Khắc phục nhận thức của người dân và các cơ quan, tổ chức về hoạt

Một phần của tài liệu hoạt động của tổ chức thừa phát lại (Trang 59)

5. Cấu trúc đề tài

3.2.1 Khắc phục nhận thức của người dân và các cơ quan, tổ chức về hoạt

hoạt động của tổ chức Thừa phát lại

Mặt dù tổ chức Thừa phát lại đã từng tồn tại ở nước ta từ rất lâu trong lịch sử và hiện nay sự trở lại và hoạt động của tổ chức này là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề xã hội hóa một số hoạt động tư pháp nói chung, xã hội hóa một số công việc thi hành án dân sự nói riêng, nhằm tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực hoạt động của các cơ quan tư pháp ở nước ta hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay kể từ khi tổ chức Thừa phát lại ra đời và hoạt động thì có lẽ chế định này vẫn còn khá xa lạ đối với người dân, xã hội cũng như đối với các cơ quan trong hoạt động tư pháp của nhà nước ta. Chính sự hạn chế trong nhận thức này đã một phần nào làm ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu quả công việc của thừa phát lại. Đối với người dân, xã hội có lẽ sự ra đời và hoạt động của tổ chức thừa phát lại hiện nay mới được thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy nếu so với quy mô diện tích của cả nước thì quy mô hoạt động của tổ chức thừa phát lại hiện nay là tương đối nhỏ, do đó đối với người dân sống trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng thì sự hiểu biết về thừa phát lại là tương đối còn đối với người dân trên cả nước nói chung thì sự nhận thức và hiểu biết về hoạt động của tổ chức này là rất hạn chế. Trong khi đó có những công việc mà hiện nay tổ chức thừa phát lại có quyền thực hiện ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chẳng hạn như việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành bản án của Tòa án. Trong trường hợp người phải thi hành án cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, với sự nhận thức và sự hiểu biết hạn chế của người dân về hoạt động của tổ chức thừa phát lại, và đôi khi họ còn không biết thừa phát lại là ai thì rất khó khăn cho việc phối hợp thực hiện công việc của thừa phát lại nên làm ảnh hưởng rất nhiều về hiệu quả hoạt động của tổ chức này.

Từ thực tiễn đó, hiện nay để góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước nói chung thì điều cần thiết hiện nay phải làm là nên mở nhiều đợt tuyên truyền sâu rộng về chức năng, nhiệm vụ cũng như về hoạt động của tổ chức thừa phát lại trong đời sống của người dân trên phạm vi cả nước. Tổ chức thừa phát lại nên phối hợp với các cơ

quan, các đơn vị hành chính sự nghiệp trên cả nước mở nhiều buổi giao lưu trực tuyến nhằm tuyên truyền giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ của thừa phát lại giúp họ hiểu và nhận thức tốt hơn về hoạt động của tổ chức này để phổ biến đến người dân tại địa phương mà họ đang quản lý. Bên cạnh đó, các tổ chức Thừa phát lại còn phải phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài,… mà hiện nay nhiều phương tiện thông tin truyền thông ở các tỉnh thành vẫn chưa có được những chuyên trang hay phóng sự đề cập đến vần đề thừa phát lại. Nếu thực hiện tốt những công việc trên thì một phần nào đó sẽ giúp người dân quen dần, nhận thức tốt hơn và mạnh dạn hơn trong việc sử dụng thừa phát lại như một dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp để giúp họ thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Sự hạn chế về nhận thức đối với hoạt động của tổ chức thừa phát lại không chỉ đối với người dân, xã hội mà hiện nay nay ngay cả các cơ quan, tổ chức cũng nhận thức về hoạt động của tổ chức thừa phát lại một cách rất hạn chế. Mặc dù theo quy định của pháp luật “Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của thừa phát lại theo quy định”52

Tuy nhiên, hiện nay việc phối hợp, hỗ trợ cho thực hiện công việc này của thừa phát lại cũng chưa thật sự tốt và còn nhiều hạn chế. Một phần bởi họ vẫn chưa biết rõ về thừa phát lại cũng như chưa hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức này nên chưa tin tưởng hay đặt niềm tin vào tổ chức này khi họ thực hiện công việc của mình. Bên cạnh đó, một số cơ quan, tổ chức còn có tâm lý e dè hay từ chối hợp tác khi được tổ chức thừa phát lại yêu cầu cung cấp những thông tin cần thiết cho công việc của thừa phát lại khi họ đang thực hiện. Do đó để khắc phục tình trạng trên, và muốn cho sự phối hợp, hỗ trợ cho việc công việc giữa tổ chức thừa phát lại với các cơ quan hữu quan được chặt chẽ và tốt hơn nên có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc nâng cao nhận thức của các cơ quan này về tổ chức thừa phát lại. Bên cạnh việc truyên truyền sâu rộng trong toàn thể các cơ quan hữu quan về chức năng, vai trò cũng như nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động của thừa phát lại giúp các cơ quan nâng cao được nhận thức của mình về tổ chức này thì nên chăng cần có những biện pháp chế tài nhiều hơn nữa trong trường hợp các cơ quan có liên quan từ chối không chịu hợp tác khi thừa phát lại yêu cầu thực hiện những công việc theo đúng quy định của pháp luật. Bởi vì, hiện nay pháp luật chỉ có quy định “Cơ quan, tổ

52

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có”53 mà chưa có những biện pháp chế tài cụ thể nào cần áp dụng trong trường hợp các cơ quan, tổ chức từ chối yêu cầu của thừa phát lại. Do đó, để hoàn thiện vấn đề này thì pháp luật về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại cần phải có những biện pháp chế tài cụ thể hơn nữa và trong trường hợp nào nên áp dụng những biện pháp chế tài đó. Điều đó không những nhằm góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tự giác trong việc thực hiện những yêu cầu của thừa phát lại theo quy định của pháp luật mà còn giúp cho việc phối hợp, hỗ trợ cho công việc của thừa phát lại giữa văn phòng thừa phát lại với các cơ quan, tổ chức mới được đảm bảo tốt hơn.

3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của tổ chức Thừa phát lại

Hiện nay, hoạt động của tổ chức thừa phát lại được dựa trên một số văn bản cụ thể như: Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, Thông tư liên tịch số 13/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 07/07/2010 hướng dẫn thủ tục thực hiện một số công việc của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh, Thông tư liên tịch số 12/1010/TTLT-BTP-BTC-TANDTC ngày 24/06/2010 hướng dẫn một số điều của Nghị định 61/2009/ND-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh kiên quan đến chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại và chế độ tài chính đối với văn phòng Thừa phát lại,…

Như vậy, về cơ bản các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại bước đầu đã được xây dựng và tương đối hoàn chỉnh, những văn bản pháp luật đó một phần nào cũng tạo được một nền tảng pháp lý tương đối vững chắc cho tổ chức thừa phát lại có thể yên tâm thực hiện công việc của mình. Tuy nhiên, pháp luật về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại cũng còn nhiều điểm cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế hiện nay. Chẳng hạn trong công việc tống đạt văn bản của thừa phát lại, theo quy định của pháp luật thì thừa phát lại được quyền tống đạt văn bản của cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay bên cạnh Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự thì vẫn còn nhiều các cơ quan khác cũng có số lượng văn bản khá lớn cần phải tống đạt như: giấy triệu tập bị can tại ngoại, giấy triệu tập người làm chứng, người bị hại, giấy mời luật sư tham gia bào chữa,… của các Cơ quan điều tra hay Viện

53

Khoản 2 Điều 4 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

kiểm sát. Những loại giấy tờ này không nhất thiết phải do cán bộ điều tra hay cán bộ kiểm sát trực tiếp làm, nhằm để tránh làm mất thời gian không đáng để họ có thể tập trung thực hiện tốt công việc chuyên môn của mình. Vì thế khi Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại được sửa đổi nên cho phép thừa phát lại có thể thực hiện thêm việc tống đạt văn bản của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Có như vậy thì số lượng công việc của các Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát sẽ được giảm tải đi rất nhiều và phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta. Theo đó cũng giống như Tòa án và cơ quan Thi hành án, trong việc tống đạt văn bản Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thể được thỏa thuận bằng văn bản dưới hình thức hợp đồng để thừa phát lại thực hiện công việc này, trừ các vụ việc hay một số loại giấy tờ đặc biệt, bắt buột cán bộ điều tra hay cán bộ kiểm sát phải làm để đảm bảo bí mật.

Trong việc lập vi bằng của thừa phát lại, theo khoản 1 điều 26 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định “Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng”, tuy nhiên cũng tại khoản 2 điều 26 của Nghị định này lại quy định “Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến”. Do đó nếu đặt hai quy định này bên nhau thì có vẻ như không hợp lý, bởi vì ở quy định thứ nhất ta có thể hiểu theo hai hướng: một là Thư ký nghiệp vụ thừa phát lại có thể thay mặt thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng, hai là có thể hiểu theo cách Thư ký nghiệp vụ có thể giúp thừa phát lại trong việc lập vi bằng, chẳng hạn như làm công việc đánh máy hay soạn thảo văn bản,… vì vậy nếu ta so sánh với quy định thứ hai thì có vẻ không hợp lý. Bởi vì vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, tuy nhiên nếu xem kỹ thì hai quy định trên có lẽ là do không hợp lý về mặt câu chữ mà thôi.

Do đó, để tránh sự tùy tiện trong việc lập vi bằng của thừa phát lại, chẳng hạn như giao phó hết cho Thư ký nghiệp vụ thừa phát lại thực hiện việc lập vi bằng còn Thừa phát lại chỉ ký xác nhận thì điều cần thiết cần phải làm là nên chỉnh sửa lại câu chữ cho phù hợp. Bên cạnh nếu thấy cần thiết thì có thể bỏ hẳn quy định Thư ký nghiệp vụ có thể giúp thừa phát lại lập vi bằng mà bắt buộc Thừa phát lại trực tiếp lâp vi bằng. Còn trong quá trình Thừa phát lại lập vi bằng có thể Thư ký nghiệp vụ, nhân viên hành chính hay một nhân viên nào khác của văn phòng Thừa phát lại có thể giúp thừa phát lại làm các công việc đánh máy hay soạn thảo văn bản của vi bằng. Có như vậy thì công việc lập vi bằng của thừa phát lại theo quy định của pháp luật mới đảm bảo được sự khách quan và chính xác.

Hiện nay, việc xác minh điều kiện thi hành án của thừa phát lại có thể được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp xác minh. Tuy nhiên, việc xác minh

điều kiện thi hành án hiện nay là rất phức tạp, do vậy nên cần hạn chế tối đa việc xác minh điều kiện thi hành án bằng văn bản, chỉ cho phép xác minh điều kiện thi hành án bằng văn bản khi không thể trực tiếp xác minh. Bởi vì, nếu cho phép xác minh điều kiện thi hành án bằng văn bản một cách tràng lan thì các văn phòng thừa phát lại sẽ lạm dụng điều này và đùn đẩy trách nhiệm cho các cơ quan được yêu cầu. Điều đó không những làm kéo dài thời gian của việc xác minh điều kiện thi hành án, làm cho người phải thi hành án có thêm thời gian để tẩu tán tài sản mà còn làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người được thi hành án. Bên cạnh đó, khi Nghị định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại được sửa đổi, bổ sung cũng nên quy định cho phép việc ủy quyền hay phối hợp thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án giữa các văn phòng thừa phát lại. Đặc biệt là sau khi chế định về thừa phát lại được triển khai áp dụng trên cả nước, thì việc ủy uyền hay phối hợp thực hiện công việc giữa các văn phòng thừa phát lại lại càng quan trọng hơn, có như vậy sẽ giúp cho việc xác minh điều kiện thi hành án giữa các văn phòng thừa phát lại càng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong việc trực tiếp tổ chức thi hành án của văn phòng thừa phát lại, hiện nay việc tổ chức thi hành án của thừa phát lại về mặt thủ tục chủ yếu được thực hiện theo những quy định của pháp luật về Thi hành án dân sự, tức là áp dụng những quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 chứ pháp luật về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại vẫn chưa có những quy định riêng trong việc trực tiếp tổ chức thi hành án của thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự. Theo quy định tại Điều 34 Nghị định 61/2009/NĐ-CP thì quyền trực tiếp tổ chức thi hành án của thừa phát lại đối với các bản án, quyết định dân sự của Tòa án được phát sinh khi có đơn yêu cầu của đương sự và thẩm quyền đó được xác định theo thẩm quyền của Tòa án nơi xét xử. Tức là văn phòng thừa phát lại chỉ được phép tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nơi mình đặt trụ sở hoặc các bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án sơ thẩm của tòa án nơi văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở.

Tuy nhiên, việc xác định thẩm quyền thi hành án của các văn phòng Thừa phát lại theo thẩm quyền của Tòa án sơ thẩm nơi văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở là chưa thật sự phù hợp và gây khó khăn cho việc trực tiếp tổ chức thi hành án của văn phòng thừa phát lại. Vì trên thực tế, có thể Tòa án sơ thẩm tại nơi văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở xét xử sơ thẩm, nhưng do người phải thi hành án cư trú hoặc có

Một phần của tài liệu hoạt động của tổ chức thừa phát lại (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)