5. Cấu trúc đề tài
3.2.3 Tiến tới thực tế hóa và mở rộng quy mô triển khai áp dụng Thừa phát
phát lại trên phạm vi cả nước cả nước
Hiện nay, việc triển khai thực hiện tổ chức Thừa phát lại chỉ mới trong giai đoạn thí điểm, mặc dù trên thực tế “Ngày 23/11/2012 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, theo Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến hết
ngày 31/12/2015”54. Cụ thể, theo Điều 1 Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại thì “Giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015 và tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015”.
Do đó, với quy định trên thì việc kéo dài thời gian thí điểm nhằm đánh giá được tốt hơn về hoạt động cũng như hiệu quả công việc của tổ chức này. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại và tương lai, để hoạt động của tổ chức Thừa phát lại ngày càng đi sâu vào thực tiễn cuộc sống của người dân nói riêng và xã hội nói chung nhằm mục đích giúp cho người dân, xã hội cũng như các cơ quan tư pháp nước ta an tâm hơn trong việc sử dụng dịch vụ pháp lý của tổ chức thừa phát lại thì điều cần thiết trong thời gian tới là nên thực tế hóa hoạt động của tổ chức này chứ không còn là hoạt động chỉ mang tính thí điểm nữa. Có như vậy, khi hoạt động của tổ chức thừa phát lại đã được thực tế hóa bên cạnh các tổ chức hành nghề pháp luật khác như: Văn phòng công chứng, Văn phòng luật sư,... sẽ giúp người dân, xã hội cũng như các cơ quan nhà nước hiện nay tin dùng, và mạnh dạn hơn trong việc sử dụng các dịch vụ pháp lý của tổ chức mới này.
Bên cạnh đó, từ thực tiễn hiện nay cho thấy, để đánh giá được toàn diện về hiệu quả hoạt động của tổ chức thừa phát lại thì bên cạnh việc thực tế hóa hoạt động của tổ chức thừa phát lại thì điều cần thiết phải làm là mở rộng quy mô của việc thực hiện chế định thừa phát lại, đặc biệt là ở những địa phương có tính đại diện vùng miền trên phạm vi cả nước, chẳng hạn như thành phố Cần Thơ là một thành phố lớn với trình độ kinh tế phát triển cao và có tính đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trên thực tế, “Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án tiếp tục thí điểm thừa phát lại tại TP.HCM. Theo đó, duy trì hoạt động của các văn phòng thừa phát lại và thành lập thêm một số văn phòng tại TP.HCM, đồng thời mở rộng việc thí điểm tại 12 đến 15 tỉnh, TP trực thuộc trung ương”55. Tuy nhiên, hiện nay đề án này vẫn chưa được triển khai thực hiện và mong rằng một ngày nào đó không xa việc triển khai đề án này sẽ được thực hiện trong thời gian sớm nhất và sẽ có nhiều tỉnh thành triển khai áp dụng mô hình thừa phát lại tại địa phương mình.
Do đó, với việc thực tế hóa và mở rộng quy mô của việc thực hiện chế định Thừa phát lại như những gì đã được Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra sẽ giúp đánh 54 http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Tiep-tuc-thi-diem-thua-phat-lai-den-het 2015/201212/157580.vgp 55 http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/539923/mo-rong-thi-diem-thua-phat-lai.html, thứ 7, 6/4/2013, 13:35.
giá được một cách toàn diện và khách quan nhất về hiệu quả hoạt động của mô hình này ở nước ta hiện nay. Điều đáng mừng là hiện Thành phố Cần Thơ cũng đã thống nhất chủ trương thực hiện thí điểm mô hình Thừa phát lại tại địa phương mình. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cùng đoàn công tác của Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc với Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ về công tác Tư pháp.
Cụ thể: “Tại buổi làm việc với Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, những khó khăn, vướng mắt cần tháo gỡ cũng như những kiến nghị của Tư pháp, Thi hành án dân sự đã được Bộ trưởng nêu ra và đề nghị chính quyền thành phố phối hợp giải quyết. Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng thông tin vừa qua Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục cho thí điểm mô hình Thừa phát lại thêm 03 năm nữa. Bộ trưởng đã có công văn gửi đến các tỉnh thành đề nghị tham gia, trong đó có Cần Thơ. Bộ trưởng mong muốn lãnh đạo địa phương quan tâm và tổ chức thí điểm thừa phát lại vì Cần Thơ là trung tâm kinh tế, thương mại của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vấn đề này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ Nguyễn Thanh Sơn rất hoan nghênh sự tin tưởng của Bộ Tư pháp và cho biết đã giao cho Sở Tư pháp phối hợp với Ban pháp chế Hội đồng Nhân dân thành phố nghiên cứu, đề xuất các điều kiện, biện pháp triển khai,… Trên cơ sở đó, thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố sẽ có ý kiến chỉ đạo cụ thể để mô hình thừa phát lại sớm xuất hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long”56.
Quả thật, nếu việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại được tổ chức tại thành phố Cần Thơ không những vừa thể hiện đúng tinh thần mà Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra mà còn thể hiện được tính đại diện vùng, khu vực của tổ chức này tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng.
Như vậy, trong thời gian tới nếu việc thực tế hóa hoạt hoạt động của tổ chức thừa phát lại và mở rộng quy mô của việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại được triển khai thực hiện tốt sẽ giúp chúng ta đánh giá được một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ về hiệu quả hoạt động của tổ chức này trong các hoạt động tư pháp ở nước ta, cũng như nhằm mục tiêu xã hội hóa mạnh mẽ hơn trong hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng. Bên cạnh đó, còn nhằm đảm bảo cho tổ chức Thừa phát lại hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân, xã hội trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện các công việc của mình hiện nay.
56
http://www.phapluatvn.vn/tuphap/tintucsukien/201212/Thong-nhat-chu-truong-thi-diem-thua-phat-lai-tai- Can-Tho-2073701/
KẾT LUẬN
Có thể nói sự ra đời và hoạt động của Tổ chức Thừa phát lại đã góp phần đưa chủ trương xã hội hóa một số công việc về thi hành án dân sự vào thực tiễn đời sống pháp luật một cách tích cực. Từ vai trò, tác động của việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại trong thời gian qua tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, mô hình này là cần thiết cho người dân, xã hội nói chung, cho các hoạt động tư pháp ở nước ta nói riêng. Hiệu quả hoạt động Thừa phát lại bước đầu đã cho thấy đây là một hướng đi đúng về xã hội hóa hoạt động tư pháp, hoạt động thi hành án dân sự mà chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra.
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài này, người viết đã đưa ra những kết quả, những đề xuất và những đóng góp về hoạt động của tổ chức Thừa phát lại như sau:
Từ những vấn đề lý luận được trình bày, người viết đã đưa ra những vấn đề chung nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về khái niệm Thừa phát lại cũng như vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Thừa phát lại trong hoạt động tư pháp hiện nay. Với những kiến thức ban đầu về nhiệm vụ cũng như vai trò của tổ chức thừa phát lại đã được trình bày, người viết đi sâu hơn vào việc tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện nay về những hoạt động của tổ chức này. Thông qua quá trình tìm hiểu đó, người viết nhận thấy: nhìn chung hoạt động của tổ chức Thừa phát lại ở nước ta đã được pháp luật quy định cụ thể và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó thì hoạt động của tổ chức Thừa phát lại vẫn còn bộc lộ những hạn chế và thiếu sót làm ảnh hưởng khá nhiều về kết quả hoạt động của tổ chức này. Do đó, người viết đã nghiên cứu vấn đề này và chỉ ra những mặc còn tồn tại trong những quy định của pháp luật về hoạt động của tổ chức này. Dựa trên cơ sở đó, người viết đã đưa ra những vấn đề còn hạn chế, những vấn đề vướng mắc về mặt pháp lý trong hoạt động của tổ chức Thừa phát lại. Đồng thời người viết cũng đưa ra một số phương hướng nhằm giải quyết những vấn đề còn vướng đó để góp phần vào việc hoàn thiện hoạt động của tồ chức Thừa phát lại trong tương lai./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ Luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003 2. Bộ luật dân sự năm 2005
3. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 4. Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
5. Luật Công chứng năm 2006 6. Luật Thi hành án dân sự năm 2008
7. Nghị quyết số 24/2008/QH12, ngày 19 tháng 2 năm 2009 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự
8. Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại
9. Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
10. Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh”
11. Thông tư số 03/2009/TT-BTP ngày 30 tháng 09 năm 2009 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
12. Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-BTC-TANDTC ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính – Tòa án nhân dân tố cao hướng dẫn một số điều của Nghị định 61/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại và chế độ tài chính đối với văn phòng Thừa phát lại.
13. Thông tư liên tịch số 13/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 07 tháng 07 năm 2010 của Bộ Tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục thực hiện một số công việc của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh
14. Chỉ thị số 22/2011/CT-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 6 năm 2011 về việc tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của thừa phát lại
Văn bản khác
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
1. Dương Thanh Mai, Quan điểm khoa học, chính trị - pháp lý về thừa phát lại trong tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật tháng 11/2011
2. Nguyễn Đức Chính, Tổ chức thừa phát lại, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006
3. Nguyễn Quang Minh - Nguyễn Văn Nghĩa, Tìm hiểu chế định thừa phát lại và các biểu mẫu nghiệp vụ của văn phòng thừa phát lại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010
4. Nguyễn Tiến Pháp, Chức năng hòa giải thừa phát lại, Báo Doanh nhân pháp luật ngày 29/11/2011
Trang thông tin điện tử
1. Giới thiệu các văn phòng Thừa phát lại http://vanphongthuaphatlai.com.vn/vn/Gioi- Thieu/gioi-thieu-cong-ty/
2. Thanh Hải “Mô hình thừa phát lại bước đầu đem lại hiệu quả”
http://phapluatxahoi.vn/20121028081711430p1002c1022/mo-hinh-thua-phat-lai- buoc-dau-dem-lai-hieu-qua.htm
3. Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân “Tiếp tục thí điểm thừa phát lại đến hết 2015” http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Tiep-tuc-thi-diem-thua-phat-lai- den-het-2015/201212/157580.vgp
4. Nguyễn Thị Hải Yến “Tìm hiểu về Thừa phát lại theo quy định của pháp luật Việt Nam”
http://tks.edu.vn/portal/detail/5527_64__Tim-hieu-ve-Thua-phat-lai-theo-quy-dinh- cua-phap-luat-Viet-Nam.html
5. Công ty luật Dragon “Tìm hiểu về Thừa phát lại Việt Nam”
http://ngheluatsu.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=46
6. Mở rộng thí điểm Thừa phát lại http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/539923/mo- rong-thi-diem-thua-phat-lai.html
7. Ngọc Long “Thống nhất chủ trương thí điểm thừa phát lại tại Cần Thơ”
http://www.phapluatvn.vn/tuphap/tintucsukien/201212/Thong-nhat-chu-truong-thi- diem-thua-phat-lai-tai-Can-Tho-2073701/