8. Bố cục của luận văn
3.2.1. Cốt truyện theo trình tự thời gian
Để ghi lại cuộc sống đời thường của những con người miền núi, La Quán Miên sử dụng kiểu kết cấu phù hợp với trật tự của các sự kiện diễn ra theo thời gian, theo số phận cuộc đời của các nhân vật chính. Kiểu cốt truyện này xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiện trong hầu hết các tác phẩm của La Quán Miên: Hai người trở về bản, Chuyện về ông Phí Hà, Lão trộm lợn rừng, Chạy hổ, Coóng, Thầy mo ra đi và những cuốn sách cổ, Vận may của người thợ săn, Đám cưới trong bản
nhỏ, Quán rượu núi, Năm học đã qua, Bản nhỏ tuổi thơ .v.v…
Truyện của La Quán Miên kể về những con người đời thường với sinh hoạt hàng ngày nên lựa chọn kết cấu theo trình tự thời gian là phù hợp. Cuộc sống của con người trôi chảy theo dòng thời gian. Truyện Chuyện cô Xong- phua, hệ thống các sự kiện đơn giản và được kể lại một cách gọn gàng theo mạch thời gian cuộc đời của nhân vật chính - nhân vật Xong-phua. Truyện kể về số phận, cuộc đời đầy éo le, trắc trở của người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, thương yêu chồng con. Xong-phua lấy chồng nhưng người chồng thường ốm đau bệnh tật, một mình cô lo toan công việc. Khi anh Tái-mia tốt bụng xuất hiện, khát vọng, bản năng đánh thức cô nhưng cô không thể bỏ chồng đến với người đàn ông đó. Cuộc sống gia đình cứ thế trôi đi đến khi chồng chết, cô gục đầu vào anh Tái-mia, lúc này cô đã là người có tuổi, trải qua nhiều cay đắng.
Trong truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ, nhà văn cũng xây dựng cốt truyện theo trật tự thời gian. Chuyện được kể bởi nhân vật Chở Là Nhôn. Dưới con mắt trẻ thơ, cuộc sống, con người và những sự việc diễn ra trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của bản Đôn tuần tự hiện lên trong một năm học lớp vỡ lòng của cậu bé. Chuyện được bắt đầu từ việc cậu bé Chở Là Nhôn sung sướng biết tin được đi học và buổi học đầu tiên của những đứa trẻ miền núi. Sau đó, các sự kiện, sự việc nối tiếp nhau theo trật tự trên trục ngang thời gian gắn liền với hoạt động của các nhân vật ở bản Chiêng Đôn. Kết thúc tác phẩm là buổi học cuối cùng của lớp vỡ lòng bản Chiềng Yên. Cách kể theo dòng thời gian của câu chuyện giống như đời sống thường nhật. Cốt truyện có phần đơn giản song bằng sự am hiểu sâu sắc về cách nghĩ, cách làm, cách nói của người dân tộc thiểu số, La Quán Miên giúp người đọc khám phá nhiều điều về thiên nhiên, cuộc sống, con người và những giá trị văn hóa, lịch sử trên quê hương ông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kiểu cốt truyện theo trình tự thời gian như vậy, chúng ta cũng bắt gặp trong sáng tác của một số nhà văn dân tộc Thái khác như: Những bông ban tím, Gói
lương hưu, Chuyện ông Póm tếu ở Nà Cút, Cú điện bỏ ngỏ,…của Sa Phong
Ba; Má con bé Lai, Cửa hàng dược trong nghĩa trang, Cơn lốc đen,…của Cầm
Hùng; Xuống núi của Vi Hợi; Bốc vía của Kha Thị Thường .v.v…
Kiểu cốt truyện theo trình tự thời gian khiến cho truyện của La Quán Miên gần gũi với những truyện dân gian.