Tống đạt văn bản theo yêu cầu của cơ quan Tòa án và cơ quan Th

Một phần của tài liệu hoạt động của tổ chức thừa phát lại (Trang 35)

5. Cấu trúc đề tài

2.4.1 Tống đạt văn bản theo yêu cầu của cơ quan Tòa án và cơ quan Th

hành án dân sự

Để tìm hiểu về vấn đề này, trước tiên ta cần làm rõ thế nào là tống đạt. Theo quy định của pháp luật thì “Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật”24. Do đó việc tống đạt các loại giấy tờ, văn bản của Tòa án cho các bên có liên quan đến việc xét xử của Toa án hay các loại giấy tờ có liên quan đến việc thi hành án khi vụ án đã được giải quyết và bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật là công việc vô cùng quan trọng. Điều đó không những giúp cho việc giải quyết vụ án của Tòa án hay công việc thi hành án của Cơ quan Thi hành án được nhanh chóng và hiệu quả mà còn giúp đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hiện nay của nước ta chưa có những quy định chi tiết về các hành vi phải làm của người tống đạt, do đó việc tống đạt nhiều khi rất tùy tiện, không đảm bảo được đến tay người nhận hoặc không ghi nhận được thái độ tránh né của người nhận (trong trường hợp vụ án đó gây bất lợi cho họ). Bên cạnh đó, việc giao nhiệm vụ tống đạt văn bản hiện nay không thống nhất giữa các Tòa án hay cơ quan Thi hành án dân sự. Chẳng hạn như tại các

24

Khoản 3 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tòa án quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh có khi giao cho văn phòng hoặc do thư ký Tòa án đảm nhận, thậm chí khi cần thiết Thẩm phán Tòa án cũng có thể thực hiện công việc này, còn đối với cơ quan Thi hành án dân sự thì công việc tống đạt văn bản thường do Chấp hành viên đảm nhận.

Thực tế hiện nay cho thấy công việc tống đạt văn bản, giấy tờ của các cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự không đáp ứng được những yêu cầu chặt chẽ về mặt hình thức của thủ tục tố tụng, do đó có thể dẫn đến những sai sót trong công việc xét xử của Tòa án cũng như trong việc thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự. Mặc khác, theo quy định của pháp luật tố tụng thì việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng còn do “Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án yêu cầu”25. Với quy định này là không hợp lý, bởi việc tống đạt như vậy sẽ làm gánh nặng cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường là nơi phải giải quyết nhiều nhất những vụ việc phát sinh hiện nay, cũng như trình tự, thủ tục tống đạt văn bản không được quy định rõ.

Theo kết quả thống kê hiện nay cho thấy, mỗi năm ngành Tòa án thành phố Hồ Chí Minh tống đạt khoảng 840.000 văn bản, giấy tờ (42.000 vụ việc x 10 lần tống đạt x 2 người có liên quan cần tống đạt) và mỗi năm chỉ tính riêng việc tống đạt giấy tờ và xác minh, Chấp hành viên, cán bộ thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh cũng phải xác minh khoản 50.000 việc và ước khoản 600.000 văn bản, giấy tờ phải tống đạt26. Với khối lượng công việc như vậy là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải trong công việc của các Cơ quan Tòa án và Cơ quan Thi hành án dân sự trên địa thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả nước hiện nay nói chung trong thời gian qua.

Từ thực tiễn đó cho thấy với sự ra đời của tổ chức Thừa phát lại cùng với những trình tự, thủ tục chặt chẽ về việc tống đạt văn bản do pháp luật quy định sẽ là nơi đảm bảo được tính pháp lý và tính chuyên nghiệp của công việc tống đạt văn bản hiện nay.

Về thẩm quyền và phạm vi tống đạt văn bản của tổ chức Thừa phát lại, theo quy định của pháp luật thì “Văn phòng Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt văn bản của cơ quan Thi hành án dân sự thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan thi hành án dân sự quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh; Tòa án nhân dân dân thành phố Hồ Chí Minh và các Tòa án nhân dân quận, huyện tại thành phố Hồ Chí Minh; Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và

25

Điểm b Khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

26

Cơ quan thi hành án dân sự tại khoản 1 của Điều này ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”27. Như vậy, với quy định trên ta có thể thấy tuy hiện nay việc tổ chức Thừa phát lại mới được thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng công việc tống đạt văn bản của Thừa phát lại được mở rộng hơn. Cụ thể là về phạm vi tống đạt, việc tống đạt văn bản của Thừa phát lại có thể thực hiện cả trong và ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó cho thấy được vai trò của thừa phát lại trong công việc tống đạt hiện nay là rất quan trọng, đó là sự lựa chọn phù hợp cho các cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự nhằm giảm bớt một phần nào khối lượng công việc để tập trung vào công việc chuyên môn được tốt hơn.

Trong quá trình xét xử của Tòa án cũng như trong công tác thi hành án của cơ quan Thi hành án dân sự thì có rất nhiều văn bản cần phải tống đạt, vậy hiện nay những loại văn bản nào thi Thừa phát lại được quyền tống đạt và theo quy định của pháp luật thì dựa trên cơ sở thỏa thuận với Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự Thừa phát lại được quyền thỏa thuận để tống đạt những loại văn bản: “Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời; quyết định đưa vụ án ra xét xử; bản án, quyết định trong trường hợp Tòa án xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án nhân dân các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh (trừ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh); Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cục Thi hành án dân sự và của các Chi cục Thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh”28. Có thể nói, trong việc tống đạt văn bản của cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự thì việc giao nhận văn bản được xem là công việc đầu tiên. Việc giao nhận văn bản đó được thực hiện thông qua một loại hợp đồng dịch vụ.

Cụ thể theo quy định của pháp luật thì “Thỏa thuận tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với cơ quan Thi hành án dân sự hoặc Tòa án dưới hình thức hợp đồng29 và có các nội dung chính như: Văn bản tống đạt; Công việc thông báo; Thời gian thực hiện hợp đồng; Thủ tục tống đạt hay thông báo; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Phí thực hiện tống đạt”30. Bên cạnh việc thỏa thuận ký kết hợp đồng với các cơ quan Tòa án hay cơ quan Thi hành án dân sự, thì có một vấn đề ở đây cần được lý giải, đó là liệu một văn phòng Thừa phát lại có được ký kết với nhiều cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự hay không và một cơ quan Tòa

27

Điều 21 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

28 Điều 1 Thông tư liên tịch số 13/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 07 tháng 07 năm 2010 của Bộ Tư pháp – Tòa án nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục thực hiện một số công việc của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

29

Xem thêm mẫu hợp đồng thực hiện công việc (phụ lục 2: Mẫu số 03/HĐDV.TĐ/TPL), ban hành kèm theo Thông tư số 03/2009/TT-BTP.

30

Khoản 1 Điều 24 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

án hay cơ quan Thi hành án dân sự có được ký kết việc tống đạt văn bản với nhiều văn phòng Thừa phát lại hay không?. Và theo quy định của pháp luật hiện nay thì

“Một cơ quan Thi hành án dân sự hoặc một Tòa án chỉ được ký hợp đồng với một Văn phòng Thừa phát lại. Một Văn phòng Thừa phát lại có quyền ký hợp đồng tống đạt với nhiều cơ quan Thi hành án dân sự hoặc nhiều Tòa án tại Thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Điều 21 của Nghị định này”31.

Với quy định đó nhằm đảm bảo cho văn phòng Thừa phát lại thực hiện được tốt nhất vai trò của mình, giao văn bản cần tống đạt kịp thời, đúng thời gian và đúng tay người nhận nhằm giúp cho việc xét xử của Tòa án cũng như công việc Thi hành án của cơ quan Thi hành án được kịp thời đúng lúc. Bên cạnh đó, nếu việc một cơ quan Tòa án hay cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện việc ký kết hợp đồng tống đạt văn bản với nhiểu văn phòng Thừa phát lại sẽ tạo nên sự khó khăn, phức tạp và đôi khi làm phiền hà cho người nhận dẫn đến việc chậm trễ trong việc tống đạt văn bản hiện nay.

Về thủ tục tống đạt, theo quy định của pháp luật trong việc tống đạt văn bản của cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự thì “Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao cho thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện công việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện”32. Thư ký nghiệp vụ của Văn phòng thừa phát lại là người do Thừa phát lại quyết định tuyển chọn và phải qua lớp bồi dưỡng pháp lý, thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có nhiệm vụ giúp Thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và là nguồn để tuyển chọn làm Thừa phát lại sau này. Do đó những văn bản do thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại tống đạt sẽ đảm bảo được độ chính xác, kịp thời đến tay người nhận.

Cũng theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 23 của định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh thì việc tống đạt, thông báo văn bản về thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, còn việc tống đạt văn bản của Tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng. Do đó, khi thực hiện những công việc về tống đạt hay thông báo văn bản của cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự thì Thừa phát lại có thể thực

31

Khoản 2 Điều 24 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

32

Khoản 1 Điều 23 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

hiện công việc theo những gì mà pháp luật về Thi hành án dân sự33 và pháp luật về tố tụng34 hiện nay của nước ta đã quy định.

Việc tống đạt văn bản của cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự được coi là hoàn thành khi đã được thực hiện theo đúng thủ tục đã được quy định như trên, bên cạnh đó thì thừa phát lại còn phải có nhiệm vụ thông báo kết quả thực hiện việc tống đạt văn bản, kèm theo đó là các tài liệu dể chứng minh việc tống đạt đã hoàn thành cho cơ quan Thi hành án dân sự hay cơ quan Tòa án chậm nhất trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong công việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Kết quả tống đạt của Thừa phát lại phải được ghi vào sổ thụ lý, quyết định, giấy tờ cần tống đạt. Bên cạnh thủ tục thực hiện việc tống đạt thì hiện trong công việc này thì chi phí cho việc thực hiện tống đạt văn bản của Thừa phát lại cũng là một vấn đề quan trọng.

Cụ thể, về chi phí để chi trả cho công việc tống đạt hiện nay của văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa văn phòng Thừa phát lại với các cơ quan có yêu cầu thực hiện việc tống đạt, việc trả chi phí cho công việc tống đạt văn bản của Thừa phát lại có hai trường hợp:

* Một là chi phí tống đạt do ngân sách Nhà nước chi trả35

Trong việc tống đạt các loại văn bản thì Thừa phát lại làm việc theo yêu cầu và thông qua một loại hợp đồng dịch vụ, các cơ quan có yêu cầu văn phòng Thừa phát lại thực hiện công việc này có nghĩa vụ phải trả tiền chi phí cho thừa phát lại khi họ thực hiện công việc của mình. Do đó, về chi phí để chi trả trong công việc này của thừa phát lại là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước mà cụ thể là cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự.

* Hai là chi phí tống đạt do đương sự chi trả36

Theo quy định của pháp luật hiện nay, bên cạnh việc chi phí trong tống đạt văn bản của thừa phát lại do Nhà nước phải chịu thì chi phí cho việc thực hiện công việc này còn do đương sự chi trả. Văn phòng thừa phát lại hiện nay là một tổ chức hoạt

33

Xem thêm Điều 39 Luật Thi hành án dân sự năm 2008.

34

Xem thêm Chương X Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

35

Xem thêm Điều 1 Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-BTC-TANDTC ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính – Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số điều của Nghị định 61/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại và chế độ tài chính đối với văn phòng Thừa phát lại.

36

Xem thêm Điều 3 Thông tư liên tịch số 12/2010/TTLT-BTP-BTC-TANDTC ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ Tư pháp – Bộ Tài chính – Tòa án nhân dân tố cao hướng dẫn một số điều của Nghị định 61/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại và chế độ tài chính đối với văn phòng Thừa phát lại.

động tư nhân, không theo giờ hành chính cũng như không được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Do đó, có thể nói chi phí cho công việc tống đạt văn bản của Thừa phát lại là một nguồn thu quan trọng, nó không những giúp cho văn phòng Thừa phát lại duy trì được hoạt động của mình mà còn giúp cho các cơ quan có yêu

Một phần của tài liệu hoạt động của tổ chức thừa phát lại (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)