5. Cấu trúc đề tài
2.3.1 Văn phòng Thừa phát lại
Theo quy dinh của pháp luật, chức danh Thừa phát lại là người do Bộ Tư pháp bổ nhiệm. Theo đó một người muốn được bổ nhiệm làm thừa phát lại phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn do pháp luật quy định như trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo dức, độ tuổi,…và Thừa phát lại làm việc tại Văn phòng thừa phát lại.
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì “Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại”16, văn phòng thừa phái lại hiện nay là tổ chức do thừa phát lại thành lập và hoạt động và theo đó “Văn phòng Thừa phát lại do một Thừa phát lại thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân17. Văn phòng Thừa phát lại do từ hai Thừa phát lại trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp doanh18”19. Việc thành lập và đăng ký hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nói chung hiện nay sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, đối với một số loại hình doanh nghiệp có tính đặc thù thì bên cạnh việc áp dụng những quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp thì còn phải áp dụng những quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng. Chẳng hạn như Văn phòng công chứng bên cạnh việc áp dụng Luật doanh nghiệp thì còn phải áp dụng pháp luật chuyên ngành là Luật Công chứng năm 2006 trong việc thành lập cũng như hoạt động của văn phòng. Tương tự như vậy, Văn phòng Thừa phát lại là một loại hình doanh nghiệp hoạt động tương đối mới trong lĩnh vực tư pháp hiện nay và theo những quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời điểm hiện tại việc tổ chức và hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại mới được thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại bên cạnh việc áp dụng những quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp, thì điều kiện, quy trình, thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại chủ yếu được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan về tổ chức thừa phát lại.
Về tên gọi của văn phòng Thừa phát lại, theo quy định của pháp luật hiện nay như sau: “Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Việc đặc tên riêng và biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật”20, ví dụ về tên gọi của một số Văn phòng Thừa phát lại như Văn phòng Thừa phát lại quận 5, Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh,… hiện nay đã được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
16
Khoản 1 Điều 15 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
17
Xem thêm Điều 141 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
18
Xem thêm Điều 130 Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
19 Điều 6 Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-BTC-TANDTC ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều của Nghị định 61/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại và chế độ tài chính đối với văn phòng Thừa phát lại.
20
Khoản 2 Điều 15 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Về cơ cấu tổ chức, hiện nay Văn phòng Thừa phát lại được tổ chức gồm có:
“Trưởng văn phòng Thừa phát lại phải là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại văn phòng Thừa phát lại;…”21. Bên cạnh đó, cũng giống như một số loại hình văn phòng khác thì Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy và do Bộ công an quy định. Tuy nhiên, để văn phòng Thừa phát lại được đi vào hoạt động thì văn phòng Thừa phát lại đó phai tiến hành đăng ký hoạt động theo quy dịnh của pháp luật. Cụ thể về điều kiện để đăng ký hoạt động của văn phòng Thừa phát lại hiện nay như sau: “Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế; Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi Thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng Thừa phát lại”22.
Từ những quy định trên ta có thể thấy, hiện nay mỗi nhân viên thừa phát lại có thể được phép mở một văn phòng thừa phát lại trong phạm vi địa phương mà thừa phát lại được hoạt động. Văn phòng thừa phát lại là một tổ chức có tư cách pháp nhân, việc thành lập Văn phòng thừa phát lại được dựa trên những quy định của pháp luật về việc thành lập doanh nghiệp và những văn bản pháp luật khác có liên quan về tổ chức thừa phát lại. Với quy định chung của pháp luật về doanh nghiệp thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp ủy quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp với đối tác, khách hàng và với các cơ quan nhà nước. Quyền, nghĩa vụ và chức năng của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.
Do đó, với quy định trên ta có thể thấy đối với văn phòng thừa phát lại thì mọi giao dịch vì lợi ích của văn phòng thừa phát lại sẽ do Trưởng văn phòng thừa phát lại thực hiện. Hiện nay, việc thực hiện công việc của thừa phát lại theo yêu cầu của khách hàng chủ yếu được thực hiện thông qua một dạng hợp đồng và theo sự thỏa thuận giữa văn phòng thừa phát lại với khách hàng. Tuy nhiên, ở đây ta có thể hiểu rằng trong hoạt động của văn phòng thừa phát lại thì việc giao dịch để thực hiện công việc giữa văn phòng thừa phát lại và khách hàng chủ yếu được thông qua một
21
Khoản 3 Điều 15 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
22
Khoản 1 Điều 18 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.
loại hợp đồng dịch vụ, và theo pháp luật “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”23.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy được, văn phòng Thừa phát lại là một tổ chức do chính Thừa phát lại là những người trực tiếp thành lập và đăng ký hoạt động. Do được thành lập theo loại hình của một doanh nghiệp nên hoạt động của các văn phòng thừa phát lại chủ yếu là hoạt động tư, và không theo giờ hành chính mà nhà nước quy định. Hiện nay, tính đến thời điểm ngày 01/7/2012 đã có 08 văn phòng Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh được thành lập và đi vào hoạt động, bổ nhiệm trên 50 người làm nhân viên thừa phát lại, trong đó có 33 nhân viên đang hành nghề tại các văn phòng Thừa phát lại.
Cụ thể:
Văn Phòng Thừa Phát Lại Quận Tân Bình
717 Cách mạng Tháng 8, P.6, Q.Tân Bình
Văn Phòng Thừa Phát Lại Quận Bình Thạnh
3.19R Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Q.Bình Thạnh
Văn Phòng Thừa Phát Lại Quận 8
809B-811 Tạ Quang Bửu, P.5, Q.8
Văn Phòng Thừa Phát Lại Quận 5
40 Huỳnh Mẫn Đạt, P.2, Q.5
Văn Phòng Thừa Phát Lại Quận 1
104 Điện Biên Phủ, P.Đakao, Q.1
Văn Phòng Thừa Phát Lại Quận 10
137 Ba Tháng Hai, P.11, Q.10
Văn Phòng Thừa Phát Lại Quận Gò Vấp
22A Nguyễn Thái Sơn, P.3, Q.Gò Vấp
Văn phòng Thừa phát lại Quận Bình Tân
179 Đường Tên Lửa, phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân