5. Cấu trúc đề tài
2.2.3.3 Trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Với những quy định của pháp luật hiện nay, trong quá trình thi hành án thì người được thi hành án phải có trách nhiệm tự mình xác minh và cung cấp những thông tin cho cơ quan Thi hành án dân sự về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án là người đó phải có tài sản, có thu nhập,… để thi hành nghĩa vụ của họ đối với mình. Điều đó cho thấy, người được thi hành án phải nắm bắt được các thông tin liên quan đến điều kiện về tài sản, hoàn cảnh, nhân thân của người đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án hiện nay là một vấn đề khó khăn, và có khi không nhận được sự hợp tác từ phía người phải thi hành án. Bên cạnh đó, việc người được thi hành án không thể có được những kỹ năng thu thập các thông tin về điều kiện thi hành án dẫn tới những thông tin mà người được thi hành án cung cấp cho cơ quan Thi hành án lại không có giá trị, mặc khác còn có thể làm kéo dài thêm quá trình thi hành án hoặc có thể bị trả lại đơn yêu cầu thi hành án, tạo điều kiện cho người phải thi hành án tẩu tán tài sản hoặc trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Trong hoàn cảnh này, người được thi hành án có thể nhờ nhân viên Thừa phát lại thực hiện công việc trên.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì Thừa phát lại là người có quyền xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo yêu cầu của đương sự. Nhân viên Thừa phát lại là người có trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng trong việc xác minh điều kiện thi hành án, trên cơ sở yêu cầu của người được thi hành án thì nhân viên thừa phát lại sẽ lập kế hoạch xác minh để tiến hành xác minh điều kiện thi hành án. Sau khi tiến hành xác minh xong, nhân viên thừa phát lại sẽ lập biên bản kết quả xác minh điều kiện thi hành án và kết quả xác minh điều kiện thi hành án của nhân viên thừa phát lại là căn cứ để người được thi hành án nộp đơn yêu cầu, cung cấp cho cơ quan Thi hành án để tiến hành tổ chức thi hành án. Bên cạnh đó, trong việc trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Tòa án. Khi có yêu cầu của đương sự về việc thi hành án thì nhân viên thừa phát lại sẽ lập kế hoạch và dựa trên những kết quả của việc xác minh điều
kiện thi hành án mà đương sự cung cấp, thừa phát lại sẽ trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định đó theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Bên cạnh những hoat động trên, trong quá trình thực hiện công việc của mình thì nhân viên thừa phát lại còn có thể thực hiện thêm một chức năng quan trọng khác: Chức năng hòa giải15.
Thực tế cho thấy sự tham gia của thừa phát lại trong nhiều trường hợp đã hạn chế rất nhiều tranh chấp phát sinh, chẳng hạn như trong việc lập vi bằng dùng làm chứng để các bên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi có tranh chấp và phải giải quyết bằng con đường Tòa án. Khác với vai trò của Luật sư, khi tham gia vào mối quan hệ pháp lý giữa các bên thì Luật sư có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thân chủ, còn thừa phát lại tham gia vào mối quan hệ này với tư cách là người làm chứng, để ghi nhận một hành vi, sự kiện có giá trị chứng cứ. Do vậy, vai trò của thừa phát lại là hoàn toàn khách quan. Trong mọi trường hợp cho dù các bên có thỏa thuận được hay không được, thì thừa phát lại vẫn có thể lập vi bằng, ghi nhận trung thực một sự kiện hay hành vi đã được xảy ra. Bên cạnh đó, xuất phát từ vị trí độc lập và khách quan của mình thừa phát lại luôn nhận được sự lắng nghe từ cả hai phía, và với những kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn thừa phát lại có thể tư vấn cho cả hai bên những giải pháp tốt nhất, hạn chế tối đa tổn thất phát sinh nếu vụ việc được giải quyết bằng con đường Tòa án, hoặc nghiêm trọng hơn là tự giải quyết mâu thuẩn bằng bạo lực.
Có thể thấy rằng, hòa giải không phải là nghĩa vụ của thừa phát lại, nghĩa vụ của thừa phát lại là lập vi bằng ghi nhận lại một sự kiện, hiện tượng diễn ra một cách khách quan. Vi bằng do thừa phát lại lập phải đảm bảo tính khách quan và tính hợp pháp cần thiết của chứng cứ. Do vậy, trong mọi trường hợp, thừa phát lại luôn phải đảm bảo sự công bằng, khách quan trong công việc, không vì lợi ích của khách hàng mà làm thay đổi sự thật. Nhiều trường hợp, khi tranh chấp xảy ra, mối quan hệ giữa hai bên rất căng thẳng, sẵn sàng bùng nổ xung đột, nhưng với sự có mặt của bên thứa ba là Thừa phát lại, các bên đã bình tĩnh lắng nghe phân tích, tư vấn của thừa phát lại, từ đó tìm cách giải quyết mâu thuẩn. Để thực hiện chức năng hòa giải của mình, thừa phát lại phải am hiểu pháp luật trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, thi hành án dân sự, đất đai, hợp đồng,… để có thể phân tích cho các bên hiểu được quyền, nghĩa vụ của mình và tự nguyện thực hiện.
Tuy nhiên, với kiến thức pháp luật vẫn chưa đủ, thừa phát lại còn phải có kỹ năng tư vấn, hòa giải, phải luôn điềm tĩnh và phân tích tình huống, không bị cuốn
15
Theo Ths. Nguyễn Tiến Pháp “Chức năng hòa giải thừa phát lại”, báo doanh nhân pháp luật ngày 29/11/2011.
theo những tiểu tiết mà các bên thường sa đà vào tranh cãi. Bên cạnh đó, để thực hiện chức năng hòa giải, ngoài kiến thức, kỹ năng, nhân viên thừa phát lại còn phải có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, không được dùng kiến thức của mình lừa dối các bên tham gia vào pháp luật đang giả quyết nhằm phục vụ lợi ích của khách hàng yêu cầu lập vi bằng. Mặc khác, thừa phát lại cũng không được tập trung vào việc lập vi bằng cho xong, mà bỏ qua lợi ích của các bên, nhằm đảm bảo mục đích cuối cùng là mâu thuẩn giữa các bên được giải quyết một cách hợp tình hợp lý nhất. Trong trường hợp cho dù các bên có thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại hay không, thì thừa phát lại cũng có thể lập vi bằng ghi nhận sự kiện đó. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, thừa phát lại còn có thể kết thúc công việc của mình sớm hơn, và có khả năng lập thêm nhiều vi bằng nữa liên quan đến sự kiện này, thu được nhiều phí hơn. Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, thừa phát lại đã cố gắng đưa ra những ý kiến tư vấn và hòa giải các bên, từ đó các bên đã đi đến thống nhất bồi thường, mâu thuẩn được giải quyết, tránh được những tổn thất không cần thiết.
Với những hoạt động trên của nhân viên thừa phát lại, ta có thể thấy nhân viên thừa phát lại là người do Nhà nước tuyển chọn và bổ nhiệm theo những tiêu chuẩn mà pháp luật quy định, thừa hành nhiệm vụ như nhân viên nhà nước, được quyền lập các loại vi bằng có giá trị pháp lý nhất định và phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, hoạt động của nhân viên thừa phát lại mang tính chất nhà nước. Bên cạnh đó, nhân viên thừa phát lại còn làm việc theo sự triệu dụng của khách hàng (cá nhân, cơ quan, tổ chức,…) khi có yêu cầu trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định, do đó hoạt động của nhân viên thừa phát lại mang tính chất nghề nghiệp tự do và có thể ngoài giờ hành chính. Như vậy với những tính chất đặc thù trên sẽ giúp cho thừa phát lại chủ động và linh hoạt hơn trong những công việc của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho các hoạt động tư pháp cũng như trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong xã hội hiện nay.