Những dấu tích lịch sử trên đất Nghệ An

Một phần của tài liệu Truyện và ký la quán miên (Trang 52)

8. Bố cục của luận văn

2.1.3.Những dấu tích lịch sử trên đất Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay, thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Trên địa bàn tỉnh có nhiều tộc người cùng chung sống như: Thái, Kinh, Thổ, Mường, Khơ mú, Ơ đu, Đan Lai, Sán Dìu…Nghệ An được mệnh danh là nơi “Địa linh nhân kiệt”; có truyền thống lịch sử, văn hóa đáng tự hào.

Với tình yêu và niềm tự hào sâu sắc về truyền thống chống giặc ngoại xâm của quê hương, La Quán Miên đã lấy những sự kiện lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo làm nguồn cảm hứng sáng tác của mình. Qua các tác phẩm: Núi Pu-chẹ, hồ Chiết-chai, Dìm quân Minh xuống dòng

sông Nặm Huống, Mảnh đất mà tôi đã sống,…độc giả có dịp hiểu biết thêm về

sự kiện, nhân vật và những di tích lịch sử gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Như chúng ta biết, đầu thế kỉ XV, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. Sau khi chiếm được nước ta, chúng đổi nước ta thành quận Giao Chỉ, coi như một quận huyện của chúng. “Quân cuồng Minh” đã thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc ta, ra sức vơ vét của cải, bóc lột nhân dân vô cùng tàn bạo. Qua truyện ngắn Cầm QuýNhả Póm, ngòi bút của La Quán Miên gợi lại một thời kì đau thương của dân tộc:“Nhà Minh bắt nhân dân ta khai mỏ vàng, săn voi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trắng, mò hạt trân châu, cấm dân ta nấu muối riêng, nộp cống hươu trắng, rùa chín đuôi, vượn bạch, trăn to, nơi nơi thiếu đói…” [45, tr.57], “Chúng mang khí giới, bắt bớ, đánh đập bất cứ ai chúng gặp trên đường” [46, tr.87]. Ngoài ra, chúng tiến hành bắt lính “Trong đám lính cũng có một số người Kinh, người Thái. Họ phải canh gác vòng ngoài, phải đốc thúc đi thu lâm sản, chậm trễ hoặc làm trái lệnh là Xấc Hản quát nạt, đánh đập. Có người liều trốn bị bắt chém đầu” [46, tr.88]. Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhân dân ta đã vùng lên đấu tranh. Lê Lợi đã tập hợp anh hùng hào kiệt bốn phương và những người yêu nước khắp nơi để tiến hành khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm. Khởi nghĩa Lam Sơn đã nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động khắp miền núi Thanh Hóa. Tháng 10 năm 1424, sau khi ta giành thắng lợi giòn giã trong cuộc tấn công vào đồn Đa Căng (Thọ Xuân – Thanh Hóa), nghĩa quân Lam Sơn tiến quân vào Nghệ An theo kế hoạch vạch ra trước đó. La Quán Miên đã đi sâu tìm hiểu và tái hiện tình thế, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa trên đất Nghệ An:

“nghĩa quân mai phục ở Bồ Lạp, giết chết đô ty Trần Trung và trên 2000 quân, thu hơn 100 ngựa” [45, tr.56]. Nghĩa quân cũng chủ trương phải chiếm được thành Trà Long (còn gọi là thành Trà Lân). Thành Trà Lân nằm bên bờ sông Lam nối liền miền núi rừng với vùng đồng bằng và trên đường thượng đạo chạy qua miền Tây Nghệ An, hạ được thành Trà Lân có thể khống chế cả miền núi rừng phía Tây Nghệ An từ đây uy hiếp thành Nghệ An. Thành Trà Lân là nơi tên tù trưởng Cầm Bành lập sơn trại để chống nghĩa quân Lam Sơn. Tháng 10 - 1424, quân Lam Sơn bắt đầu vây thành Trà Long, và tìm cách chiêu dụ Cầm Bành. Sau hơn hai tháng bị vây hãm, không có cứu viện, “lương thực trong thành đã cạn, quân lính hoang mang cực độ, nhiều người đã trốn ra đầu hàng nghĩa quân” [45, tr.56], Cầm Bành buộc phải đầu hàng. Những chiến công được tái hiện qua trang viết của La Quán Miên giúp người đọc cảm nhận rõ hơn khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền Trà Lân chúc chẻ tro bay” được Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong cuộc chiến vô cùng gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của khởi nghĩa Lam Sơn, những người con của vùng miền núi Nghệ An đã sát cánh cùng nghĩa quân Lam Sơn làm nên chiến thắng. Đó là Cầm Quý – một tù trưởng người Thái trước đây giữ chức tri phủ châu Ngọc Ma của địch - đã đem 8.000 quân và 10 voi chiến xin tham gia cuộc khởi nghĩa. Sự kiện lịch sử này cũng được La Quán Miên phản ánh trong truyện ngắn Cầm Quý. Đây là những lời kêu gọi thiêng liêng của người tù trưởng Cầm Quý: “Hỡi nghĩa binh “áo đỏ” châu Ngọc Ma của ta! – Cầm Quý nhảy lên bờ hô lớn: Hãy chuẩn bị cho ta 8.000 quân 10 voi chiến để ta xin đi theo Lê Lợi. Từ nay ta không cần chức Tri phủ châu Ngọc Ma nữa! Hỡi các nghĩa binh mặc áo Xửa Pháng! Hãy tham gia nghĩa quân Lam Sơn để giải phóng bản mường quê hương Đại Việt của chúng ta khỏi ách áp bức của bọn Xấc Hản” [45, tr.60]. Cô gái bản bản Tín Pu (mường Khủn Tinh) bị giặc bắt lên đồn làm phục dịch đã dũng cảm, mưu trí kết hợp với một đội quân của nghĩa quân Lam Sơn tấn công tiêu diệt đồn Pu Chẻ trên núi Pu Xúng: “vào một đêm khuya tối, khi cô gái bản Le đã buộc chặt bao cho quân Minh ngủ say, thì đội quân bảy người đã bắt đầu xuất trận. Họ từ trong rừng Hẻo May bí mật tiến ra, chớp nhoáng diệt gọn cái đồn lẻ bản Đôn không cho một tên chạy thoát nên bọn giặc ở núi Pu-chẹ không hay biết gì. Sau đó, đội quân nhanh chóng vượt sông Nặm Huống, tiến lên Pu-chẹ bằng hai con đường qua bản Le, bản Luốm và núi Màng Khùng dưới sự ủng hộ của trai tráng, dân bản. Đội quân hạ gọn đồn Pu-chẹ, tiêu diệt bốn, năm chục quân Minh” [33, tr.24]. Để ghi nhớ công lao của cô gái bản Tín Pu, nhân dân đặt tên cô gái là “Nhạ Póm”. La Quán Miên sưu tầm và ghi lại những sự tích anh hùng này từ lời kể dân gian lưu truyền lâu đời trên đất Nghệ An.

Là người có vốn sống và sự am hiểu lịch sử sâu sắc, nhà văn La Quán Miên đã giới thiệu đến độc giả những dấu tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn như: di tích Bãi Dinh, núi Pu-Chẹ, hồ Chết-Chai. Trong bài ký

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tích Bãi Dinh là doanh trại của nghĩa quân Lam Sơn xây dựng nên sau trận thắng ở Bồ Đằng (Quỳ Châu) để luyện tập binh sĩ, chuẩn bị tiến về đánh trận Trà Lân (Con Cuông)”, “Bãi Dinh thuộc làng Dinh Thượng và Dinh Hạ. Bãi Dinh nằm bên đường “thượng đạo”, vốn là trạm dịch của giao thông cổ. Dinh Thượng nay còn cánh đồng gọi là Đồng Trạm (nằm bên cạnh đường 48). Lê Lợi đã đóng quân và lập doanh trại ở đây. Phía Bắc là Bãi Tập kéo dài từ cột 57 đến 59 của đường 48. Dinh Thượng còn di tích thành lũy hình thang vuông, đáy dài 290 mét, đáy ngắn 220 mét, cạnh vuông 61,5 mét. Mặt kia của thành dựa vào sườn núi, không đắp lũy. Dinh Hạ còn ngôi miếu thờ Khâm quận công là người địa phương phò tá Lê Lợi…” [33, tr.35]. Nhiều địa danh khác đã được nhà văn tìm hiểu, khám phá và truyền tải đến người đọc. Ngọn núi Pu Xúng được gọi là núi Pu Chẻ (tức núi có đồn lũy giặc). Nhân dân gọi hồ nước sâu trong rừng Hẻo May là Nóng Chết Chai (tức hồ Bảy Chàng Trai) để ghi nhớ công lao của những chàng trai theo nghĩa quân Lam Sơn đánh đồn nhà Minh trên núi Pu Chẻ. Ngày nay, vào ngày 20 tháng 8 âm lịch của người Thái, nhân dân làm lễ Cắm Phạ Ky Mọc (lễ ăn chay, ăn kiêng) để tỏ lòng nhớ ơn bà Nhạ Póm và bảy chàng trai đã có công đánh giặc Minh đem lại sự bình yên cho bản làng.v.v…

Qua các tác phẩm viết về sự kiện lịch sử và những dấu tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vừa đậm chất ký, vừa giàu chất văn, người đọc được bồi dưỡng thêm nhiều kiến thức lịch sử, văn hóa và cảm xúc thẩm mỹ văn chương. Những truyện, ký viết về truyền thống lịch sử của La Quán Miên đã thể hiện sâu sắc tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương của nhà văn, đồng thời khơi dậy niềm tự hào, ý thức dân tộc trong mỗi con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Truyện và ký la quán miên (Trang 52)