5. Cấu trúc đề tài
3.1 Thực trạng về hoạt động của tổ chức Thừa phát lại
Đối với nhiều người trong xã hội ngày nay, Thừa phát lại có lẽ là một khái niệm rất mới mẻ trong đời sống xã hội cũng như về mặt pháp lý. Tuy nhiên, chế định về Thừa phát lại ở nước ta đã có từ rất lâu trong lịch sử (khoảng gần 100 năm) nhưng vì nhiều lý do nên từ sau năm 1975 chế định Thừa phát lại không còn tồn tại ở nước ta nữa.
Kể từ khi Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 củ Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng: “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tung dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình v.v., từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự; nghiên cứu chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên); trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”. Do đó, có thể nói Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị là cơ sở đặt nền móng đầu tiên cho sự trở lại của chế định Thừa phát lại hiện nay ở nước ta.
Trên thực tế kể từ khi tổ chức Thừa phát lại ở nước ta ra đời và hoạt động, tuy mới trong giai đoạn thí điểm chưa phải là dài (từ 21/5/2010 đến 30/6/1012), với số lượng các văn phòng thừa phát lại không nhiều với 05 Văn phòng Thừa phát lại trong thời gian thí điểm và hiện nay là 08 văn phòng (tính từ ngày 01/7/2012). Tuy với số lượng Văn phòng Thừa phát lại không nhiều và nguồn nhân lực còn mỏng nhưng hoạt động của 05 Văn phòng Thừa phát lại trong thời gian thí điểm (thực tế triển khai được khoảng 2 năm) tại thành phố Hồ Chí Minh đã thu được những kết quả khả quan, đáng khích lệ trong các công việc như: tống đạt văn bản của Cơ quan Tòa án và Thi hành án dân sự, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự, bước đầu được người dân, xã hội đón nhận tích cực. Cụ thể, sau hai triển khai thực hiện thí điểm kết quả hoạt động của các văn phòng Thừa phát lại đạt dược như sau:
“Về tống đạt giấy tờ: Đã thực hiện tống đạt 103.218 văn bản với tổng chi phí thu được bước đầu là 6.568.605.000 đồng. Về cơ bản, các văn phòng Thừa phát lại đã thực hiện tốt, đúng pháp luật việc tống đạt các văn bản, giấy tờ cho Tòa án và các cơ quan Thi hành án dân sự.
Về lập vi bằng: Tổng số vi bằng đã lập và đăng ký tại Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh là 5.020 vi bằng, tổng doanh thu là 9.556.248.000 đồng.
Về xác minh điều kiện thi hành án: Các văn phòng Thừa phát lại đã thực hiện được 147 vụ việc xác minh điều kiện thi hành án với tổng số phí thu được là 682.550.000 đồng.
Về trực tiếp tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự: Các văn phòng Thừa phát lại đã trực tiếp tổ chức thi hành xong 26 vụ việc với giá trị thi hành là 7.318.317.993 đồng với chi phí thu được là 359.966.280 đồng.
Đối với 03 văn phòng Thừa phát lại mới được thành lập, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đang chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ, hướng dẫn, hiện các Văn phòng này đã ổn định về mặt tổ chức và bắt đầu đi vào hoạt động.”50
Với số lượng công việc như trên có thể nói chưa phải là nhiều nhưng với những kết quả đã đạt được có thể cho thấy sự hiện diện của các Văn phòng Thừa phát lại trên thực tế bên cạnh các cơ quan Tư pháp của nước ta hiện nay đã tạo điều kiện cho người dân có thêm sự lựa chọn mới và phù hợp, tạo ra được sự cạnh tranh lành mạnh về hoạt động giữa văn phòng Thừa phát lại và các Cơ quan Tư pháp khác. Bên cạnh đó, sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Thừa phát lại đã cho thấy được lối đi đúng hướng về chiến lược cải cách Tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, tổ chức Thừa phát lại ở nước ta cũng có những tác động tích cực cũng như những hạn chế nhất định, và cần phải có những đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện chế định này hoạt động ngày càng tốt hơn.