5. Cấu trúc đề tài
3.1.1.2 Đối với các hoạt động tư pháp và liên quan
Trong các hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay, việc quá tải trong các công việc của các cơ quan tư pháp không phải là nhỏ, chẳng hạn như vì lý do chậm trể trong việc tống đạt văn bản hay thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình xét xử đã dẫn đến việc chậm trể trong quá trình xét xử của cơ quan Tòa án. Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian thi hành án của cơ quan Thi hành án do chậm trễ trong việc xác minh điều kiện thi hành án cũng một phần nào làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Từ thực tiễn đó, hiện nay với sự ra đời và hoạt động của tổ chức Thừa phát lại đã giúp Tòa án thực hiện nhanh chóng hơn việc tống đạt văn bản của Tòa án kịp thời cho các đương sự có liên quan đến vụ án đang được giải quyết, giúp Tòa án có thể tập trung tốt nhất vào công việc xét xử của mình. Ngoài ra, với việc lập vi bằng, thừa phát lại đã giúp Tòa án tạo lập được nguồn chứng cứ quan trọng và có giá trị để phục vụ cho quá trình xét xử, góp phần đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được khách quan, kịp thời và chính xác. Bên cạnh việc giúp đỡ cho cơ quan Tòa án thì đối với hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự hiện nay, việc tống đạt văn bản của thừa phát lại đã giúp cho cơ quan Thi hành án dân sự tránh được việc mất một khoảng thời gian không đáng để có thể tập trung vào công việc chuyên môn của mình được tốt hơn.
Ngoài ra, với chức năng chính trong hoạt động về thi hành án của tổ chức Thừa phát lại là xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án đã giúp cho cơ quan Thi hành án dân sự ở nước ta giảm thiểu đi rất nhiều về mặt thời gian cũng như công sức mà hiện nay cơ quan Thi hành án dân sự đang gánh phải. Cùng với công việc xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án hiện nay của Thừa phát lại không những san sẻ một phần gánh nặng của cơ quan Thi hành án dân sự mà còn giúp cơ quan Thi hành án tổ chức việc thi hành án được kịp thời, đúng thời gian đã được quy định trong bản án, quyết định của cơ quan Tòa án, phù hợp với yêu cầu của đương sự và giúp họ bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Với những công việc trên một phần nào đã nâng cao được ý thức cũng như trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự hiện nay, tạo ra cơ chế vừa phối hợp, hỗ trợ vừa tạo ra được sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thi hành án dân sự, bước đầu hạn chế được một số tiêu cực trong hoạt động thi hành án hiện nay ở nước ta.
Vì vậy, với những tác động tích cực của việc thực hiện thí điểm chế định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại trong thời gian qua tại thành phố Hồ Chí Minh, ta có thể khẳng định mô hình Thừa phát lại ở nước ta hiện nay là vô cùng cần thiết cho người dân, xã hội cũng như cho các hoạt động tư pháp ở nước ta nói chung. Với những hiệu quả trong hoạt động của Thừa phát lại đã cho thấy việc thực hiện thí điểm mô hình này là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn về xã hội hóa các hoạt động tư pháp, hoạt động thi hành án dân sự mà chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.