5. Cấu trúc đề tài
2.4.4 Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu
yêu cầu của đương sự
Thi hành án là một công việc vô cùng quan trọng trong hoạt động tố tụng ở nước ta, hoạt động này nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án đối với người được thi hành án vì đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Công tác thi hành án từ trước đến nay đều do hệ thống các cơ quan Thi hành án dân sự từ Trung ương đến địa phương thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời của Tổ chức Thừa phát lại với một trong những chức năng chính là trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự thì công việc thi hành án có thể do thừa phát lại trực tiếp thực hiện. Điều đó đã được thể hiện cụ thể theo quy định của pháp luật “Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các
bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án”44.
Trong công tác thi hành án của thừa phát lại hiện nay ở nước ta, việc trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật do thừa phát lại thực hiện được dựa trên cơ sở những quy định của pháp luật về thẩm quyền cũng như phạm vi cho việc thực hiện công việc này của Thừa phát lại45. Một khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bên cạnh việc yêu cầu cơ quan Thi hành án sân sự thực hiện việc thi hành án thì đương sự còn có thể làm đơn yêu cầu văn phòng Thừa phát lại thực hiện công việc này, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của người phải thi hành án đúng theo quy định của pháp luật cũng như nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình và việc yêu cầu này cũng được thông qua một loại hợp đồng, đó có thể là một dạng hợp đồng dịch vụ.
Do đó, khi có bản án hay quyết định cần thi hành thì đương sự có thể nhờ cơ quan Thi hành án dân sự hoặc văn phòng Thừa phát lại thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định về quyền yêu cầu thi hành án của đương sự thì “Cùng một thời điểm người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một văn phòng Thừa phát lại hoặc Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án, đương sự chỉ có yêu cầu văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án khi vụ việc thi hành án đang do cơ quan Thi hành án tổ chức thi hành”46. Điều đó có nghĩa là nếu người được thi hành án đã yêu cầu Văn phòng thừa phát lại trực tiếp thi hành án thì không có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nữa. Với quy định này nhằm làm cho việc tổ chức thi hành án được khách quan, chính xác và tránh làm mất thời gian của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành án cũng như tránh gây phiền hà cho người phải thi hành án (trong trường hợp người phải thi hành án đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình).
Tuy nhiên, trong trường hợp trong cùng một bản án, quyết định của Tòa án có nhiều điều khoản do nhiều chủ thể khác nhau có nghĩa vụ thi hành, ví dụ như: buộc trả lại nhà đang sử dụng, trả tiền mua nhà, yêu cầu cấp dưỡng,… và người được thi hành án được thi hành nhiều nhiều điều khoản khác nhau đó, nếu trong trường hợp những điều khoản này đều do một cơ quan Thi hành án dân sự hay một văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì liệu rằng thời gian cho việc thi hành án đó có
44 Khoản 4 Điều 3 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
45
Xem thêm Điều 34 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh quy định về thẩm quyền, phạm vi thi hành án của Thừa phát lại.
46
Khoản 1 Điều 35 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
được đảm bảo thực hiện đúng những gì mà bản án, quyết định của Tòa án đã quy định không và quyền lợi của người được thi hành án có được đảm bảo kịp thời không?. Về vấn đề này, hiện nay theo quy định của pháp luật nước ta thì “Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một bản án, quyết định do một người phải thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi hành án chỉ có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự hoặc một văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành. Nếu các khoản được thi hành do nhiều người khác nhau có nghĩa vụ thi hành thì người được thi hành án có quyền đồng thời yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại thi hành riêng đối với từng khoản”47. Với quy định này đã giúp cho đương sự có thêm quyền rộng hơn so với những gì mà Nghị định về quyền yêu cầu thi hành án của đương sự đã quy định, điều đó không những nhằm đảm bảo cho việc thi hành án của người được thi hành án được thực hiện nhanh chóng, kịp thời mà còn đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Bên cạnh quyền yêu cầu Thừa phát lại thực hiện việc thi hành án thì thủ tục cho việc thực hiện công việc này là một vấn đề vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, pháp luật luật về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại hiện nay chưa có quy định chi tiết về thủ tục thực hiện công việc thi hành án của Thừa phát lại, do đó theo quy định tại tại Điều 36 của Nghi định 61/2009/NĐ-CP thì những quy định cụ thể về việc trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án theo yêu cầu của đương sự và thủ tục chung cho việc thực hiện công việc này của Thừa phát lại chủ yếu theo quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự48.
Việc trực tiếp tổ chức thi hành án của văn phòng Thừa phát lại chủ yếu được thông qua việc thỏa thuận giữa văn phòng Thừa phát lại với người yêu cầu và được thể hiện dưới hình thức hợp đồng và có các nội dung cơ bản như: ngày, tháng, năm yêu cầu thi hành án, các khoản yêu cầu thi hành án theo bản án, chi phí,… và văn bản thỏa thuận thi hành án đó được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Sau khi hợp đồng về việc thi hành án của văn phòng Thừa phát lại với đương sự đã được ký kết thì Trưởng văn phòng Thừa phát lại là người có thẩm quyền ra quyết định thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc và quyết định đó phải có các nội dung theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, quyết định thi hành án phải được gửi cho Cơ
47
Khoản 1 Mục 2 Thông tư số 03/2009/TT-BTP ngày 30 tháng 09 năm 2009 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
48
quan thi hành án dân sự cấp huyện tại nơi có văn phòng Thừa phát lại để phối hợp thi hành.
Trong quá trình thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đối với người có nghĩa vụ thi hành án thì việc ấn định thời gian để người phải thi hành án tự nguyện thi hành là cần thiết. Điều này không những giúp cho việc thi hành án được thực hiện theo đúng thời gian như đã quy định nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người được thi hành án mà còn tránh được việc kéo dài thời hạn nhằm trốn tránh trách nhiệm của người phải thi hành án. Do đó, trong quá trình trực tiếp tổ chức thi hành án của Thừa phát lại hiện nay, pháp luật còn cho phép Thừa phát lại được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án trong trường hợp sau khi hết thời hạn tự nguyện đã được ấn định trong quyết định thi hành án và việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án này được thựa hiện theo những quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự năm 2008. Bên cạnh đó, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án thì Thừa phát lại có quyền, nghĩa vụ như Chấp hành viên và thực hiện công việc theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Trong quá trình trực tiếp tổ chức thi hành án của văn phòng Thừa phát lại nói chung và việc cưỡng chế thi hành án nói riêng, thì bên cạnh thủ tục chung về việc tổ chức thi hành án thì chi phí hay thù lao cho công việc này của Thừa phát lại cũng được quy định rõ. Cụ thể về chi phí cho việc trực tiếp tổ chức thi hành án của văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định 61/2009 ND-CP và theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-BTC- TANDTC ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều của Nghị định số 61/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại và chế độ tài chính đối với văn phòng Thừa phát lại.
Việc cưỡng chế thi hành án hiện nay là là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp, tốn nhiều thời gian và công sức. Do đó, chi phí cho công việc này là một vấn đề đáng được quan tâm nhằm đảm bảo cho việc duy trì hoạt động của một tổ chức hiện nay không được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Tóm lại, việc trực tiếp tổ chức thi hành án hiện nay của Thừa phát lại là một công việc vô cùng quan trọng. Một mặc nó giúp cho việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án đúng thời gian đã được quy định đảm bảo được quyền lợi cho người được thi hành án. Mặc khác, với công việc này Thừa phát lại sẽ giúp chia sẽ bớt một phần nào gánh nặng trong công việc mà hiện nay cơ quan Thi hành án dân
sự nước ta đang đảm nhận, phù hợp với chủ trương mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra trong việc xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự.
Từ những phân tích trên về những công việc của tổ chức thừa phát lại trong hoạt động tố tụng hiện nay ta có thể thấy, Thừa phát lại là một tổ chức được ra đời và hoạt động còn khá mới ở nước ta. Tuy nhiên, chế định này đã đóng vai trò tích cực trong việc “Phát huy khả năng và tính chủ động tích cực của người dân trong đời sống xã hội, phát huy trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân trong các quan hệ pháp luật dân sự, hành chính; xác định lại đúng mức độ, phạm vi can thiệp của Nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, qua đó, giảm khối lượng công việc và gánh nặng chi phí của Nhà nước cho hoạt động thi hành án dân sự, làm tinh gọn bộ máy và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước”49. Do đó, có thể nói sự ra đời của tổ chức thừa phát lại trong đời sống xã hội hiện nay là vô cùng cần thiết và được xem như một bước ngoặc quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta.
49
TS. Dương Thanh Mai, “Quan điểm khoa học, chính trị - pháp lý về thừa phát lại trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 11/2011.
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC THỪA PHÁT LẠI