực.
Có thể thấy rằng, hòa giải không phải là nghĩa vụ của thừa phát lại, nghĩa vụ của thừa phát lại là lập vi bằng ghi nhận lại một sự kiện, hiện tượng diễn ra một cách khách quan. Vi bằng do thừa phát lại lập phải đảm bảo tính khách quan và tính hợp pháp cần thiết của chứng cứ. Do vậy, trong mọi trường hợp, thừa phát lại luôn phải đảm bảo sự công bằng, khách quan trong công việc, không vì lợi ích của khách hàng mà làm thay đổi sự thật. Nhiều trường hợp, khi tranh chấp xảy ra, mối quan hệ giữa hai bên rất căng thẳng, sẵn sàng bùng nổ xung đột, nhưng với sự có mặt của bên thứa ba là Thừa phát lại, các bên đã bình tĩnh lắng nghe phân tích, tư vấn của thừa phát lại, từ đó tìm cách giải quyết mâu thuẩn. Để thực hiện chức năng hòa giải của mình, thừa phát lại phải am hiểu pháp luật trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự, đất đai, hợp đồng,… để có thể phân tích cho các bên hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình và tự nguyện thực hiện.
Tuy nhiên, với kiến thức pháp luật vẫn chưa đủ, thừa phát lại còn phải có kỹ năng tư vấn, hòa giải, phải luôn điềm tĩnh và phân tích tình huống, không bị cuốn
15
Theo Ths. Nguyễn Tiến Pháp “Chức năng hòa giải thừa phát lại”, báo doanh nhân pháp luật ngày 29/11/2011.
theo những tiểu tiết mà các bên thường sa đà vào tranh cãi. Bên cạnh đó, để thực hiện chức năng hòa giải, ngoài kiến thức, kỹ năng, nhân viên thừa phát lại còn phải có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, không được dùng kiến thức của mình lừa dối các bên tham gia vào pháp luật đang giả quyết nhằm phục vụ lợi ích của khách hàng yêu cầu lập vi bằng. Mặc khác, thừa phát lại cũng không được tập trung vào việc lập vi bằng cho xong, mà bỏ qua lợi ích của các bên, nhằm đảm bảo mục đích cuối cùng là mâu thuẩn giữa các bên được giải quyết một cách hợp tình hợp lý nhất. Trong trường hợp cho dù các bên có thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại hay không, thì thừa phát lại cũng có thể lập vi bằng ghi nhận sự kiện đó. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, thừa phát lại còn có thể kết thúc công việc của mình sớm hơn, và có khả năng lập thêm nhiều vi bằng nữa liên quan đến sự kiện này, thu được nhiều phí hơn. Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, thừa phát lại đã cố gắng đưa ra những ý kiến tư vấn và hòa giải các bên, từ đó các bên đã đi đến thống nhất bồi thường, mâu thuẩn được giải quyết, tránh được những tổn thất không cần thiết.
Với những hoạt động trên của nhân viên thừa phát lại, ta có thể thấy nhân viên thừa phát lại là người do Nhà nước tuyển chọn và bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn mà pháp luật quy định, thừa hành nhiệm vụ như nhân viên nhà nước, được quyền lập các loại vi bằng có giá trị pháp lý nhất định và phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, hoạt động của nhân viên thừa phát lại mang tính chất nhà nước. Bên cạnh đó, nhân viên thừa phát lại còn làm việc theo sự triệu dụng của khách hàng (cá nhân, cơ quan, tổ chức,…) khi có yêu cầu trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định, do đó hoạt động của nhân viên thừa phát lại mang tính chất nghề nghiệp tự do và có thể ngoài giờ hành chính. Như vậy với những tính chất đặc thù trên sẽ giúp cho thừa phát lại chủ động và linh hoạt hơn trong những công việc của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động tư pháp cũng như trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong xã hội hiện nay.
2.3 Cơ cấu tổ chức hành nghề Thừa phát lại
2.3.1 Văn phòng Thừa phát lại
Theo quy dinh của pháp luật, chức danh Thừa phát lại là người do Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Theo đó một người muốn được bổ nhiệm làm thừa phát lại phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn do pháp luật quy định như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo dức, độ tuổi,…và Thừa phát lại làm việc tại Văn phòng thừa phát lại.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì “Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại”16, văn phòng thừa phái lại hiện nay là tổ chức do thừa phát lại thành lập và hoạt động và theo đó “Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân17. Văn phòng Thừa phát lại do từ hai Thừa phát lại trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp doanh18”19. Việc thành lập và đăng ký hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nói chung hiện nay sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, đối với một số loại hình doanh nghiệp có tính đặc thù thì bên cạnh việc áp dụng những quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp thì còn phải áp dụng những quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng. Chẳng hạn như Văn phòng công chứng bên cạnh việc áp dụng Luật doanh nghiệp thì còn phải áp dụng pháp luật chuyên ngành là Luật Công chứng năm 2006 trong việc thành lập cũng như hoạt động của văn phòng. Tương tự như vậy, Văn phòng Thừa phát lại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động tương đối mới trong lĩnh vực tư pháp hiện nay và theo những quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời điểm hiện tại việc tổ chức và hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại mới được thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại bên cạnh việc áp dụng những quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp, thì điều kiện, quy trình, thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan về tổ chức thừa phát lại.
Về tên gọi của văn phòng Thừa phát lại, theo quy định của pháp luật hiện nay như sau: “Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Việc đặc tên riêng và biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật”20, ví dụ về tên gọi của một số Văn phòng Thừa phát lại như Văn phòng Thừa phát lại quận 5, Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh,… hiện nay đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
16
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
17
Xem thêm Điều 141 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
18
Xem thêm Điều 130 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
19 Điều 6 Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-BTC-TANDTC ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều của Nghị định 61/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại và chế độ tài chính đối với văn phòng Thừa phát lại.
20
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt