Lối kết thúc có hậu, theo quy luật nhân quả

Một phần của tài liệu Truyện và ký la quán miên (Trang 84)

8. Bố cục của luận văn

3.2.2.Lối kết thúc có hậu, theo quy luật nhân quả

Là người chịu ảnh hưởng của văn học dân gian, nhà văn La Quán Miên đã xây dựng cốt truyện theo lối kết thúc có hậu, quy luật nhân - quả thể hiện một triết lí: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Chúng ta có thể bắt gặp kiểu cốt truyện này trong một số truyện như: Người bán khỉ, Hổ báo thù, Vận may của người

thợ săn, Lão trộm lợn rừng, Ma suối, Tình yêu của hổ

Trong truyện Hổ báo thù, hệ thống sự kiện được nhà văn La Quán Miên trình bày theo trình tự nhân - quả:

Sự kiện 1: lão Xía-ki bắn con hổ mẹ và bắt hổ con về nhà (Nhân) Sự kiện 2: hổ mẹ đến bắt lợn, bò trong chuồng nhà lão Xía-ki. (Quả)

Sự kiện 3: người vợ khuyên thả hổ con về rừng nhưng lão vẫn một mực phải bắn được hổ mẹ. Một lần vào rừng, khi chưa kịp leo lên cây, hổ mẹ lao sát đến khiến lão ngã xuống đất (Nhân)

Sự kiện thứ 4: lão lăn ra ốm và chết. Lão chết vẫn bị hổ đào mộ (Quả) Trong truyện này, lão Xía-ki một tay súng khét tiếng, sống giàu có nhờ việc săn bắn cuối cùng cũng phải trả giá cho hành động tàn nhẫn với thiên nhiên bấy lâu nay. Chính hành động bắt hổ con về nhà là nguyên nhân dẫn đến việc hổ mẹ đến bắt lợn, bò, phá chuồng, quần nát vườn nhà lão. Không nghe lời khuyên của vợ, lão vẫn tiếp tục gây sự với thiên nhiên. Vào rừng lão gặp lại hổ mẹ và bị oai hổ nạt là nguyên nhân dẫn đến cái giá lão phải trả bằng chính mạng sống của mình. Đúng như qui luật ở đời: gieo gió gặt bão; ác giả ác báo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tương tự như vậy, trong truyện Người bán khỉ, hệ thống các sự kiện cũng được trình bày theo trình tự nhân - quả rành mạch: nhân vật “tôi” đi chợ chứng kiến một người đàn ông đang rao bán con khỉ. Không may con khỉ chạy thoát, leo lên ngọn cây, mặc mọi người khuyên ngăn, lão dùng nỏ bắn chính là nguyên nhân dẫn đến kết quả lão vấp phải cành cây, ngã trẹo chân. Đây là cái giá lão phải nhận khi không nghe lời khuyên của mọi người và cố tình gây sự với tự nhiên.

Cũng xây dựng cốt truyện theo quy luật nhân - quả, truyện Tình yêu của hổ có kết thúc trái ngược với hai truyện trên: trong một lần vào rừng cô Xáo- ngam đã cứu con hổ không may bị sập bẫy chính là nguyên nhân dẫn đến việc cả hai lần gặp lại cô trong rừng, con hổ đều tỏ lòng biết ơn đã cứu mình năm xưa. Chính vì vậy, một cô gái xinh đẹp, tốt bụng, nhà nghèo, chung thủy đã một lần bất hạnh trong hôn nhân cuối cùng cũng được hạnh phúc bên người mình yêu. Đây chính là cách kết thúc có hậu theo quy luật: ở hiền gặp lành.

Qua các truyện: Hổ báo thù,Người bán khỉ,Tình yêu của hổ ta thấy, các sự kiện được trình bày theo một trình tự rành mạch và kết thúc theo quy luật: khi con người tham lam, cố tình gây sự, phá vỡ mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên sẽ phải trả giá cho những hành động của mình; khi con người và thiên nhiên sống hòa hợp, nương tựa vào nhau sẽ có cuộc sống trở nên hài hòa, hạnh phúc.

Trong nhiều tác phẩm của các nhà văn dân tộc thiểu số cũng có kiểu kết thúc có hậu như vậy: Tháng năm biết nói, Dòng sông nước mắt, Lòng dạ đàn

…của Vi Hồng; Thằng Hoán, Cuộc báo thù cuối cùng, Những đám mây

hình người, Súc Hỷ…của Cao Duy Sơn; Chuyện trên bờ sông Hlinh của Y

Điêng v.v... Trong truyện Thằng Hoán (Cao Duy Sơn), hệ thống sự kiện của cốt truyện diễn biến theo quy luật nhân - quả: Hoán là một chàng trai có ngoại hình dị dạng. Hơn mười tám tuổi, Hoán chỉ có hình dạng như đứa trẻ lên mười. Nhưng Hoán là người cần cù, khéo léo, tốt bụng. Vì ngoại hình xấu xí, 40 tuổi Hoán mới lấy được vợ. Vợ anh là Làn Dì - người phụ nữ lẳng lơ, bị gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ruồng bỏ. Thị đồng ý lấy Hoán để có chốn nương thân. Chê chồng, thị ngoại tình và bỏ con cho Hoán để đi theo tay thợ cả. Bỏ đi khoảng ba bốn năm, Làn Dì trở về, bị đứa con từ chối và chấp nhận sự trừng phạt của lương tâm.

Môtíp “ở hiền gặp lành”, “kẻ gieo gió sẽ gặt bão” được thể hiện rất rõ trong truyện ngắn Sói mặt người của Cầm Hùng. Đó là Thảu Chương - một tên phản bội nhân dân, nham hiểm, độc ác cuối cùng cũng bị vạch mặt. Để che giấu tội ác, hắn định thủ tiêu Lả. Kế hoạch không thành, hắn lén lút đưa Lả đi phá thai. Được bầu vào ban quản trị và làm thủ kho lo liệu vật tư cho hợp tác xã, hắn tìm cách trục lợi cho bản thân. Sợ việc bại lộ, hắn đốt kho chứa thóc của hợp tác xã. Hắn đốt rừng lại vu khống cho người khác. Đằng sau vẻ bề ngoài lo lắng, sốt sắng cho công việc của bản là mưu đồ nham hiểm, chống phá chính quyền cách mạng. Cuối cùng, tội ác của hắn bị phơi bày trước nhân dân.

Có thể nói, xây dựng cốt truyện theo dòng sự kiện nhân - quả với kết thúc có hậu là sự kế thừa những ưu điểm của cốt truyện truyền thống của các cây bút văn xuôi người dân tộc thiểu số nói chung và nhà văn người Thái La Quán Miên nói riêng. Lối kết thúc có hậu khiến cho nhiều tác phẩm của La Quán Miên đậm chất nhân bản, hướng con người đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống; đồng thời giúp độc giả dễ theo dõi truyện, dễ nắm bắt nội dung và ý nghĩa của truyện; phù hợp với đối tượng độc giả miền núi.

Một phần của tài liệu Truyện và ký la quán miên (Trang 84)